Ẩn số tăng trưởng tín dụng
Báo cáo tài chính quý 3 của các ngân hàng mới đây cho thấy nhiều nhà băng đạt tốc độ tăng trưởng cho vay khá cao, lên tới hàng chục phần trăm.
Các ngân hàng vẫn tăng trưởng tín dụng cao, dù Ngân hàng Nhà nước ( NHNN) trong năm nay vẫn định hướng kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng của toàn ngành ở mức không quá 14%.
VDSC uơc tính vơi tôc đọ tang truơng hiẹn tai và trân tín dung cho tưng ngân hàng, tang truơng tín dung ca nam 2019 có thê chi đat 13,2%.
Sự đột biến bất ngờ
Những ngân hàng tăng trưởng cho vay trên 20% có thể kể đến như Techcombank tăng hơn 45 ngàn tỷ trong 9 tháng đầu năm nay, tương đương tốc độ tăng 28.4%, đạt 205.3 nghìn tỷ đồng vào cuối tháng 9/2019. Riêng quý 3 tăng thêm 20 ngàn tỷ đồng. Đây cũng là nhà băng có tốc độ tăng trưởng tín dụng 9 tháng cao nhất hệ thống.
Đáng lưu ý là theo bản kế hoạch hồi đầu năm nay, Techcombank chỉ đặt mục tiêu trưởng dư nợ khiêm tốn ở mức 13%, hoặc có thể cao hơn nếu Ngân hàng Nhà nước cho phép. Vào giữa tháng 7, có những thông tin cho thấy ngân hàng này đã được được NHNN cho phép nới chỉ tiêu tăng trưởng từ 13% lên 17%, nhờ kết quả đáp ứng sớm việc triển khai Basel II.
Tiếp đến là VIB tăng dư nợ cho vay khách hàng hơn 27 ngàn tỷ đồng, tương đương 28.2%, lên mức 123.2 ngàn tỷ đồng, riêng quý 3 tăng hơn 8.7 ngàn tỷ đồng. Hai ngân hàng khác cũng tăng trưởng dư nợ cho vay trên 20% là OCB và TPB tăng lần lượt là 20.7% và 20.2%, tương ứng đạt gần 68 ngàn tỷ đồng và 93 ngàn tỷ đồng tính đến hết quý 3/2019.
Nếu nhìn vào mục tiêu tăng trưởng tín dụng NHNN đặt ra hệ thống các TCTD trong năm nay chỉ ở mức 14%, cũng như kết quả thực hiện đến cuối tháng 9 của toàn ngành chỉ đạt 9.4%, thì con số tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng của nhóm ngân hàng là thật sự đột biến và thật sự gây chú ý. Trong khi đó, ở nhóm thứ 2 cũng ghi nhận nhiều ngân hàng đạt mức tăng trưởng khá và cao hơn mục tiêu chung của toàn ngành cho năm nay, như MSB tăng 18.2%, SHB tăng 16%, VPBank tăng 14.5%,…
Video đang HOT
Dù hồi giữa tháng 6, NHNN đã điều chỉnh một loạt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của các nhà băng, như ACB, MBBank và Techcombank tăng từ 13% lên 17%, VPBank từ 12% lên 16%, nhưng có thể thấy số thực hiện 9 tháng vừa qua của nhiều ngân hàng đã vượt luôn cả chỉ tiêu được điều chỉnh hồi 6 tháng. Dù vậy, về phía NHNN vẫn cho rằng tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng vẫn nằm trong mục tiêu được kiểm soát. Điều này được hiểu như thế nào?
Vì sao vẫn được cho là trong tầm kiểm soát?
Đầu tiên cần hiểu rằng con số tăng trưởng kể trên chỉ đơn thuần tính toán trên khoản mục dư nợ cho vay khách hàng trên bảng cân đối kế toán của các nhà băng. Trong khi đó, dư nợ tăng trưởng tín dụng mà NHNN giao cho các ngân hàng thường bao gồm (i) dư nợ cấp tín dụng dưới các hình thức cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác; (ii) số dư trái phiếu doanh nghiệp (không bao gồm trái phiếu do TCTD phát hành nhưng có tính luôn trái phiếu VAMC); (iii) dư nợ cho vay bằng vốn ủy thác của tổ chức khác không phải là TCTD.
Do đó, nếu chỉ đơn thuần tính tốc độ tăng trưởng cho vay khách hàng như trên, thì không những chưa phản ánh đầy đủ tăng trưởng tín dụng của các nhà băng mà còn thiếu chuẩn xác và phù hợp nếu đem so với chỉ tiêu mà NHNN giao cho.
Đơn cử như trường hợp của Techcombank, nếu chỉ tính riêng tăng trưởng cho vay thì đạt 28.4%, nhưng nếu bao gồm luôn cả trái phiếu doanh nghiệp thì chỉ còn tăng 12.4%, do trái phiếu doanh nghiệp mà ngân hàng này nắm giữ đến cuối tháng 9 chỉ còn gần 41.5 ngàn tỷ đồng, giảm gần 18.2 ngàn tỷ đồng, tương đương 30.5% so với đầu năm.
Đơn cử như trường hợp của Techcombank, nếu chỉ tính riêng tăng trưởng cho vay thì đạt 28.4%, nhưng nếu bao gồm luôn cả trái phiếu doanh nghiệp thì chỉ còn tăng 12.4%, do trái phiếu doanh nghiệp mà ngân hàng này nắm giữ đến cuối tháng 9 chỉ còn gần 41.5 ngàn tỷ đồng, giảm gần 18.2 ngàn tỷ đồng, tương đương 30.5% so với đầu năm.
Tương tự, một loạt ngân hàng cũng giảm đáng kể nếu tính luôn trái phiếu doanh nghiệp, như VIB từ 28.2% xuống 26.2%, TPBank giảm từ 20.4% xuống còn 15.4%, MSB từ 18.2% xuống 14.2%, SHB từ 16% xuống 14.9%, …Nếu cộng thêm các khoản cam kết ngoại bảng gồm bảo lãnh, chiết khấu,… thì không ít trong số này còn xuống thấp hơn, như VIB chỉ còn tăng xấp xỉ 21.3% hay OCB tăng 17.4% và TPBank tăng 12.6%.
Như vậy, có thể thấy tốc độ tăng của nhóm 4 ngân hàng có tăng trưởng cho vay trên 20% kể trên, thì sau khi tính đúng cả Techcombank và TPBank đều tăng chưa đến 13%, trong khi VIB và OCB dù tăng cao hơn nhưng nếu so với kế hoạch đặt ra cho năm nay tương ứng ở 35% và 30%, thì cả 2 ngân hàng này cũng còn cách kế hoạch một quãng khá xa.
Cũng cần nhớ rằng VIB cùng với OCB là 2 trong số 3 nhà băng đầu tiên được phê duyệt triển khai Basel II sớm nhất, từ cuối năm 2018, cùng với Vietcombank, cộng thêm hệ số an toàn vốn cao dù tính theo chuẩn mới, nên 2 nhà băng này được chấp thuận chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao cũng là điều không quá bất ngờ.
Diễn biến trên cũng cho thấy một số ngân hàng đã tích cực tăng trưởng cho vay mạnh mẽ để bù đắp lại sự sụt giảm mạnh trong hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, nhưng nhờ đó cũng giúp tốc độ tăng trưởng tín dụng không bị vượt chỉ tiêu mà NHNN giao cho.
Về vấn đề vì sao số dư nắm giữ trái phiếu của các ngân hàng lại sụt giảm mạnh so với đầu năm, có nhiều cơ sở để lý giải. Đầu tiên là động thái NHNN hồi tháng 8 đã tuýt còi cảnh báo hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp ồ ạt trong những tháng đầu năm của các nhà băng, do đó nhiều ngân hàng đã phải kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động này.
Thứ hai là việc các ngân hàng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua cũng chủ yếu nhằm mục đích mua sỉ bán lẻ, tức mua số lượng lớn của các doanh nghiệp và rồi phân phối lại cho các nhà đầu tư cá nhân mà phần lớn cũng là những khách hàng đang gửi tiền tại ngân hàng. Điều này giúp các nhà băng vừa ăn chênh lệch lãi suất lại vừa ăn được phí tư vấn, bảo lãnh phát hành của các doanh nghiệp, trong khi lại cung cấp thêm một kênh đầu tư khác cho khách hàng của mình.
Do đó, số dư nắm giữ trái phiếu của các ngân hàng ngày càng giảm dần cũng là điều bình thường, vì đã lần lượt sang tay cho các nhà đầu tư khác. Nếu nhìn vào lượng trái phiếu doanh nghiệp mà các ngân hàng đang nắm giữ tiếp tục giảm mạnh trong quý 3, như Techcombank giảm 18.6 ngàn tỷ đồng, cũng phần nào giải thích được xu hướng này.
Ngoài ra, lượng trái phiếu doanh nghiệp cũng bao gồm trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành khi ngân hàng bán nợ cho VAMC, nên khi thu hồi được nợ đã bán, ngân hàng cũng sẽ yêu cầu được tất toán trái phiếu đặc biệt. Với kết quả thu hồi nợ xấu tích cực trong thời gian qua, thì số dư trái phiếu đặc biệt của nhiều nhà băng cũng tiếp tục xu hướng giảm, từ đó giúp các ngân hàng có thêm hạn mức để phát triển cho vay mới mà không quá lo ngại ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tín dụng.
Theo Vietstock
Tăng trưởng tín dụng năm 2019 có thể là mức thấp nhất trong thập kỷ qua
VDSC ước tính với tốc độ tăng trưởng hiện tại và trần tín dụng cho từng ngân hàng, tăng trưởng tín dụng cả năm 2019 có thể chỉ đạt 13,2%.
Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa có báo cáo chiến lược tháng 11, trong đó có đề cập đến tăng trưởng tín dụng của Việt Nam trong năm nay.
Tính đến hết tháng 9/2019, tăng trưởng tín dụng ước đạt 9%, thấp hơn mức 10,3% cùng kỳ năm trước. Và so với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 2019, dư địa có thể tăng lên tới 5%.
"Dựa theo tình hình tăng trưởng tín dụng tại các NHTM niêm yết, chúng tôi ước tính với tốc độ tăng trưởng hiện tại và trần tín dụng cho từng ngân hàng, tăng trưởng tín dụng cả năm 2019 có thể chỉ đạt 13,2%", VDSC nhận định. Và nếu xảy ra, đây sẽ là mức tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong thập kỷ qua tại Việt Nam.
Kết quả tăng trưởng tín dụng thấp hiện tại chủ yếu đến từ khối NHTMCPNN, gồm BIDV, Vietinbank và Agribank trong khi thành tích tại các NHTMCP tư nhân khác vẫn rất ấn tượng. Do đó, câu hỏi đặt ra là liệu NHNN có phân bổ lại trần tín dụng giữa các nhà băng để đạt mức trần tín dụng đề ra đầu năm?
Góc nhìn của VDSC dưới hai khía cạnh. Một mặt, các NHTMCP như VIB, TPB, VPB hay MBB đều ghi nhận tăng trưởng tín dụng khá tốt trong 9 tháng đầu năm 2019 và hiện tại đang dần cạn dư địa khi tiến sát mức trần tín dụng cho phép của NHNN. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng của BIDV và Vietinbank chỉ đạt 8,6% và 3,2%, cách xa so với mục tiêu đầu năm, lần lượt 12% và 7%. Theo định hướng của NHNN kể từ đầu năm, các nhà băng có chất lượng tài sản tốt hoàn toàn có thể được nới room tín dụng. Điều này đã từng xảy ra vào giữa năm 2019 khi các nhà băng kể trên lần lượt đáp ứng tiêu chuẩn Basel II.
Mặt khác, xét về cân đối vĩ mô, VDSC nhấn mạnh vào chênh lệch tăng trưởng tín dụng và GDP danh nghĩa. Khoảng cách chênh lệch quá cao hàm ý sự dư thừa tiền trong nền kinh tế và ngược lại. Hiện nay, khoảng chênh lệch ở mức 5%, thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn 2015-2017, 7-11%. So với 2018, tới cuối năm, khoảng chênh lệch giảm mạnh về 3% từ mức 6% trước đó do biến động từ vĩ mô thế giới khiến tăng trưởng tín dụng và cung tiền bị siết chặt đột ngột kể từ quý 3/2018.
Trong bối cảnh hiện nay, diễn biến kinh tế trong và ngoài nước đều khá tích cực đi kèm với mặt bằng lãi suất liên ngân hàng quay trở về giai đoạn 2017-2018, do đó NHNN có đủ điều kiện để cân nhắc điều chỉnh trần tín dụng cho các nhà băng. VDSC cũng cho biết đã ghi nhận một số nhà băng đang tiến hành xin thêm room từ phía NHNN.
Ngọc Bích
Theo Trí thức trẻ
Gian nan chuyện tăng vốn cho 4 "ông lớn" ngân hàng Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến cuối tháng 8/2019, vốn điều lệ của 4 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước (gồm Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV) đạt 139 nghìn tỷ đồng, tăng 0,8% so với cuối năm 2018. Tuy nhiên, việc mở rộng tín dụng cho 4 "ông lớn" này đang bị hạn chế do phải đáp ứng tỷ lệ an...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Cắt giảm calo có giúp giảm mỡ bụng?
Sức khỏe
06:01:57 21/05/2025
Nhìn qua tưởng "tóc rối" nhưng nấu được nhiều món ăn vừa ngon, bổ dưỡng lại mang ý nghĩa điềm lành
Ẩm thực
05:57:52 21/05/2025
4 siêu phẩm "căng như dây đàn" của mỹ nữ cổ trang viral nhất hiện tại: Xem ngay kẻo lỡ!
Phim châu á
05:51:49 21/05/2025
Tài tử hạng A tham tiền đến mức 4 năm đóng 10 phim rác, bị yêu cầu giải nghệ cũng chẳng oan
Hậu trường phim
05:50:10 21/05/2025
Nvidia ra mắt công nghệ kết nối chip mới để thúc đẩy phát triển AI
Thế giới số
05:15:30 21/05/2025
Chủ tịch Công ty Pha Lê thuê giang hồ chém cổ đông, thâu tóm mỏ cát
Pháp luật
23:50:59 20/05/2025
Nga sẵn sàng đàm phán không cần điều kiện tiên quyết với Ukraine
Thế giới
23:49:29 20/05/2025
Diễn viên phim nóng '50 sắc thái' khoe nhan sắc cực phẩm trên thảm đỏ
Sao âu mỹ
23:45:54 20/05/2025
Ca sĩ nhí vừa biểu diễn cùng Hòa Minzy trên Quảng trường Ba Đình là ai?
Nhạc việt
23:20:41 20/05/2025
"Tiểu Jennie" bị fan ghẻ lạnh, công ty hất hủi, BLACKPINK cũng không cứu nổi?
Sao châu á
23:13:56 20/05/2025