An toàn thực phẩm cuối năm 2018: Siết chặt để “vượt rào”
Trong bối cảnh các nước dựng lên nhiều hàng rào kỹ thuật, trong đó chú trọng nhất đến vấn đề an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) thì việc ngành chức năng, các doanh nghiệp và nông dân cần làm lúc này là: Sản xuất an toàn.
Hàng rào kỹ thuật: Mềm nhưng khó vượt
Với việc Việt Nam tham gia ký kết rất nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) cả song phương và đa phương, những hàng rào về thuế quan hầu như được bãi bỏ. Trong bối cảnh này, vì nhiều lý do, có cả tham vọng bảo hộ sản phẩm trong nước, nhiều nước đã tăng cường lập hàng rào kỹ thuật, trong đó có yêu cầu về ngưỡng tồn dư tối đa (MRL) đối với nông sản xuất khẩu. Nếu không đáp ứng được các yêu cầu này, sẽ là một cản trở lớn cho nông sản Việt ra thị trường quốc tế.
Cần hướng đến sản xuất theo chuỗi để truy xuất được nguồn gốc, đảm bảo an toàn. Ảnh: T.L
Đơn cử như tại thị trường châu Âu, chỉ tính riêng trong năm 2017, có đến 90 trường hợp hàng hóa nông sản, thực phẩm Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này bị cảnh báo hoặc trả hàng về do các vi phạm liên quan đến an toàn thực phẩm. Từ đầu năm đến nay đã có hơn 40 trường hợp bị cảnh báo và từ chối cho phép nhập khẩu. Việt Nam cũng nằm trong nhóm các nước có số trường hợp bị cảnh báo và trả hàng về từ châu Âu nhiều nhất.
Theo các chuyên gia, phần lớn các đơn hàng bị trả về do vi phạm liên quan đến vượt ngưỡng hàm lượng tồn dư tối đa thuốc BVTV trong nông sản, thực phẩm (MRL). Trong đó, MRL (mg/kg) là hàm lượng tối đa của một tồn dư thuốc BVTV trong thực phẩm do Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm Codex quốc tế (CXL) hoặc Cơ quan quản lý tại quốc gia (MRL) quy định.
Sản xuất vì người Việt
Video đang HOT
Theo ông Jeroen Pasman – Trưởng phòng Kinh doanh xuất khẩu Công ty The Fruit Republic, thách thức lớn nhất hiện nay của Việt Nam là nông dân sử dụng thuốc BVTV thế nào để đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.
“Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, đây là điều kiện tốt để tự do thông thương, trao đổi hàng hóa, tuy nhiên vẫn còn nhiều hàng rào kỹ thuật khác mà Việt Nam cần phải đàm phán để tháo gỡ, điển hình như chuối chưa xuất khẩu được sang Philippines, dừa chưa sang được Trung Quốc hay nhiều rau, quả chưa sang được Nhật Bản vì các quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật” – ông Jeroen Pasman nói.
Cũng theo ông Jeroen, để đảm bảo các yêu cầu của từng thị trường nhập khẩu, The Fruit Republic đã đứng ra ký hợp đồng với các nông hộ nhỏ, cùng họ sản xuất trên đồng ruộng, hướng dẫn họ sử dụng đúng thuốc BVTV, quản lý chặt các dư lượng, liều lượng để đảm bảo yêu cầu của thị trường nhập khẩu.
Ông Nguyễn Xuân Hồng -nguyên Cục trưởng Cục BVTV, nông sản Việt Nam xuất khẩu đang phải chịu hai hàng rào kỹ thuật quan trọng nhất là an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật.
Riêng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, trong quá trình sản xuất, hầu hết các nước đều phải sử dụng hóa chất, thuốc BVTV, phân bón. Tuy nhiên, nếu đáp ứng được quy định về mức dư lượng tối đa cho phép thì vẫn đảm bảo xuất khẩu tốt.
Để đáp ứng tốt các yêu cầu của nước nhập khẩu, ngành chức năng cần có quy trình hướng dẫn từng nhóm nông dân một cách cụ thể, hỗ trợ họ sản xuất để đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh của nông sản Việt, chứ không chỉ bó hẹp trong phạm vi 180 quốc gia và vùng lãnh thổ hiện nay. “Cần mở rộng hơn nữa xuất khẩu nhưng không được quên xây dựng nền sản xuất để an toàn, đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm sạch, đủ dinh dưỡng cho chính người dân ” – ông Hee Tan nói.
Ông Vương Trường Giang-Trưởng phòng An toàn thực phẩm và Môi trường, Cục BVTV (Bộ NNPTNT) cũng cho biết, việc quản lý an toàn thực phẩm đang xây dựng theo chuỗi để đảm bảo truy xuất được nguồn gốc – một yêu cầu vô cùng quan trọng của các thị trường nhập khẩu.
Hàng năm, Cục BVTV nhận được nhiều cảnh báo của các nước có liên quan đến dư lượng thuốc BVTV trên rau quả. Cục đã phổ biến lại cho cơ sở xuất khẩu, để khắc phục, trong đó vấn đề đảm bảo truy xuất nguồn gốc phải được ưu tiên hàng đầu.
Theo Danviet
Hàng rào kỹ thuật ngăn dừa sang Trung Quốc, chuối sang Philippines
Ông Jeroen Pasman, Trưởng phòng Kinh doanh xuất khẩu - Công ty The Fruit Republic (quận 7, TP.Hồ Chí Minh), cho biết, trong quá trình ký kết các hiệp định thương mại tự do, Việt Nam cần đẩy mạnh đàm phán để gỡ bỏ các hàng rào kỹ thuật mà các nước dựng lên để nông sản có thể vào được nhiều thị trường hơn nữa.
Hàng rào kỹ thuật: Mềm nhưng khó vượt
Chia sẻ tại hội thảo: "Nâng cao năng lực xuất khẩu và an toàn thực phẩm nông sản Việt Nam: Vai trò của quản lý hóa chất nông nghiệp" do Bộ NNPTNT phối hợp với Crop Life Việt Nam tổ chức, ông Jeroen Pasman, thực tế hiện nay chuối chưa xuất khẩu được sang Philippines, dừa chưa sang được Trung Quốc hay nhiều rau quả chưa sang được Nhật Bản là vì các quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật được dựng lên.
Có một xu hướng chung là, trong khi các hàng rào thuế quan đang dần được bãi bỏ thì nhiều nước tăng cường lập hàng rào kỹ thuật, trong đó có các yêu cầu về ngưỡng tồn dư tối đa (MRL) đối với nông sản xuất khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước. Những yêu cầu này nếu không được hiểu và chấp hành đúng sẽ là cản trở lớn cho nông sản Việt ra thị trường quốc tế.
Tồn dư thuốc bảo vệ thực vật đang cản đường nhiều nông sản xuất khẩu. Ảnh: I.T
Theo đánh giá của Bộ NNPTNT, trong 10 năm qua, nông nghiệp Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng mạnh và khá toàn diện, chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện hơn. Hiện, xuất khẩu nông sản Việt Nam đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á và thứ 15 thế giới. Đã có 10 nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD/năm trở lên, riêng 5 mặt hàng gồm tôm, trái cây, hạt điều, cà phê và đồ gỗ đạt kim ngạch 3 tỷ USD/năm.
Kết quả thống kê là vậy nhưng trên thực tế, nông sản Việt Nam vẫn đang hàng ngày đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó, rào cản lớn nhất vẫn là các tiêu chuẩn về chất lượng, mức độ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong nông sản khi xuất khẩu vào các thị trường lớn.
Chỉ tính riêng thị trường châu Âu, trong năm 2017, có đến 90 trường hợp hàng hóa nông sản, thực phẩm Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này bị cảnh báo hoặc trả hàng về do các vi phạm liên quan đến an toàn thực phẩm. Từ đầu năm đến nay đã có hơn 40 trường hợp bị cảnh báo và từ chối cho phép nhập khẩu. Việt Nam cũng nằm trong nhóm các nước có số trường hợp bị cảnh báo và trả hàng về từ châu Âu nhiều nhất.
Theo các chuyên gia, phần lớn các đơn hàng bị trả về do các vi phạm liên quan đến vượt ngưỡng hàm lượng tồn dư tối đa thuốc BVTV trong nông sản, thực phẩm (MRL). Trong đó, MRL (mg/kg) là hàm lượng tối đa của một tồn dư thuốc BVTV trong thực phẩm do Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm Codex quốc tế (CXL) hoặc Cơ quan quản lý tại quốc gia (MRL) quy định.
Cần sử dụng dụng thuốc BVTV đúng
Theo ông Jeroen Pasman, Trưởng phòng kinh doanh xuất khẩu Công ty The Fruit Republic, thách thức lớn nhất hiện nay của Việt Nam là nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thế nào để đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Vì vậy, ngành chức năng cùng các doanh nghiệp phải xây dựng được các quy chuẩn phù hợp cho Việt Nam.
"Việt Nam đã có nhiều hiệp định thương mại tự do, đây là điều kiện tốt để tự do thông thương, trao đổi hàng hóa, tuy nhiên vẫn còn nhiều hàng rào kỹ thuật khác mà Việt Nam còn phải đàm phán" - ông Pasman nói.
Ông Nguyễn Xuân Hồng, nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, nông sản Việt Nam xuất khẩu đang phải chịu 2 hàng rào kỹ thuật quan trọng nhất là an toàn thực phẩm và kiểm địch động thực vật. Đối với an toàn thực phẩm, hóa chất rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Hầu hết các nước đều phải sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón nhưng nếu đáp ứng được quy định về mức dư lượng tối đa cho phép thì vẫn đảm bảo xuất khẩu.
"Giải pháp là sản xuất theo hướng thực hành nông nghiệp tốt và theo chuỗi, người sản xuất phải hiểu được các quy định của các nước nhập khẩu nông sản và người tiêu dùng. Tổ chức sản xuất là khâu quan trọng nhất, vì vậy cần tăng cường liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ quan quản lý trên cơ sở tổ chức sản xuất theo chuỗi" - ông Hồng khẳng định.
Trong khi đó, ông Siang Hee Tan, Giám đốc điều hành Crop Life Asia cho rằng, nông hộ còn cần sự chuẩn bị tốt hơn. Và chính sách phù hợp của Bộ NNPTNT có thể giúp đảm bảo tất cả nông dân có đóng góp toàn diện vào tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp.
Theo ông Siang Hee Tan, vấn đề là làm thế nào để tiếp tục đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh của Việt Nam vì tiềm năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam còn lớn hơn nữa chứ không chỉ trong phạm vi 180 quốc gia, cần mở rộng hơn nữa XK nhưng không được quên phải cung cấp lương thực an toàn cho chính người dân Việt Nam.
Theo Danviet
Cục trưởng Cục BVTV: Tôi bị nhiều doanh nghiệp dọa, tố cáo Loại bỏ trên 1.000 sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), dẹp 29 phòng kiểm nghiệm phân bón và tới cũng sẽ loại bỏ hơn 1.000 sản phẩm phân bón, loại bỏ hàng trăm hồ sơ đề nghị đăng ký sản phẩm mới... Đó là những việc mà Cục Bảo vệ thực vật- đơn vị được Bộ Nông nghiệp và PTNT giao...