An toàn thông tin: Phòng chống tốt hơn xử lý sự đã rồi!
Với An toàn thông tin, việc đầu tư cho các giải pháp phòng chống sẽ tốt hơn nhiều so với việc giải quyết, xử lý sự cố an toàn thông tin sau khi đã xảy ra…
Ngày 29/11/2019 vừa qua, Fortinet, công ty chuyên về các giải pháp an ninh mạng được tích hợp và tự động hóa trên phạm vi rộng đã tham gia Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2019 – một diễn đàn quan trọng cấp quốc gia được đánh giá là sự kiện nổi bật nhất về an toàn, an ninh mạng trong năm 2019 tại Việt Nam. Đây là sự kiện thường niên lần thứ 12 do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam chủ trì, phối hợp với Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) và Bộ Tư lệnh 86 ( Bộ Quốc phòng) tổ chức, dưới sự bảo trợ của Bộ TT&TT.
Tham gia vào phiên tọa đàm: “Giải pháp nâng cao năng lực an toàn thông tin của Việt Nam: Chính sách, Công nghệ và Kinh nghiệm Quốc tế”, dưới sự chủ trì của đại diện Bộ TT&TT, Cục Trưởng Cục ATTT, cùng các lãnh đạo của VNPT, Viettel, FPT, CMC và McAfee, Fortinet đã có những khuyến nghị về việc hoạch định và quy hoạch về An toàn thông tin một cách tổng thể, đầu tư nhiều hơn vào vấn đề nhận thức an toàn thông tin và đặc biệt là nâng cao tính chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ về tình hình và dự đoán về an ninh, an toàn thông tin.
Chuyên gia tư vấn bảo mật đến từ Fortinet chia sẻ thông tin tại Hội thảo
Đại diện Fortinet bày tỏ sự sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam thông qua khả năng, chuyên môn của mình, như “ Threat Intelligence”: chia sẻ các thông tin và dự báo về an ninh mạng, hay đào tạo nâng cao nhận thức an toàn thông tin thông qua các chương trình Network Security Academy. Theo Fortinet, nhận thức về an toàn thông tin ở Việt Nam trong những năm gần đây đã được cải thiện rõ rệt thông qua các chính sách, chương trình hỗ trợ từ chính phủ, các hiệp hội an toàn thông tin như VNISA, cũng như các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Việc chính phủ xây dựng hành lang pháp lý, các chương trình khuyến khích đã góp phần cải thiện được chỉ số an toàn thông tin. Tuy nhiên, đầu tư cho an toàn thông tin, cả về giải pháp kĩ thuật và con người, chưa được tương xứng với sự phát triển về công nghệ hiện nay.
Video đang HOT
vào phiên tọa đàm: “Giải pháp nâng cao năng lực an toàn thông tin của Việt Nam: Chính sách, Công nghệ và Kinh nghiệm Quốc tế”, dưới sự chủ trì của đại diện Bộ TT&TT, Cục Trưởng Cục ATTT, cùng các lãnh đạo của VNPT, Viettel, FPT, CMC và McAfee, Fortinet
Việt Nam cần phải nâng cao hơn nữa nhận thức về an toàn thông tin từ trường sinh viên Đại học cho đến các cán bộ trong doanh nghiệp, tổ chức, đến các lãnh đạo thông qua các chương trình đào tạo. Tích cực chia sẻ thông tin về an toàn thông tin giữa các doanh nghiệp làm về an ninh mạng với nhau và với chính phủ để có thể ngăn chặn và khắc phục các cuộc tấn công mạng nhanh nhất. Về phía Fortinet, công ty cũng thường xuyên tổ chức các hội thảo, các buổi đào tạo dành cho các doanh nghiệp và các đối tác, mang những giải pháp và thông tin về xu hướng bảo mật mới nhất trên thế giới đến cập nhật ở Việt Nam, nhằm góp phần vào việc nâng cao nhận thức an toàn thông tin.
Với An toàn thông tin, việc đầu tư cho các giải pháp phòng chống sẽ tốt hơn nhiều so với việc giải quyết, xử lý sự cố an toàn thông tin sau khi đã xảy ra. Hệ thống cảnh báo và phòng chống tấn công chủ động sẽ giúp cho các doanh nghiệp và tổ chức giảm thiểu tối đa các mối đe dọa, tấn công vào hệ thống của mình.
Trong bài tham luận ở phiên chuyên đề, ông Lê Đức Anh – chuyên gia tư vấn bảo mật đến từ Fortinet đã chia sẻ ý tưởng về việc xây dựng một hệ thống phòng thủ chủ động, nâng cao tính chia sẻ thông tin “Threat Intelligence” giữa các tổ chức với nhau, cũng như các công nghệ mới như Deception – công nghệ chủ động đánh lừa kẻ tấn công, qua đó, phát hiện ra hành vi, công cụ mà kẻ tấn công sử dụng, nhằm đưa ra những giải pháp ngăn chặn kịp thời. “Các doanh nghiệp cũng nên có đầu tư phù hợp về nhân sự làm về an toàn thông tin, có những cán bộ chuyên trách và được đào tạo bài bản, đưa ra các chính sách, chiến lược an toàn thông tin dài hạn cho doanh nghiệp của mình” – ông Lê Đức Anh nói.
Theo vnmedia
Sẽ công bố Chỉ số an toàn thông tin mạng Việt Nam 2019 vào đầu năm tới
Thay vì được công bố tại sự kiện Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2019, kết quả khảo sát thực trạng an toàn thông tin trên phạm vi toàn quốc và tính Chỉ số an toàn thông tin mạng Việt Nam năm 2019 sẽ được công bố vào đầu năm 2020.
Năm 2019 là năm thứ 12 VNISA chủ trì thực hiện khảo sát hiện trạng an toàn thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp trên phạm vi cả nước và là lần thứ 7 tiến hành đánh giá Chỉ số an toàn thông tin mạng Việt Nam. Kết quả khảo sát sẽ là cơ sở để VNISA xây dựng báo cáo thực trạng an toàn thông tin tại Việt Nam trong năm, đồng thời cũng là căn cứ để các tổ chức, doanh nghiệp đánh giá được thực trạng bảo đảm an toàn thông tin của đơn vị mình.
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội VNISA Vũ Quốc Thành cũng cho biết, năm nay VNISA đã tiếp tục phối hợp với Cục An toàn thông tin thuộc Bộ TT&TT tiến hành cuộc khảo sát thực trạng an toàn thông tin trên phạm vi toàn quốc và tính chỉ số An toàn thông tin mạng Việt Nam 2019.
"Kết quả cuộc khảo sát cũng như Chỉ số An toàn thông tin mạng Việt Nam năm nay sẽ được công bố vào đầu năm 2020, góp phần nâng cao nhận thức toàn xã hội cũng như giúp các cơ quan quản lý đưa ra các chính sách, hoạch định phù hợp. Bộ tiêu chí đánh giá sau 12 năm thực hiện đã từng bước được hoàn thiện và đã tiệm cận với bộ tiêu chí đánh giá chỉ số an toàn thông tin toàn cầu của Liên minh Viễn thông quốc tế ITU", ông Vũ Quốc Thành cho hay.
Sẽ công bố Chỉ số an toàn thông tin mạng Việt Nam 2019 vào đầu năm tới
Được biết, kể từ năm 2017 đến nay, VNISA và Cục An toàn thông tin - Bộ TT&TT đã đổi mới phương pháp khảo sát thông tin hiện trạng an toàn thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp trong cả nước.
Cụ thể, thay vì khảo sát công tác đảm bảo an toàn thông tin tại các tổ chức, doanh nghiệp theo 5 lĩnh vực phát triển, bảo đảm an toàn thông tin như các năm trước, từ năm 2017, VNISA và Cục An toàn thông tin khảo sát theo 9 lĩnh vực quản lý, phát triển và đảm bảo an toàn thông với nhiều câu hỏi phức hợp. Các câu trả lời của tổ chức, doanh nghiệp tham gia khảo sát được lượng hóa vào 9 nhóm tiêu chỉ để xác định Chỉ số An toàn thông tin mạng cho từng đối tượng, bao gồm: Đầu tư, kinh phí; Nguyên tắc triển khai; Nhận thức và đào tạo bồi dưỡng; Tổ chức và quản lý nhân lực; Chính sách an toàn thông tin mạng; Ý thức lãnh đạo, chuyên gia an toàn thông tin; Hoạt động thực tiễn; Biện pháp kỹ thuật.
Đại diện VNISA nhấn mạnh, phương pháp và tiêu chí đánh giá mới nhằm một mặt đánh giá Chỉ số an toàn thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp để từ đó tổng hợp bức tranh về năng lực an toàn thông tin mạng của các tổ chức và cả quốc gia, đồng thời cũng đảm bảo tính tương thích với bộ tiêu chí đã được Liên minh Viễn thông quốc tế ITU đưa ra để đánh giá Chỉ số An toàn thông tin cho các quốc gia.
Theo kết quả đánh giá được VNISA công bố tại sự kiện thường niên Ngày An toàn thông tin, Chỉ số an toàn thông tin mạng của khối doanh nghiệp tại Việt Nam trong 2 năm 2017 và 2018 lần lượt là 54,2 và 45,6.
Với khối cơ quan nhà nước, tại hội thảo và Triển lãm quốc tế về an toàn, an ninh mạng Việt Nam 2019 - Vietnam Security Summit 2019 diễn ra hồi tháng 4, Cục An toàn thông tin - Bộ TT&TT đã công bố kết quả đánh giá, xếp hạng an toàn thông tin mạng của 90 cơ quan, tổ chức nhà nước tại Việt Nam trong năm 2018. Đây là lần đầu tiên Bộ TT&TT công bố kết quả đánh giá mức độ bảo đảm an toàn thông tin mạng trong các cơ quan nhà nước.
Theo kết quả đánh giá, xếp hạng của Bộ TT&TT, năm 2018, trong 90 bộ, ngành, địa phương được đánh giá, không có cơ quan xếp loại A (Đã quan tâm triển khai an toàn thông tin ở mức tốt); 15 cơ quan xếp loại B (Đã quan tâm triển khai an toàn thông tin ở mức khá), chiếm 17%; 63 cơ quan xếp loại C (Đã quan tâm triển khai an toàn thông tin ở mức trung bình), chiếm 70%; 12 cơ quan xếp loại D (Mới bắt đầu quan tâm đến an toàn thông tin), chiếm 12%; và không có cơ quan xếp loại E (Chưa quan tâm đến an toàn thông tin).
Theo VietQ
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: "Không ai an toàn một mình trong thế giới mạng" Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, bảo đảm an toàn thông tin mạng đồng nghĩa với xây đắp cho tương lai thịnh vượng của đất nước. "Đảm bảo cho Việt Nam an toàn trong không gian mạng và cách mạng số là sứ mệnh của mọi cơ quan, tổ chức và toàn thể cộng đồng CNTT Việt Nam. Đặc biệt, hệ sinh thái...