Ăn trộm được 600 triệu USD, hacker tuyên bố “Không quan tâm đến tiền, có thể trả lại một số token hoặc để nguyên chúng ở đây”
Không lâu sau khi vụ hack tiền mã hóa lớn nhất từ trước đến nay xảy ra, dấu vết của hacker đã bắt đầu được lần ra.
Thế giới tiền mã hóa vừa chứng kiến vụ hack lớn nhất từ trước đến nay khi giao thức Poly Network bị tấn công và lấy trộm khoảng 611 triệu USD tiền mã hóa. Ngoại trừ các đồng tiền stablecoin như USDC, hacker đã tìm được cách chuyển một phần lớn số tiền mã hóa bị trộm thành các khoản tiền khác.
Trong khi đó, Poly Network đang cố gắng thiết lập một kênh liên lạc bằng việc gửi đi các thông điệp đến địa chỉ ví điện tử của hacker, nhằm thuyết phục hacker đó hoàn trả lại một phần token bị lấy trộm.
” Lượng tiền bạn đã hack được đang là số tiền lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử DeFi. Lực lượng thực thi pháp luật ở bất cứ quốc gia nào cũng xem đây là loại hình tội phạm kinh tế nghiêm trọng và bạn sẽ bị truy đuổi. Thật không khôn ngoan nếu bạn thực hiện thêm bất kỳ một giao dịch nào nữa. Số tiền mà bạn ăn trộm là từ hàng chục nghìn thành viên của cộng đồng, vì vậy cũng là tất cả mọi người .”
Giữa lúc vô vọng về việc thu hồi lại số tiền khổng lồ bị mất, hãng bảo mật blockchain SlowMist cho biết, họ đã truy ngược ra được danh tính của kẻ tấn công. Hãng này cho biết, họ đã tìm ra được địa chỉ email, thông tin IP và dấu vân tay của thiết bị. Hãng này cho biết, nguồn tiền ban đầu của kẻ tấn công là XMR, nhưng giờ đây nó đã được chuyển thành BNB, ETH và MATIC cùng nhiều token khác để hỗ trợ cho cuộc tấn công.
CTO của SlowMist, còn được biết đến với biệt danh Blue cho biết: ” Chúng tôi đã nói với PolyNetwork và O3 rằng chúng tôi có một số thông tin về kẻ tấn công, nếu họ cần, chúng tôi có thể chia sẻ chúng với họ .”
Video đang HOT
Các chuyên gia tiền mã hóa khác cũng nhận thấy một số ví điện tử của hacker xuất hiện nhiều hoạt động DeFi. Họ chỉ ra rằng, các ví này có rất nhiều tương tác với các sàn giao dịch tập trung, bao gồm FTX, Binance và OKEx, nơi các hacker có thể qua mặt được các biện pháp xác thực danh tính.
Dường như cũng đánh hơi được việc mình sắp bị lộ, sau đó kẻ tấn công cũng gửi đi thông điệp thông qua một giao dịch từ một trong các ví chứa token ăn trộm của mình tới cùng ví đó.
” NÓ ĐÃ CÓ THỂ LÀ VỤ HACK TỶ USD NẾU TÔI LẤY CHỖ SHITCOIN CÒN LẠI! KHÔNG PHẢI TÔI VỪA CỨU VỚT DỰ ÁN NÀY SAO? KHÔNG QUAN TÂM ĐẾN TIỀN, ĐANG CÂN NHẮC CHUYỂN TRẢ LẠI MỘT SỐ TOKEN HOẶC ĐỂ CHÚNG Ở LẠI ĐÂY “.
Hoạ sĩ Việt Nam kiếm nửa tỷ đồng từ một bức tranh NFT
Hoạ sĩ Xèo Chu, 14 tuổi, vừa bán đấu giá thành công bức tranh NFT đầu tiên trên nền tảng Binance với giá 22.899 USD (527 triệu đồng).
Ngày 6/8, bức tranh NFT đầu tay tên Hoa mai may mắn của Xèo Chu được đấu giá thành công trên sàn giao dịch Binance NFT với giá quy đổi gần 23 nghìn USD. Theo đại diện Binance, đây là bức tranh có giá cao nhất đến từ Việt Nam trên sàn NFT này.
Tác phẩm Hoa mai may mắn của Xèo Chu được trả giá gần 23 nghìn USD trên sàn Binance NFT hôm 6/8.
Chia sẻ về tác phẩm nghệ thuật số đầu tay được đấu giá thành công, Xèo Chu nói: "Không gian NFT là một thế giới hoàn toàn mới. Tôi vô cùng hào hứng khi thấy tác phẩm nghệ thuật của mình vượt ra ngoài ranh giới vật lý thông thường để tiếp cận những người yêu mến". Toàn bộ số tiền đấu giá được từ bức tranh NFT đầu tay sẽ được Xèo Chu dùng cho mục đích từ thiện.
Hoa mai may mắn là tác phẩm đầu tiên của Xèo Chu trong năm 2021. Hoạ sĩ nhí mất khoảng hai tháng để hoàn tất bức tranh. Tác phẩm được lấy cảm hứng trong những ngày đầu xuân khi cây mai của gia đình bất ngờ nở hai lần trong năm. Theo quan niệm của mọi người, đây là cây mai may mắn, báo hiệu nhiều điều mới mẻ, thành công sẽ đến với con trẻ trong nhà. Gia đình Xèo Chu muốn mua lại cây mai từ chủ vườn cho thuê. Tuy nhiên, người này nhất quyết không chịu bán lại. Vì vậy Xèo Chu đã quyết định vẽ lại bức tranh Hoa mai may mắn để làm kỷ niệm.
Xèo Chu tên thật là Phó Vạn An, sinh năm 2007. Theo Reuters, Chu có thể được so sánh với danh họa người Mỹ Jackson Pollock, một tên tuổi trong trường phái trừu tượng thập niên 1940 - 1950.
Để đưa tác phẩm Hoa mai may mắn lên Binance NFT, Xèo Chu phải trải qua quá trình thẩm định từ đội ngũ quản lý của sàn về danh tính tác giả, quyền sở hữu và nguồn gốc minh bạch của tác phẩm. Sau đó bức tranh được chuyển sang dạng định dạng kỹ thuật số (Digital) và đưa lên sàn đấu giá.
Khi lên sàn Binance NFT, tác phẩm của Xèo Chu có giá khởi điểm 5.000 USD. Kết thúc 24 giờ, tác phẩm được mua với giá 22.899 USD. Người mua sẽ sở hữu tác phẩm Hoa mai may mắn dưới dạng kỹ thuật số. Tính độc nhất, không thể sao chép của tác phẩm được được xác thực bằng công nghệ blockchain, có chữ ký số của người sở hữu. Những người mua tiếp theo có thể truy nguyên tác giả sở hữu mà không cần đơn vị trung gian hay nhà đấu giá nào đứng ra xác tín. Đây là tính năng đặc biệt nhất tạo nên giá trị riêng các tác phẩm NFT.
Mẹ của Xèo Chu cho biết, ở thị trường thực, giá bức tranh có thể cao gấp ba lần. Tuy nhiên, bà rất bất ngờ khi tác phẩm NFT được đấu giá gần 23.000 USD, vì người mua chỉ sở hữu bức tranh dưới dạng kỹ thuật số, tác phẩm hiện hữu vẫn ở Việt Nam.
Bà Lynn Hoàng, đại diện sàn Binance NFT, giải thích: "Nghệ thuật kỹ thuật số từ lâu bị xem nhẹ là do hầu hết đều miễn phí. Để giúp các nghệ sĩ tạo ra giá trị tài chính cho tác phẩm, NFT bổ sung thêm chữ ký số dưới dạng token không thể sao chép, không thể thay thế". Bà Lynn đánh giá tác phẩm nghệ thuật của Xèo Chu được đấu giá khá cao, vì đây là tác phẩm vẽ tay, nhưng người mua chỉ nhận về bản Digital.
Đại diện Binance NFT cho biết bức tranh vẽ tay vẫn thuộc về Xèo Chu. Trong phần mô tả tác phẩm khi đấu giá NFT, tác giả không đề cập đến thông tin sẽ gửi kèm tác phẩm nghệ thuật dạng vật lý. Do đó, Xèo Chu vẫn có thể triển lãm hoặc tặng bức tranh vẽ tay của mình. "Người mua mua quyền sở hữu bức tranh kỹ thuật số. Việc người mua có sở hữu thêm tác phẩm vật lý bên cạnh tác phẩm NFT hay không tuỳ thuộc vào người bán. Nếu họ chỉ bán tác phẩm dạng kỹ thuật số và người mua đồng ý, tác phẩm dạng vật lý vẫn thuộc về người nghệ sĩ. Nhiều nhà sưu tầm các tác phẩn NFT không cần tác phẩm vật lý", bà Lynn Hoàng nói.
Trước Xèo Chu, Việt Nam từng có 2 nghệ sĩ tham gia triển lãm tranh trên sàn Binance NFT là Phong Lương và Tú Na. Trong triển lãm của mình trên sàn NFT, Tú Na thu về hơn 31.000 USD (quy đổi), bức tranh có giá cao nhất lên đến hơn 5.000 USD. Trong khi đó, Phong Lương thu về gần 7.000 USD. Bức tranh có giá cao nhất của nghệ sĩ này trên sàn NFT là 3.000 USD. Theo thống kê của Binance, hiện nay, Xèo Chu, Tú Na, Phong Lương đều nằm trong số Top 50 nghệ sĩ có doanh thu cao nhất trên sàn NFT.
NFT - viết tắt của Non-Fungible Token - thuật ngữ chỉ một tài sản số sử dụng công nghệ blockchain. Token NFT có thể được tìm thấy ở nhiều nền tảng blockchain khác nhau. Hiện nay chúng chủ yếu được tạo ra và sử dụng trên blockchain của Ethereum. Lợi thế của NFT là tính đa dạng. Mọi lĩnh vực từ âm nhạc, hội hoạ, cây cảnh... đều có thể gắn một token NFT để định danh. Khả năng sử dụng NFT nằm ở việc sở hữu độc quyền khiến món hàng trở thành thứ duy nhất mà chỉ có người mua NFT mới có quyền sở hữu đối với vật phẩm gốc. Ngoài ra, giá trị của NFT là tính vĩnh cửu. NFT không thể phá hủy và có thể xác minh nguồn gốc do được xây dựng trên nền tảng blockchain.
Theo đại diện Binance, sáng tác tác phẩm nghệ thuật NFT đang trở thành xu hướng toàn cầu của giới nghệ sĩ. Gần đây nhất, tác phẩm NFT tên Everydays - The First 5000 Days được bán với giá kỷ lục 69,3 triệu USD.
Hacker vụ Bkav chọn giao dịch bằng loại coin không thể truy vết Mã nguồn phần mềm và nhiều dữ liệu của Bkav bị hacker rao bán với giá 290.000 USD. Tài khoản này yêu cầu người mua giao dịch bằng đồng Moreno để không bị lộ danh tính. Ngày 10/8, người dùng "chunxong" công khai giá bán 290.000 USD cho những dữ liệu người này hack được từ Bkav. Đồng thời, tài khoản này cũng...