Ăn thả phanh món khoái khẩu này, thanh niên choáng váng vì bị ung thư ruột kết
Đây cũng là món ăn yêu thích của nhiều người, thật khó có thể cưỡng lại sức hấp dẫn của nó.
Tiểu Vương (29 tuổi) ở thành phố Đại Liên, Trung Quốc trong thời gian dài luôn trong tình trạng kiệt sức, thường xuyên bị tiêu chảy, trong phân có lẫn máu. Anh quyết định đến bệnh viện kiểm tra và được chẩn đoán mắc ung thư ruột kết.
Bác sĩ nói rằng, đại tràng của Tiểu Vương cần được cắt bỏ, sau đó sử dụng túi bài tiết nhân tạo trong suốt phần đời còn lại. Khi nghe tin này, anh cảm thấy suy sụp hoàn toàn và hối hận với những thói quen xấu của mình.
Khi tìm hiểu về thói quen của Tiểu Vương, bác sĩ xác nhận nguyên nhân gây ung thư ruột kết là do anh liên tục ăn thịt nướng trong suốt 1 năm. Rốt cuộc ung thư ruột kết có phải hoàn toàn do thói quen ăn uống gây ra?
Ung thư ruột kết nguy hiểm như thế nào?
Việc hình thành các tế bào ung thư không phải đột ngột, mà nó hình thành theo thời gian dài. Thông thường, sự xuất hiện của ung thư ruột kết là do chế độ ăn uống thường ngày có nhiều chất béo, ít chất xơ. Ngoài ra, còn có yếu tố môi trường và di truyền.
Chế độ ăn giàu chất béo đa phần đến từ thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, nội tạng động vật…
Ung thư ruột kết trong giai đoạn đầu thường không có nhiều triệu chứng rõ ràng, nhưng khi bệnh bắt đầu tiến triển nhanh, nó sẽ xuất hiện một vài dấu hiệu như khó tiêu và có máu trong phân.
Hầu như rất khó phát hiện ung thư đường ruột kết trong giai đoạn đầu, ngay cả khi nó có các triệu chứng nhẹ, nhưng thường được chẩn đoán là rối loạn chức năng tiêu hóa nói chung.
Ngoài ra, ngay cả khi người bệnh chú ý đến các triệu chứng nhỏ để đi khám, việc khám sức khỏe định kỳ thông thường như siêu âm Doppler màu, chụp CT… cũng không phát hiện được ung thư ruột kết.
Một số người sợ hãi và từ chối nội soi khi nghe bác sĩ đề nghị nên nội soi đại tràng. Họ thường từ chối ngay từ đầu, chọn phương pháp khám khác, rồi bỏ qua giai đoạn vàng để phát hiện ung thư.
Video đang HOT
Dấu hiệu điển hình và phổ biến nhất của ung thư ruột kết:
- Đau bụng
Dấu hiệu này chiếm 60-80%, gây ra cảm giác đau đớn không thể chịu nổi cho bệnh nhân. Khi ung thư xâm lấn các cơ quan khác xung quanh, nó sẽ gây kết dính các mô, kích thích lên thành ruột, làm tắc ruột.
Ở giai đoạn đầu, các cơn đau chủ yếu là đau âm ỉ hoặc đau quặn thắt, đôi khi các triệu chứng tương tự như viêm túi mật hoặc viêm loét dạ dày tá tràng. Khi bệnh tiến triển, bệnh nhân sẽ dần dần cảm thấy cơn đau xuất hiện với tần suất cố định và dữ dội hơn.
- Thay đổi thói quen đại tiện
Nếu trước đó bạn có thói quen đại tiện đều đặn, nhưng gần đây lại xuất hiện tình trạng tiêu chảy, táo bón… kéo dài hơn 2 tuần và dù có dùng thuốc vẫn không thuyên giảm, cần phải chú ý.
Điều này có thể liên quan đến sự khởi phát của các tế bào ung thư. Vì ung thư có thể phá vỡ chức năng của ruột, kích thích niêm mạc, chiếm không gian trong khoang ruột, sau đó dẫn đến rối loạn thói quen đại tiện.
- Thay đổi hình dạng phân
Ruột già của con người là một khoang hình trụ, nơi tích tụ cặn thức ăn và nước được hấp thụ trở lại, hình dạng của nó đã được cố định.
Tuy nhiên, nếu gần đây có sự thay đổi đột ngột về hình dạng của phân, chẳng hạn như phân trở nên lỏng toẹt hoặc cứng như đá, điều này có liên quan tới việc tế bào ung thư xâm lấn chiếm không gian.
Nếu phân quá khô sẽ cọ xát với khối u trong ruột, gây ra xuất huyết và máu lẫn trong phân.
- Phân có máu
Máu trong phân và máu dính trong phân hoàn toàn là 2 khái niệm khác nhau.
Khi đại tiện ra máu, máu không có trong phân, phân bình thường, không có màu đen, nhưng dính máu đỏ tươi bên ngoài, về cơ bản đây là dấu hiệu của một số bệnh liên quan tới hậu môn.
Tuy nhiên, nếu đại tiện phân lẫn máu, có mũ, nhầy nhụa, mùi khó chịu. Đây là biểu hiện điển hình của bệnh ung thư ruột, đồng thời cũng là dấu hiệu cho thấy ung thư đã chuyển sang giai đoạn giữa và cuối.
7 thói quen ăn uống mà tế bào ung thư "thích nhất": Toàn món quen thuộc trong mâm cơm, biết là độc nhưng ít người có thể từ bỏ
Dưới đây là 7 thói quen ăn uống dễ gây bệnh ung thư nhất mà các chuyên gia khuyên bạn nên tránh.
Việt nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ mắc ung thư cao trên thế giới. Mỗi năm ở nước ta có khoảng 115.000 người chết vì ung thư, tương ứng 315 người/ngày. Chỉ khi có đủ kiến thức về ung thư và hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh thì chúng ta mới có thể hạn chế nguy cơ mắc căn bệnh này.
Một báo cáo khoa học đăng trên tạp chí "Nature Communications" của Mỹ cho thấy việc điều chỉnh chế độ ăn uống có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Con người càng có chế độ ăn uống không lành mạnh, không khoa học như thường xuyên ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, ăn nhiều thịt động vật, fastfood, đồ hộp... thì càng dễ mắc các bệnh ung thư gan, dạ dày, vú, thực quản, thanh quản và bệnh béo phì...
Thực phẩm giúp chúng ta khỏe mạnh, cung cấp dinh dưỡng nhưng đồng thời có thể "phản tác dụng" và gây ung thư.
Dưới đây là 6 thói quen ăn uống dễ gây bệnh ung thư nhất mà các chuyên gia khuyên bạn nên tránh.
1. Tiêu thụ quá 25g đường mỗi ngày
Các nhà khoa học Thụy Điển đã thực hiện một cuộc khảo sát theo dõi trong 9 năm trên 80.000 người và phát hiện ra rằng việc tiêu thụ quá nhiều đường như đồ uống ngọt, kẹo và các loại thực phẩm khác có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy.
Ngoài ra, các nhà sinh học phân tử ở Bỉ cũng phát hiện ra rằng những bệnh nhân bị ung thư mà sử dụng nhiều đường thì sẽ càng kích thích các khối u phát triển nhanh hơn. Kết quả của họ được công bố vào năm 2017 trên tạp chí Nature Communications.
Sử dụng đồ ăn nhiều đường có thể khiến khối u phát triển nhanh.
2. Sử dụng đồ uống nóng quá 65 độ C
Nhiều người trong chúng thích nhâm nhi những tách trà, cốc nước ấm nóng... nhưng nghiên cứu thực hiện bởi Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) cho thấy đồ uống có nhiệt độ trên 65 độ C có thể gây ung thư thực quản. Vì thức ăn quá nóng có thể làm tổn thương niêm mạc thực quản, ăn đồ nóng lâu ngày niêm mạc bị tổn thương mãn tính, gây viêm mãn tính và tăng khả năng ung thư.
3. Tiêu thụ nhiều đồ ăn nhanh
Nhiều người quá lười nấu nướng, thích ăn các thực phẩm chế biến sẵn như giăm bông, xúc xích... những món này dù thơm ngon nhưng lại làm tăng quá nhiều dầu, muối và nitrite trong cơ thể và làm tăng nguy cơ béo phì, tim mạch và cả bệnh ung thư.
Thực tế, loại thực phẩm này đã được WHO xếp vào danh sách chất gây ung thư Nhóm 1, đặc biệt liên quan đến ung thư đại trực tràng và dạ dày từ lâu.
4. Ăn nhiều thịt đỏ
Một nghiên cứu được công bố bởi Nhà xuất bản Đại học Oxford, Anh năm 2007 cho biết thịt đỏ chứa một loại protein là heme, có khả năng làm tổn thương ruột người, đồng thời làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết.
Ngoài ra, các nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng những người ăn nhiều thịt đỏ có nguy cơ mắc ung thư phổi lên 16%; ăn quá nhiều thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ lên 22%. Thịt đỏ bao gồm thịt lợn, thịt cừu, thịt bò, thịt ngựa...
5. Ăn nhiều k hoai tây chiên
Theo tờ Indiatimes, khoai tây là món khoái khẩu của nhiều người nhưng chúng lại chứa nhiều muối và chất béo bão hòa, không tốt cho cơ thể con người. Chúng cũng rất giàu acrylamide, một hóa chất gây ung thư xuất hiện trong thực phẩm được nấu chín ở nhiệt độ cao và làm tăng nguy cơ ung thư.
6. Thường xuyên tiêu thụ c ác loại đồ hộp
Đồ hộp là một phát minh mới trong xã hội hiện đại nhằm tăng sự tiện ích cho cuộc sống và giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian, tuy nhiên sự thật là chúng rất nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Các loại đồ hộp đã được chứng minh có thể chứa loại hóa chất nguy hiểm BPA - đây là một chất gây rối loạn hormone, có liên quan trực tiếp đến bệnh ung thư. Chất BPA này từ từ ngấm vào thức ăn và trở thành nguyên nhân chính gây ung thư cho con người.
3 người cùng gia đình ở Đài Loan bị ung thư đại trực tràng, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân đến từ yếu tố di truyền của người mẹ Thật may là vì phát hiện bệnh kịp thời nên cả gia đình đã hồi phục tốt sau quá trình điều trị tại bệnh viện. Ung thư đại trực tràng là căn bệnh nhiều năm liên tiếp đứng trong top 10 bệnh ung thư có nguy cơ mắc phải rất cao. Đây là căn bệnh có tính di truyền gia đình nên nếu...