Ăn sáng vào giờ nào giúp tránh bệnh đái tháo đường?
Một nghiên cứu gần đây của Mỹ xác nhận, thời gian ăn sáng trong ngày có thể có tác động đến khả năng phát triển bệnh đái tháo đường.
Chúng ta đều biết rằng một số yếu tố nhất định làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường như tiền sử gia đình, thừa cân, chế độ ăn uống không tốt hoặc lười vận động. Tuy nhiên có một vài thói quen nhỏ áp dụng hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa căn bệnh mạn tính này. Theo đó, ăn trước 8:30 sáng có thể đóng một vai trò trong việc giảm kháng insulin, do đó giảm nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường typ 2.
Thời điểm ăn sáng giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường.
Các nhà nghiên cứu phát hiện, những người bắt đầu ăn sớm hơn trong ngày có lượng đường trong máu thấp hơn và ít kháng insulin hơn.
Video đang HOT
Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng “chế độ ăn uống giới hạn thời gian” (bao gồm việc giới hạn khoảng thời gian tiêu thụ thực phẩm dưới 10 giờ mỗi ngày, chẳng hạn chỉ tiêu thụ thực phẩm từ 8h sáng đến 6h chiều), cũng đáng được quan tâm trong việc ngăn ngừa bệnh đái tháo đường.
Những thói quen ăn uống này có thể giúp chống lại sự khởi phát của bệnh đái tháo đường, khi chúng được kết hợp với một chế độ ăn uống cân bằng (tránh các sản phẩm chế biến hoặc công nghiệp, giảm đáng kể tiêu thụ đường, tránh rượu…) và thực hành hoạt động thể chất thường xuyên.
Ăn sáng trước 8:30 có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Theo một nghiên cứu mới, những người bắt đầu ăn trước 8:30 sáng có lượng đường trong máu thấp hơn và ít kháng insulin hơn, điều này có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
Theo một nghiên cứu được trình bày tại ENDO 2021, cuộc họp thường niên của Hiệp hội Nội tiết, Hoa Kỳ cho thấy, những người bắt đầu ăn sáng trước 8:30 có lượng đường trong máu thấp hơn và ít kháng insulin hơn, điều này có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
Ăn trước 8:30 sáng có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường loại 2. Ảnh: NHẬT LINH
Marriam Ali, Trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học Northwestern ở Chicago cho biết: "Những người ăn sáng sớm hơn trong ngày có lượng đường trong máu thấp hơn và ít kháng insulin hơn."
Kháng insulin xảy ra khi cơ thể không đáp ứng tốt với insulin do tuyến tụy sản xuất và glucose ít có khả năng đi vào tế bào. Những người bị kháng insulin có thể có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn.
Dữ liệu từ 10.575 người Mỹ trưởng thành từ một cuộc khảo sát quốc gia về sức khỏe và dinh dưỡng đã phân tích để xem liệu có sự giống nhau giữa thời gian ăn và mức đường huyết và insulin hay không.
Người ta phát hiện ra rằng nhịn ăn không liên tục hoặc ăn trong khoảng thời gian hạn chế từ 10 giờ trở xuống có liên quan đến tình trạng kháng insulin cao hơn. Điều này có nghĩa là những người nhịn ăn ít phản ứng hơn với insulin, một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu. Kháng insulin là một yếu tố nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
Tuy nhiên, người ta phát hiện ra rằng những người ăn bữa đầu tiên trước 8:30 sáng, có mức độ kháng insulin thấp hơn, bất kể họ có nhịn ăn hay không.
Mặc dù nhịn ăn dường như không quan trọng đối với lượng đường trong máu, nhưng một bữa sáng sớm lại có tác dụng. Những người ăn sáng lúc 8:30 sáng có lượng đường trong máu thấp hơn, cho thấy bữa ăn sáng có nhiều lợi ích trao đổi chất hơn về tổng thể.
Bữa sáng không nhất thiết là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, nhưng nó có thể giúp bạn dễ dàng giữ năng lượng ổn định trong cả ngày.
Tốt nhất bạn nên bắt đầu ngày mới với sự kết hợp của protein, chất béo lành mạnh, chất xơ và thực phẩm toàn phần. Bạn có thể ăn sữa chua với trái cây và các loại hạt hoặc trứng với rau và bánh mì nướng nguyên cám, theo The Times of India.
Người có nhóm máu nào có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao nhất? Tiểu đường (đái tháo đường) là một bệnh do lối sống cần được quản lý suốt đời. Ảnh: Shutterstock Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), nếu bạn là người bị tiền tiểu đường, một số thay đổi lối sống có thể giúp bạn trì hoãn bệnh tiểu đường loại 2. Nhưng ngoài lối sống không lành mạnh, còn...