An toàn thực phẩm: Ngộ độc tại trường học Nhật Bản, nghi do dùng sữa của Morinaga
Một vụ ngộ độc đã xảy ra tại một trường học ở thành phố Sendai, thủ phủ tỉnh Miyagi (Đông Bắc Nhật Bản), khiến hơn 600 học sinh và nhiều người khác tại trường bị ảnh hưởng sức khỏe.
Công ty Morinaga cho biết hiện không phát hiện bất cứ vấn đề nào về an toàn thực phẩm trong sản phẩm mà các trường trả lại. Ảnh: Kyodo
Hãng tin Kyodo cho biết vụ việc xảy ra sau bữa trưa ngày 25/4 tại trường học nói trên và loại sữa được đề cập do công ty Morinaga cung cấp. Ban giám hiệu nhà trường cho biết 337 học sinh đã bị đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa sau khi uống sữa, nhưng không trường hợp nào có diễn biến nghiêm trọng.
Theo công ty Morinaga, các sản phẩm sữa nói trên do cơ sở sản xuất của nhà máy Tohoku Morinaga Milk Industry – công ty con của Morinaga – tại thành phố Sendai sản xuất và cung cấp cho 258 trường tiểu học và trung học cơ sở tại 12 thành phố và thị trấn trong tỉnh.
Video đang HOT
Sữa được sản xuất vào ngày 24/4/2024 và có hạn sử dụng tốt nhất trước ngày 3/5/2024. Lô sữa này hiện đã được dừng lưu hành để phục vụ công tác điều tra.
Công ty Morinaga cho biết hiện không phát hiện bất cứ vấn đề nào về an toàn thực phẩm trong sản phẩm mà các trường trả lại, cũng như trong mẫu lưu kiểm tra. Công ty đã gửi lời xin lỗi tới khách hàng về sự cố này, đồng thời cam kết sẽ điều tra nguyên nhân vụ việc.
Cảnh báo nguy cơ xảy ra dịch cúm gia cầm nghiêm trọng gấp 100 lần COVID-19
Tờ New York Post số ra ngày 4/4 dẫn báo cáo của các chuyên gia cảnh báo khả năng xảy ra đại dịch cúm gia cầm có thể tồi tệ gấp 100 lần so với dịch COVID-19, sau khi xuất hiện trường hợp mắc cúm gia cầm ở người tại bang Texas (Mỹ).
Một trang trại gà tại Verona, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN
Kể từ khi một chủng cúm mới được phát hiện vào năm 2020, dịch cúm gia cầm H5N1 đã lây lan nhanh và ảnh hưởng đến những loài chim hoang dã ở tất cả các bang của Mỹ, cũng như ở các trại chăn nuôi gia cầm thương mại và đàn gia cầm nuôi tại nhà. Tuy nhiên, gần đây đã phát hiện các trường hợp nhiễm virus này ở động vật có vú, cụ thể là trong các đàn gia súc tại 4 bang. Ngày 1/4, các quan chức y tế liên bang Mỹ đã ghi nhận một người nuôi bò sữa ở bang Texas nhiễm virus H5N1.
Tại một hội thảo mới đây về vấn đề này, chuyên gia nghiên cứu cúm gia cầm ở Pittsburgh, ông Suresh Kuchipudi nhấn mạnh "nguy cơ lớn xảy ra đại dịch cúm gia cầm H5N1".
Ông Kuchipudi lưu ý rằng virus H5N1 đã được phát hiện ở nhiều loài trên khắp thế giới và đã có biểu hiện có thể lây nhiễm sang nhiều loài vật chủ là động vật có vú, bao gồm cả con người. Theo chuyên gia này, đây là loại virus đe dọa gây ra đại dịch nhất và "nguy cơ này đang ngày một rõ rệt và trên quy mô trên toàn cầu".
Người tổ chức hội thảo trên, ông John Fulton, đồng thời là người sáng lập công ty dược phẩm BioNiagara có trụ sở tại Canada, cũng bày tỏ lo ngại rằng đại dịch H5N1 "có thể tồi tệ gấp 100 lần so với COVID-19".
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 52% số ca nhiễm H5N1 kể từ năm 2003 đã tử vong. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong ở số người nhiễm COVID-19 hiện chỉ là 0,1%, dù tại thời điểm bùng phát đại dịch, tỷ lệ tử vong là khoảng 20%.
Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết hiện chưa có biến thể nào của H5N1 dễ lây hơn sang người. Tuyên bố cuối tuần qua của bộ trên nêu rõ: "Dù trường hợp lây nhiễm ở người sau khi tiếp xúc trực tiếp với động vật bị nhiễm bệnh có thể xảy ra, nhưng nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng vẫn thấp".
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ, bà Mandy Cohen, cho biết chính phủ đang theo dõi tình hình này một cách rất nghiêm túc. Bà khẳng định virus H5N1 không gây ra mối đe dọa đáng kể cho người, đồng thời cho biết thêm rằng ca nhiễm ở Texas đã tiếp xúc trực tiếp với gia súc mắc bệnh. Mặc dù vậy, bà Cohen lưu ý rằng trên thực tế, việc virus cúm gia cầm lây nhiễm sang gia súc cho thấy virus đang bắt đầu biến đổi.
Cơ quan An toàn Thực phẩm (FSA) cho biết: "Nếu virus H5N1 có khả năng lây lan giữa người với người, thì việc lây nhiễm trên quy mô lớn hoàn toàn có thể xảy ra vì chưa có miễn dịch với chủng virus H5 ở người".
Nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan, Mỹ đã thử nghiệm và đã bào chế được 2 loại vaccine được cho là ứng cử viên phù hợp để phòng ngừa H5N1.
Pháp yêu cầu giám sát các địa điểm khai thác nước khoáng của Nestle ANSES đã kêu gọi thiết lập một kế hoạch giám sát tăng cường để tiến hành các 'biện pháp hóa học và vi sinh đáng tin cậy' tại những địa điểm khai thác nước khoáng của Nestle. Trụ sở Nestle tại Vevey, Thụy Sĩ. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 4/4, Cơ quan giám sát vệ sinh, an toàn thực phẩm, môi trường và lao động...