Ăn thịt vịt tốt cho sinh lý nam giới
Món ăn quen thuộc trong bữa cơm của nhiều gia đình Việt Nam lại là vị thuốc rất hữu hiệu cho nhiều nam giới yếu kém trong “chuyện ấy”.
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội, thịt vịt có tính hàn, có tác dụng tư âm, dưỡng vị, giải độc, là loại thuốc bổ thượng hạng trong các tài liệu y thư cổ.
“Thịt vịt nếu kết hợp với một số vị thuốc vừa là món ăn khoái khẩu, lại có công dụng bổ dương, rất tốt cho cánh mày râu, nhất là những người yếu kém chuyện sinh lý”, lương y Bùi Đắc Sáng nhấn mạnh.
Thịt vịt – Hình minh họa
Một số món ăn từ thịt vịt tốt cho sinh lý nam giới:
- Thịt vịt hầm hạt điều công dụng bổ thận, cố tinh, chữa dương suy, sỏi thận: Hạt điều 200g, gà băm 100g, củ mã thầy 150g, vịt già 500g cùng bột rau diếp, hành, gừng, muối, lòng trắng trứng, mì chính, bột ngô (ướt), dầu lạc, một lượng vừa đủ. Thịt vịt rửa sạch, dùng nước nóng chần, thêm hành, gừng, muối, một lượng nhỏ. Đem hấp chín vịt rồi lấy ra, bỏ xương, chặt thành 2 nửa. Giã nhỏ hạt điều và mã thầy, thịt gà băm, bột ngô, lòng trắng trứng gà, gừng, hành, muối, rượu, dầu lạc, đánh thành dạng hồ, bôi lên ngực vịt. Dùng dầu chao vịt cho mềm, vớt ra thái thành miếng dài, đặt lên đĩa, rắc vào một ít rau diếp. Ăn trong bữa ăn.
- Thịt vịt cái già hầm khiếm thực (vị thuốc lấy từ củ của cây hoa súng) có tác dụng cố thận sáp tinh, tư âm dưỡng vị, chữa thận hư, di tinh, tiết tinh sớm: Khiếm thực 200g, vịt cái già 1 con, hành, gừng, muối, mì chính, một lượng vừa đủ. Cắt tiết vịt bỏ lông, bỏ nội tạng, rửa sạch. Bỏ khiếm thực đã rửa sạch vào bên trong bụng vịt. Đặt vịt vào nồi đất, thêm một lượng nước thích hợp. Dùng lửa to đun sôi, sau vặn nhỏ lửa. Hầm cho thịt vịt chín nhừ là được.
- Thịt vịt hầm đông trùng hạ thảo có tác dụng bổ thận ích tinh, trị ra mồ hôi trộm, dương suy, di tinh, đau lưng, đau đầu gối: Đông trùng hạ thảo 10g, vịt đực già 1 con, thêm rượu, gừng, hành, hồ tiêu, muối mỗi loại một lượng vừa đủ. Bóp chết vịt, bỏ lông, bỏ nội tạng, rửa sạch để ráo nước, chặt bỏ chân cho vào nước nóng chần, vớt ra để ráo, rửa đông trùng hạ thảo bằng nước ấm, thái gừng tỏi. Cầm đầu vịt, rạch theo cổ, nhét 3g đông trùng hạ thảo qua đầu vịt, dùng chỉ buộc chặt. Số đông trùng hạ thảo còn lại, cùng với gừng, hành nhét vào bụng vịt. Sau đó đặt vịt vào bát chậu, thêm nước, muối, hồ tiêu, rượu, đậy kín, đặt lên lồng hấp 2 tiếng đồng hồ. Ăn trong bữa ăn
- Thịt vịt hầm đinh hương tốt cho bệnh xuất tinh sớm do thận dương hư, người dương suy: Đinh hương 5g, thảo khấu 5g, nhục quế 5g, vịt 1 con; gừng, hành, muối, nước hàng, đường phèn, mì chính, dầu vừng mỗi thứ 1 lượng vừa đủ. Bóp chết vịt, bỏ lông, bỏ nội tạng, rửa sạch. Cho đinh hương, nhục quế, đậu khấu vào nồi nước, nấu 2 lần, mỗi lần lấy chừng 300g thịt vịt, cho chín 6 phần thì vớt ra để nguội, đập nhỏ hành gừng thêm vào. Thêm nước vào nồi, cho muối, đường phèn, mì chính vào rồi khuấy đều. Lại cho vịt vào, đun nhỏ lửa, vừa khuấy động vừa rưới nước hàng, cho tới khi nước hàng ngấm vào thịt, có màu hồng sáng thì vớt ra, chám dầu vừng thật đều vào thịt vịt là được. Ăn trong bữa ăn.
Cũng theo lương y Bùi Đắc Sáng, ngoài tốt cho sinh lý nam giới, trong các tài liệu y học cổ truyền, ăn thịt vịt còn có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư (đang xạ trị, hóa trị). Thịt vịt cũng có ích cho người thể chất suy nhược, chán ăn, sốt, phù nề, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ kinh nguyệt ít, bạch đới (ra khí hư trắng), sản phụ thiếu sữa.
Tuy nhiên, do thịt vịt có tính hàn, tác dụng bổ âm nên những người dương hư tỳ nhược, ngoại cảm chưa khỏi hẳn tạm thời chưa nên ăn.
Nguyễn Liên
Theo infonet
Loại cỏ ở Việt Nam cho bò ăn nhưng thực ra lại rất có giá: Chuyên gia chỉ tác dụng ai cũng biết cũng thấy tiếc
Ít ai có thể ngờ loại cỏ mần trầu hay dành để cho bò ăn ở Việt Nam lại là một bài thuốc quý của Trung Quốc.
Video đang HOT
Ở Việt Nam là cỏ dại, sang Trung Quốc là thuốc quý
Cỏ mần trầu (cỏ dế mèn) là loại cỏ dại mọc ven đường, bãi hoang, bờ ruộng tại Việt Nam. Loại cỏ này có rễ khá sâu, chính vì vậy chúng có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và nước trong nước rất mạnh để sinh sôi phát triển nhanh.
Đây cũng là lý do mà cỏ mần trầu được coi là hung thủ xâm chiếm đất nông nghiệp, lấy chất dinh dưỡng của cây trồng. Người dân thường sử dụng loại cỏ này để cho bò ăn, trẻ em nông thôn hay lấy cỏ mần trầu làm tổ nuôi dế mèn.
Trong khi đó, người dân Trung Quốc coi cỏ mần trầu là một bài thuốc truyền thống rất phổ biến. Tại đất nước này, cỏ mần trầu được bán với giá khoảng 20 nhân dân tệ nửa cân (khoảng 67 nghìn đồng).
Cỏ mần trầu thực sự tốt như thế nào?
Lương y Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) đã có dịp chia sẻ kinh nghiệm về cách dùng loại cỏ này. Theo vị lương y, cỏ mần trầu có tên khoa học là Eleusine indica (L) Gaertn, họ Lúa (Poaceae). Vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính mát.
Theo giới chuyên môn Đông y, cỏ mần trầu được biết đến là loại thảo dược có hiệu quả trong việc chữa trị các bệnh cho cơ thể. Các thành phần của chúng khá lành tính nên điều trị được nhiều loại bệnh.
Lương y Sáng cũng chia sẻ một số bài thuốc quý báu từ cỏ mần trầu:
1. Chữa cao huyết áp
Cách dùng: Lấy tòa cây mần trầu (cả rễ) đi rửa sạch, thái nhỏ. Giã nát cùng 500g cần tây, hòa với một chén nước đun sôi để nguội, vắt lọc lấy nước cốt. Có thể cho thêm đường.
Chia 2 lần uống vào sáng và tối trước khi đi ngủ.
2. Bệnh nhân lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực mệt nhọc, tiểu ít, nước tiểu vàng
Cách dùng: Cỏ mần trầu 40g. Sắc với 200ml, uống một lần trong ngày.
3. Phụ nữ có thai người nóng dẫn đến táo bón, buồn phiền, động thai, nhức đầu, nôn mửa, tức ngực
Cách dùng: Cỏ mần trầu khô 12 - 16g sắc với 300ml, chia uống 2 - 3 lần/ngày.
4. Trẻ em mụn nhọt, sốt cao, sốt xuất huyết, rôm sảy, ban đỏ, tưa lưỡi
Cách dùng: Cỏ mần trầu tươi 120g rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống. Cỏ mần trầu khô 20g sắc với 400ml nước còn 100ml chia uống hai lần/ngày.
5. Nóng trong người, tiểu gắt và vàng, da nổi mẩn đỏ
Cách dùng: Cỏ mần trầu 40g. Sắc uống một lần/ngày, có thể thêm 20g Rễ cỏ tranh sắc chung uống trong ngày.
6. Chữa đái dầm trẻ em
Cách dùng: Cỏ mần trầu 20g. Mùi tàu 20g. Rau ngổ 20g. Cỏ sữa lá nhỏ 10g. Thái nhỏ, sắc, uống sau bữa ăn chiều.
7. Chữa sốt cao co giật, hôn mê
Cách dùng: Cỏ mần trầu 120g. Sắc với 600 ml nước, còn 400 ml, thêm ít muối, cho uống nhiều lần trong 12 giờ.
8. Thanh nhiệt, giải độc
Cách dùng: Cỏ mần trầu 8g, Cỏ tranh 8g, Rau má 8g, Cỏ mực 8g, Cam thảo đất 8g, Ké đầu ngựa 8g, Gừng tươi 2g, Củ sả 4g, Vỏ quýt 4g.
9. Chữa viêm da, vàng da
Cách dùng: Cỏ mần trầu tươi 60g. Rễ cây Tổ kén đực (1 loài cây dó) 30g. Sắc uống.
10. Chữa phong nhiệt, ghẻ lở, mẩn ngứa
Cách dùng: Cỏ mần trầu tươi, rửa sạch giã nát vắt lấy nước cốt uống, ngày 2 - 3 lần.
11. Chữa cảm, sốt nóng, người mẩn đỏ, tiểu tiện vàng ít
Cách dùng: Cỏ mần trầu 16g, Cỏ tranh 16g. Sắc uống trong ngày.
Quả sấu ngoài công dụng làm đồ ăn thì còn trị nhanh thần kì nhiều bệnh cả người lớn lẫn trẻ nhỏ đều mắc
Hạt chia - "siêu thực phẩm" chống ung thư được nhiều siêu sao khắp thế giới tin dùng nhưng chuyên gia chỉ rõ 4 đối tượng cần tránh
12. Trị kiết lỵ
Cách dùng : Cỏ mần trầu 40-80g, sắc nước hòa đường mật uống, ngày 02 lần.
Lưu ý khi dùng cỏ mần trầu
Khi dùng cỏ mần trầu làm thuốc, bạn nên chọn cây xanh, không bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật như thuốc sâu, thuốc diệt cỏ... để tránh bị nhiễm độc
Trước khi sử dụng bài thuốc về cỏ mần trầu cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc để tránh các tác dụng phụ.
Theo Helino
Bệnh lao hạch có nguy hiểm? Không nguy hiểm và lây nhiễm như lao phổi, bệnh lao hạch không gây tử vong và có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên, đây là căn bệnh khá phổ biến, bệnh cũng kéo dài và gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Lao hạch là bệnh thứ phát, xuất hiện sau bệnh lao ở nơi khác trong cơ thể, như lao...