“Ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương” nỗi khổ chỉ sinh viên ngành Y mới hiểu
Những giấc ngủ ngắn là điều mà các sinh viên ngành Y quá quen thuộc trong những lần đi thực tập của mình tại các bệnh viện. Thậm chí, họ còn truyền tai nhau rằng chỉ cần được chợp mắt 5 phút thôi là đủ hạnh phúc lắm rồi.
Như đã biết, ngành Y cũng là 1 trong những ngành học khó nhất, điểm đầu vào bao giờ cũng thuộc top cao nhất trong các trường dù ở Việt Nam hay trên thế giới. Những sinh viên của ngành học này thường xuyên phải tiếp bệnh nhân và thời gian ngủ của họ là rất quý giá.
Mới đây, câu chuyện và những hình ảnh của một sinh viên Y khoa được chia sẻ trên một diễn đàn dưới đây thêm một lần cho chúng ta thấy được nỗi vất vả các sinh viên thực tập gian nan đến mức nào.
Ngay sau khi câu chuyện và những hình ảnh về những tư thế ngủ bá đạo của sinh viên ngành Y được đăng tải, dân mạng đã đưa ra rất nhiều ý kiến. Đa phần đều thông cảm rằng, các bạn sinh viên này quả là vất vả đến giấc ngủ thôi với họ cũng là thứ quá xa xỉ.
Video đang HOT
Cũng là 1 sinh viên ngành Y, bạn Kim Huệ chia sẻ: “Thực sự học Y rất mệt, sáng đi học, chiều đi học, tối đi trực nguyên đêm, hết ngày! Ban đêm mọi người chăn ấm nệm êm thì mình ngủ vật vờ chỗ trực, hết gầm bàn đến gầm ghế, thậm chí ngay dưới sàn nhà lạnh lẽo. Ngày lễ, Tết cũng thế, ai ai cũng đi chơi với người yêu, quây quần bên gia đình còn mình vẫn phải đi trực.”
Bạn Thu Thảo, 1 sinh viên ngành Dược cũng cho biết: “Đừng nghĩ chỉ có ngành Y mới vất vả, học ngành Dược cũng khổ chẳng kém. Chia tay người yêu chỉ vì nhỡ đăng ký học ngành này.”
Trong ca trực, hầu như các sinh viên Y khoa họ chỉ mong có chỗ ngả lưng. Dù không phải là bác sĩ, y tá chính thức nhưng các bạn vẫn phải tập làm quen với công việc tại bệnh viện, nhà thuốc từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Ca trực trung bình thường có 4-6 sinh viên, trước 24h là cả team cùng trực còn sau đó chia nhau để tranh thủ chợp mắt. Đây là điều mà nhiều bạn đã chia sẻ.
Học Y mệt là thế nhưng cũng rất vui, được trải nghiệm tất tần tật những thứ ở bệnh viện mà không phải ai cũng có cơ hội.
Càng vất vả, các sinh viên càng thấm thía và càng cố gắng, vì họ hiểu công việc của mình sau này là cứu người, giúp người nên việc học hành, thực tập phải thực sự nghiêm túc.
Theo khoeplus24h.vn
Ngủ trưa như thế nào để tốt cho sức khỏe
Giấc ngủ trưa nên ít hơn một giờ, không nên ăn quá no và ăn dầu mỡ trước lúc ngủ.
Sau bữa ăn trưa, thời gian cơ thể cần nghỉ ngơi và cảm thấy buồn ngủ nhất là khoảng 13-15h. Đừng cố kháng cự nhu cầu tự nhiên của cơ thể mà hãy dành 30-45 phút cho một giấc ngủ ngắn.
Theo các chuyên gia, giấc ngủ ngắn vào buổi trưa giúp cơ thể tỉnh táo, phục hồi và tăng năng suất làm việc vào buổi chiều. Người ít khi chợp mắt buổi trưa sẽ có cảm giác lâng lâng, buồn ngủ và mệt mỏi vào thời gian còn lại trong ngày.
Trên thực tế, giấc ngủ trưa mang lại lợi ích tương tự những gì ta cảm nhận được sau khi uống cà phê, trà hay các chất kích thích khác. Điểm đặc biệt là nó không có phản ứng phụ, không khiến cơ thể phụ thuộc vào caffein và bạn không bị rối loạn giấc ngủ về đêm.
Ngủ trưa giúp cơ thể giảm căng thẳng, làn da tươi tắn và tăng sức đề kháng để tránh cảm cúm thời điểm giao mùa. Giấc ngủ ngắn còn làm cho các giác quan tinh nhạy, tăng khả năng sáng tạo nhờ cơ thể được thư giãn và phục hồi.
Thức dậy sau giấc ngủ trưa, cơ thể có thể hơi choáng nhẹ vì trạng thái phải rời khỏi giấc ngủ. Do đó giấc ngủ trưa không nên kéo dài lâu hơn một giờ. Bởi lúc này cơ thể đã rơi vào trạng thái ngủ sâu sẽ rất khó để tỉnh táo sau đó.
Hãy giữ cho cơ thể thư giãn, nhịp thở đều đặn. Bạn không nhất thiết nằm thẳng người mà có thể tựa lưng vào ghế, ngả người ra sau ở tư thế thoải mái để chợp mắt. Tắt đèn hay dùng miếng che mắt để giấc ngủ đến nhanh và chất lượng hơn. Nếu có thể nên đắp một lớp chăn mỏng để tránh lạnh vì lúc ngủ quá trình trao đổi chất chậm lại khiến nhiệt độ cơ thể giảm nhẹ.
Theo BoldSky
Nhìn số thời gian ngủ cho bé theo từng độ tuổi được khuyến cáo dưới đây, hẳn nhiều mẹ sẽ giật mình vì con đang thiếu ngủ trầm trọng Khi ngủ đủ giấc, sự phát triển thể chất và thần kinh nhanh chóng ở trẻ sẽ được hỗ trợ hiệu quả. Do đó, nắm được thời gian ngủ cho bé theo từng độ tuổi sẽ giúp bố mẹ cho con đi ngủ đúng giờ giấc hơn. Chẳng ai thích một đứa trẻ hay quạu cọ, gắt gỏng - cho dù đó là...