Ăn thuốc diệt chuột vì tưởng là kẹo, trẻ 15 tháng tuổi ngộ độc nhập viện
Bệnh nhi 15 tháng tuổi nhập viện do vô tình nuốt phải thuốc diệt chuột màu hồng, hình viên như kẹo.
Khoa Nhi, Bệnh viện Việt Nam -Thụy Điển Uông Bí vừa tiếp nhận và xử trí cho bệnh nhi 15 tháng tuổi nhập viện do vô tình nuốt phải thuốc diệt chuột.
Gia đình cho biết, trước vào viện 30 phút, trẻ vô tình nuốt phải thuốc diệt chuột. Gia đình phát hiện, lấy được viên thuốc từ miệng trẻ và nhanh chóng đưa bé đến viện. Trước đó gia đình mua một loại thuốc chuột dạng viên màu hồng không rõ tên để diệt chuột trong nhà.
Khai thác bệnh sử và thăm khám lâm sàng, các bác sĩ đã rửa dạ dày, làm các xét nghiệm cần thiết và theo dõi sức khỏe của trẻ. Sức khỏe của trẻ hiện ổn định và được xuất viện.
Bác sĩ cảnh báo nhiều trường hợp trẻ uống phải liều lượng lớn dẫn tới biến chứng nguy hiểm như co giật, rối loạn nhịp tim, suy thận, rối loạn đông máu ( xuất huyết não, xuất huyết phổi, xuất huyết tiêu hoá…) dẫn đến tử vong.
Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần thận trọng bởi thuốc diệt chuột thường có màu sắc bắt mắt, hơn nữa với bản tính tò mò và chưa thể tự nhận thức nên trẻ dễ nuốt phải. Phụ huynh cần để xa các loại thuốc này khỏi tầm tay của trẻ, khi phát hiện trẻ có hiện tượng lạ cần đưa đến viện cấp cứu ngay.
Quảng Ninh: Nhập viện cấp cứu vì bị cả bầy ong vò vẽ tấn công
Một phụ nữ 28 tuổi (trú tại H.Tiên Yên, Quảng Ninh) trong khi đi làm vườn đã bị bầy ong vò vẽ đốt tím bầm với 70 vết trên người phải nhập viện cấp cứu, điều trị.
Ngày 20.9, thông tin từ Trung tâm Y tế H.Tiên Yên (Quảng Ninh) cho biết đơn vị này đang điều trị bệnh nhân P.X.M (28 tuổi, trú tại xã Phong Dụ, H.Tiên Yên, Quảng Ninh) bị thương nặng vì bị ong đốt.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân M. sau khi nhập viện vì ong đốt. Ảnh N.H
Cách đây vài ngày, chị M. trong lúc đi làm vườn không may bị ong vò vẽ đốt vào người khoảng 70 nốt.
Sau khi bị ong đốt vài phút bệnh nhân khó thở, vã nhiều mồ hôi. Chị M. sau đó được người nhà đưa vào Trung tâm Y tế H.Tiên Yên cấp cứu trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi đáp phản ứng chậm, da toàn thân mẩn đỏ, vã mồ hôi da lạnh, môi chi tím. Mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt.
Ngay lập tức, ê kíp trực đã xử trí nhanh, chính xác, kịp thời dùng các thuốc vận mạch, chống sốc cứu bệnh nhân đã thoát cơn nguy kịch. Sau hồi sức bệnh nhân được chuyển về Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc điều trị tiếp.
Đến sáng 20.9, sức khỏe bệnh nhân M. đã tạm ổn định và có thể ra viện trong một vài ngày tới.
Nhập viện cấp cứu vì bị cả bầy ong vò vẽ đốt 70 vết
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Việt, Phó khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (Trung tâm Y tế H.Tiên Yên), nọc của ong vò vẽ rất độc và nguy hiểm. Cụ thể, khi bị đốt, nọc độc của ong vò vẽ có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ, tan máu, vỡ hồng cầu, rối loạn đông máu, tổn thương cơ, tổn thương thận nặng... Nếu không xử trí kịp thời rất dễ nguy hiểm đến tính mạng.
Những trường hợp bị ong đốt 1 - 2 nốt có thể bình tĩnh sơ cứu để lấy nọc độc bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy từng vòi chích của ong ra (đối với loại ong để lại vòi khi đốt) và có thể theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, cần lưu ý khi có những dấu hiệu bất thường thì cần tới bệnh viện càng sớm càng tốt, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Trường hợp bị ong vò vẽ đốt từ 5 -10 nốt trở lên và kể cả vài nốt nhưng có dấu hiệu nặng như sưng đau, người thấy khó chịu, mệt mỏi hoặc các nốt đốt ở những vị trí ở đầu, mặt cổ với số lượng nhiều... cần phải đưa vào bệnh viện càng sớm càng tốt để các bác sĩ khám, cấp cứu kịp thời.
Cách nhận biết sớm đột quỵ não Với các trường hợp đột quỵ não, trong vòng ít phút, nếu không được cung cấp đủ máu, các tế bào não sẽ bắt đầu chết. Đột quỵ não đang là vấn đề lớn của y học. Bệnh xuất hiện với tần suất 0,2% trong cộng đồng. Bệnh cũng thường gặp nhất ở tuổi trên 65 với tỷ lệ khoảng 1%. Tuy nhiên,...