Ấn, Trung nghi dàn xe thiết giáp dằn mặt nhau
Ấn Độ và Trung Quốc dường như đã triển khai nhiều xe tăng thiết giáp, đặt đối phương trong tầm bắn tại vùng Ladakh, theo ảnh mạng xã hội.
Hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc hôm 10/1 cho thấy nhiều xe thiết giáp của nước này và Ấn Độ xuất hiện dọc Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), biên giới chưa phân định rõ ràng giữa hai quốc gia. Vị trí và thời điểm chụp ảnh không được tiết lộ, nhưng dường như nó nằm tại đèo Rezang La thuộc vùng Ladakh.
Lực lượng Ấn Độ (xanh) và Trung Quốc (đỏ) nghi đối đầu nhau tại Rezang La. Ảnh: Twitter/detresfa .
Bức ảnh được chụp từ phía Ấn Độ, cho thấy nhiều xe chiến đấu bộ binh BMP-2 dàn hàng cùng một số lều bạt dã chiến. Chưa rõ loại khí tài của Trung Quốc, nhưng một số chuyên gia nhận định đó là xe tăng hạng nhẹ Type-15 mới được nước này triển khai diễn tập gần biên giới Ấn Độ hồi tháng 9/2020. Cả hai bên đều trong tầm bắn của nhau, nhưng ảnh chụp không cho thấy trạng thái chiến đấu của các xe thiết giáp.
Tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã kéo dài 7 thập kỷ, từng dẫn đến giao tranh ngắn năm 1962 trước khi lắng dịu. Tình hình leo thang trở lại sau các cuộc đụng độ dọc LAC hồi giữa năm ngoái với đỉnh điểm là vụ ẩu đả chết người hôm 15/6/2020.
Video đang HOT
Hai nước đã tổ chức một số vòng đàm phán nhưng đều thất bại trong việc rút bớt lực lượng quân sự hiện diện tại biên giới. Ấn Độ và Trung Quốc đều tăng cường lực lượng gần biên giới và đổ lỗi cho nhau về tình trạng bế tắc hiện nay. Bộ Ngoại giao Ấn Độ hôm 8/1 cho biết cả hai bên đã đồng ý tổ chức vòng đàm phán mới giữa các chỉ huy cấp cao.
Vị trí binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc đụng độ trong năm 2020. Đồ họa: Telegraph .
Trung Quốc triển khai hàng nghìn lính diễn tập gần Ấn Độ
Trung Quốc điều hàng nghìn lính dù diễn tập ở vùng cao nguyên tây bắc, cho biết lực lượng này có thể triển khai sát Ấn Độ trong vài giờ.
Hàng nghìn binh sĩ quân đội, xe thiết giáp và trang bị quân sự được huy động từ tỉnh Hồ Bắc, di chuyển bằng máy bay chở khách và phương tiện cơ giới đến khu vực bí mật ở cao nguyên tây bắc Trung Quốc hôm 6/6, theo đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV.
Truyền thông Trung Quốc cũng cho biết lực lượng lính dù tham gia diễn tập có thể hiện diện ở biên giới với Ấn Độ "chỉ trong vài giờ" sau khi có lệnh.
Tướng Mao Lei, chỉ huy lữ đoàn không quân tham gia diễn tập, cho biết quân đội Trung Quốc đã đạt bước đột phá đáng kể về quy mô và phương án cơ động lực lượng. "Sử dụng phương tiện vận tải dân dụng mở rộng đáng kể năng lực chuyển quân, cũng như tăng hiệu quả cơ động binh sĩ ở quy mô lớn", ông cho hay.
Ấn Độ chưa bình luận về hoạt động này.
Binh sĩ Trung Quốc lên máy bay đến cao nguyên tây bắc hôm 6/6. Ảnh: CCTV.
Thông tin về đợt diễn tập được công bố cùng ngày lãnh đạo quân đội hai nước gặp nhau trong một nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng ở biên giới. "Cuộc họp diễn ra trong bầu không khí thân mật và tích cực, hai bên đã nhất trí giải quyết hòa bình tình hình ở khu vực biên giới", thông cáo của Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho hay. New Delhi cho biết hai bên cũng nhất trí "tiếp tục các giao thiệp ngoại giao và quân sự để đảm bảo hòa bình" ở khu vực biên giới.
Ấn Độ và Trung Quốc có chung một trong những đường biên giới trên đất liền dài nhất thế giới, với các cuộc xung đột nổ ra liên tục kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu năm 1962.
Lực lượng biên phòng Trung Quốc và Ấn Độ hôm 9/5 ẩu đả ở khu vực hồ Pangong Tso tại biên giới khiến nhiều người bị thương. Đây là lần đầu tiên hai nước xảy ra căng thẳng tại biên giới kể từ sau cuộc đối đầu tại khu vực Doklam hồi năm 2017. Hai bên sau đó họp và thống nhất hạ nhiệt, tránh để căng thẳng leo thang, nhưng vẫn tiếp tục điều thêm quân đến khu vực và tình hình chưa có dấu hiệu lắng dịu.
Ấn Độ cáo buộc các lực lượng Trung Quốc xâm nhập lãnh thổ. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh nói rằng "một lượng đáng kể" quân đội Trung Quốc đã vượt Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) giữa hai nước. Trong khi đó, Bắc Kinh nói nước này "đang thực hiện tuần tra bình thường trên phần lãnh thổ Trung Quốc giáp LAC và tránh mọi hành động gây phức tạp".
LAC là ranh giới ngăn cách lãnh thổ do Ấn Độ kiểm soát với lãnh thổ do Trung Quốc kiểm soát được lập ra năm 1993. Tuy nhiên, hai bên chưa thống nhất phân định biên giới, khiến hàng loạt vụ đụng độ vẫn xảy ra dọc LAC trong nhiều năm qua.
Khu vục biên giới tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Đồ họa: NYT.
Lần gần nhất căng thẳng biên giới Trung - Ấn dâng cao là vào năm 2017, khi quân đội hai nước tập trung tại khu vực cao nguyên Doklam, một dải đất nằm ở ngã ba giữa Ấn Độ, Trung Quốc và Bhutan. Khu vực này không nằm trong lãnh thổ Ấn Độ, nhưng được xem là hành lang chiến lược đóng vai trò "huyết mạch" nối giữa Delhi với các bang phía đông bắc.
Bhutan cáo buộc Trung Quốc xây dựng một con đường bên trong lãnh thổ nước này, trong khi Bắc Kinh phủ nhận. Ấn Độ đã đưa quân hỗ trợ Bhutan, dẫn đến một cuộc đối đầu kéo dài nhiều tháng.
Tăng hạng nặng Trung Quốc lần đầu thực chiến Quân đội Nigeria triển khai xe tăng VT-4 và nhiều vũ khí Trung Quốc để truy quét phiến quân Boko Haram, đánh dấu lần thực chiến đầu tiên của chúng. Hãng tin ANNA News có trụ sở tại Nga hôm 10/1 cho biết quân đội Nigeria đã sử dụng xe tăng chủ lực VT-4, xe thiết giáp chống tăng ST-1 và pháo tự...