Ẩn số ‘room’ ngoại tại Vinaconex
Nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội mua cổ phần hay không, khi Nhà nước thoái vốn tại Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam – Vinaconex (mã chứng khoán VCG)?
Nếu có, thì tỷ lệ tối đa là bao nhiêu? Nếu không, liệu có thêm một thương vụ tương tự như Sabeco với hơn 70% cổ phần được bán về tay tỷ phú Thái?Sắp đến ngày SCIC và Viettel bán đấu giá cổ phần Vinaconex nhưng hiện nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa biết room được mua VCG là bao nhiêu…
Trụ sở Vinaconex tại Hà Nội.
Theo công bố thông tin của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và Tổng Công ty cổ phần viễn thông quân đội (Viettel) về đợt đấu giá bán cổ phần tại Vinaconex, việc tham gia đấu giá cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đều được ghi rằng: “Vinaconex là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề nên SCIC khuyến cáo các nhà đầu tư nước ngoài nghiên cứu kỹ quy định pháp luật Việt Nam về giới hạn tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp”.
Ngày 2/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chính thức có công văn trả lời về việc hướng dẫn thủ tục xin chốt tỷ lệ sở hữu nước ngoài của Vinaconex. Theo đó, việc chốt “room” ngoại là trách nhiệm của Vinaconex và phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Theo các quy định tại Nghị định 60/2015/NĐ-CP và Thông tư 123/2015/TT-BTC, VCG có trách nhiệm tự rà soát ngành, nghề kinh doanh, xác định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa và báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Video đang HOT
Sau khi xác định được tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận, Vinaconex thực hiện thủ tục chốt tỷ lệ sở hữu nước ngoài trước khi SCIC và Viettel bán phần vốn nhà nước tại VCG.
Tuy nhiên, lãnh đạo Vụ phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cho biết: hiện Vinaconex chưa thực hiện thủ tục thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa theo quy định tại Thông tư 123/2015/TT-BTC và nhà đầu tư nước ngoài hiện đang sở hữu 10,88% cổ phần VCG.
Vậy hướng xử lý thế nào khi SCIC và Viettel bán phần vốn tại VCG và nhà đầu tư nước ngoài đặt mua? Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, hiện SCIC và Viettel hiện đều là cổ đông lớn của Vinaconex với tỷ lệ nắm giữ lần lượt là 57,71% và 21,28% vốn điều lệ của VCG. Việc bán phần vốn trên cho nhà đầu tư nước ngoài cũng cần tuân thủ tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại VCG theo quy định pháp luật.
Trong khi đó, chiểu theo đăng ký kinh doanh của Vinaconex, có tới 5 ngành nghề thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện không cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu cổ phần, theo qui định tại Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26/6 2015 của Chính phủ, Phụ lục 4 trong Luật đầu tư 2014 và các văn bản hướng dẫn chuyên ngành (nghĩa là tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài là 0%).
5 ngành nghề đó bao gồm: xuất khẩu lao động; xây dựng và vận hành các nhà máy điện lớn; kinh doanh điện thương phẩm; mua bán bia thuốc lá; kinh doanh xăng dầu.
Tuy nhiên, theo công bố thông tin trên bảng điện tử của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, tính đến thời điểm ngày 30/10/2018 thì room nhà đầu tư nước ngoài của VCG vẫn còn 168.395.551 cổ phần, tương đương 38,12%. Room này được tính trên cơ sở tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài được phép trừ đi số lượng cổ phần nhà đầu tư nước ngoài sở hữu.
Đối chiếu với các qui định hiện hành, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại VCG nên hiểu là bao nhiêu %? Hiện nay tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài của Vinaconex đang là bao nhiêu %? Hướng xử lý như thế nào nếu tỷ lệ sở hữu theo luật qui định là 0%?
Vậy room nước ngoài là bao nhiêu mới đúng quy định? Trong trường hợp tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo các qui định mà bị hạn chế là 0%. Đây là những nội dung nhà đầu tư nước ngoài chờ đợi nhằm tránh những rắc rối khi họ tham gia vào mua đấu giá cổ phần Vinaconex.
Theo Báo Mới
Kiên Giang: Tài khoản một trường học bất ngờ "bốc hơi" cả trăm triệu đồng?
Hiệu trưởng trường tiểu học và THCS Tân Thuận 1 (huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang) cho biết, qua kiểm tra, số tiền trong tài khoản của trường bị mất cả trăm triệu đồng. Khi phát hiện lần đầu, hiệu trưởng đã báo cáo với cơ quan chức năng nhưng đến nay số tiền bị mất vẫn là ẩn số.
Cô Vũ Thị Niêm - Hiệu trưởng trường tiểu học - THCS Tân Thuận 1, cho biết, năm 2015, nhà trường nhận 5 quyết định và 1 phiếu bổ sung với tổng số tiền trên 4,4 tỷ đồng.
Đến 14/1/2016, cô Niêm có báo cáo cho Phòng Giáo dục, Phòng Tài chính huyện Vĩnh Thuận về kinh phí tồn tại Kho bạc Nhà nước huyện Vĩnh Thuận hơn 74 triệu đồng, tuy nhiên sau đó số tiền này không còn trong tài khoản. Cô Niêm báo cáo với cơ quan chức năng, Phòng giáo dục huyện hứa sẽ trả lời nhưng đến nay ban giám hiệu (BGH) trường tiểu học - THCS Tân Thuận 1 không biết số tiền đó đi đâu.
Trong lúc BGH trường chưa hết lo lắng và bức xúc số tiền hàng chục triệu đồng không cánh mà bay thì năm 2017, số tiền tồn trong tài khoản nhà trường tiếp tục biến mất.
Công văn chỉ đạo của UBND huyện gửi Phòng giáo dục và đào tạo, Phòng Tài Chính - Kế hoạch báo cáo vụ việc cả trăm triệu đồng trong tài khoản trường tiểu học và THCS Tân Thuận 1 bốc hơi
Cụ thể, ngày 11/12/2017, trong phiên họp báo Hiệu trưởng thường kỳ, dưới sự chỉ đạo của Trưởng phòng Giáo dục Huỳnh Minh Tâm về việc báo cáo ngân sách 2017, cô Vũ Thị Niêm có báo cáo về việc Quyết toán ngân sách năm 2017 gửi Trưởng Phòng Giáo dục. Trong đó có số tiền tồn trong Kho bạc Nhà nước hơn 96 triệu đồng nhưng sau đó biến mất.
Ngay sau đó, cô Vũ Thị Niêm đề nghị Trưởng Phòng Giáo dục huyện Vĩnh Thuận giải quyết thì đều được hứa hẹn sẽ trả lời sau, nhưng đến nay chưa nhận được câu trả lời chính đáng. Hiện cô niêm đã có báo cáo gửi các cơ quan chức năng huyện Vĩnh Thuận.
Sáng 2/11, trao đổi với PV Dân trí, ông Phạm Văn Hậu - Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thuận, cho biết: "Hiện UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và đào tạo phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch báo cáo vụ việc và tham mưu cho ủy ban để có báo cáo gửi Thường trực Huyện ủy và UBND huyện. Khi có báo cáo cụ thể, nguyên nhân số tiền trong tài khoản trường tiểu học và THCS Tân Thuận 1 bị mất, chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho báo chí".
Hiện BGH trường tiểu học và THCS Tân Thuận 1 cũng như dư luận mong muốn cần làm rõ số tiền trên vì sao biến mất và ai là người chịu trách nhiệm việc này.
Nguyễn Hành
Theo Dân trí
Bao bì Tetra Pak và ẩn số 4.0 Nhà sản xuất bao bì lớn nhất thế giới chuyển đổi mô hình 4.0 với tư duy bảo tồn thế giới tự nhiên. Một cựu quân nhân người Thụy Điển cố cắt nghĩa cho tôi về hệ thống vận hành các khoang tàu ngầm chằng chịt dây nối cùng những bộ điều khiển phức tạp không mấy cảm xúc. Nếu không chứng kiến...