Ăn sáng món gì khoẻ lâu?
Mặc dù số đông đã có thói quen không bỏ bữa sáng, nhưng không phải ai cũng biết vì sao bữa điểm tâm lại quan trọng và ăn thế nào là có lợi nhất cho sức khoẻ.
Chỉ cần 1 đĩa cơm sườn là đã có 1 bữa sáng đầy đủ
Tầm quan trọng của bữa sáng
Bữa ăn sáng là bữa ăn chính quan trọng nhất trong ngày vì nhiều lý do: đây là bữa ăn đầu tiên sau một khoảng thời gian dài ngưng ăn 10 – 12 tiếng đồng hồ, từ bữa ăn tối hôm trước nên cơ thể rất cần được nạp năng lượng. Thông thường, chúng ta hoạt động nhiều vào buổi sáng, nên để bắt đầu một ngày mới đầy sức sống, cơ thể rất cần được cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất.
Video đang HOT
Bỏ qua bữa ăn sáng dễ dẫn đến hạ đường huyết, giảm khả năng tập trung làm việc và học tập, khả năng sáng tạo cũng giảm, nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến tai nạn lao động như té ngã khi đang làm việc trên cao do thao tác kém chính xác vì cơ thể thiếu năng lượng, hạ đường huyết.
Dù là người đang trong chế độ ăn giảm cân hay không muốn tăng cân cũng cần phải có bữa ăn sáng vì năng lượng từ bữa ăn sáng thường sẽ được sử dụng hết chứ không tích luỹ trong cơ thể như năng lượng từ những bữa ăn chiều tối.
Một điều quan trọng nữa là thức ăn vào dạ dày buổi sáng có tác dụng kích thích sự tiết dịch vị cả ngày làm cho cơ thể tiêu hoá tốt hơn, duy trì khả năng tiêu hoá và sự thèm ăn. Nên cách ăn hợp lý nhất là ăn đầy đủ vào buổi sáng, buổi trưa, ăn ít trong bữa tối.
Gợi ý thực đơn bữa sáng
Bữa ăn sáng đầy đủ phải cung cấp từ 1/4 đến 1/3 nhu cầu năng lượng của cả ngày cho cơ thể, nên có ngũ cốc hoặc khoai củ, thực phẩm giàu đạm, rau và trái cây. Ngũ cốc khoai củ sẽ chuyển hoá thành đường hấp thu từ từ vào máu giúp đường huyết ổn định hơn so với các loại thức ăn/uống ngọt từ đường tinh chế như bánh kẹo, nước ngọt. Đường huyết ổn định sẽ giúp não hoạt động tốt. Chất đạm giúp cung cấp acid amin giúp tái tạo tế bào, tạo chất dẫn truyền thần kinh giúp tăng cường hoạt động trí não. Chất xơ có trong rau giúp làm chậm sự hấp thu đường vào máu. Vitamin và chất khoáng từ trái cây giúp tạo cảm giác khoẻ khoắn.
Bữa ăn sáng đầy đủ có thể là đĩa cơm tấm với miếng sườn nướng, dưa leo, cà chua, thêm trái chuối một tô phở bò với rau, giá và ly nước cam hoặc tự chuẩn bị tô mì gói thêm một cái trứng với ít rau xanh, cà chua, một hũ sữa chua. Đơn giản hơn, có thể là một gói xôi đậu xanh (hoặc đậu phộng, đậu đen) với mè, dừa hộp sữa đậu nành (hoặc sữa tươi, sữa chua) cũng rất tốt.
Đối với những người không quen ăn sáng mà chỉ uống cà-phê hoặc chỉ một ly sữa thì vẫn có thể tập ăn sáng bằng cách thêm một mẩu bánh mì nhỏ hoặc ngũ cốc vào sữa, và khoảng 1 – 2 tiếng sau thì thêm một nắm đậu phộng nấu cùng một trái chuối. Sau đó, tăng dần bữa sáng của mình lên một cách đầy đủ hơn. Đối với học sinh phải đi học từ rất sớm thì có thể chuẩn bị một bữa sáng gọn nhẹ, có thể mang theo đến trường như bánh mì thịt hoặc cá hộp, dưa leo, kèm hộp sữa tươi hoặc vài củ khoai lang, cái trứng luộc, một trái chuối và hũ sữa chua.
Theo dân trí
Kết hợp Đông Tây y trong điều trị bệnh tiểu đường
Hiện nay, tỷ lệ di chứng của bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng, từ đó, các bác sỹ Tây y đã bắt đầu đặt nặng giá trị điều trị toàn diện đã từ lâu tìm về kinh nghiệm của y học dân gian, đặc biệt là Đông Y.
Trước đây hai thập niên, ở CHLB Đức có khoảng 2,5 triệu người bệnh tiểu đường. Sau hơn hai mươi năm phát động phong trào phòng chống bệnh tiểu đường, từ biện pháp tầm soát miễn phí cho đến truyền thông về chế độ dinh dưỡng và vận động để ngăn chặn di chứng nghiêm trọng của căn bệnh này, ngành y tế ở Đức hiện nay đang phải đối đầu với thực tế cay đắng là không dưới 8 triệu người bệnh tiểu đường (xấp xỉ 10% dân số Đức).
Đáng nói hơn nữa là tỷ lệ di chứng của bệnh tiểu đường, từ mù mắt do thoái hóa võng mạc, bước qua suy thận cho đến trường hợp phải đoạn chi vì hoại tử, vẫn tăng chứ không giảm cho dù bác sĩ tại Đức không thiếu phương tiện chẩn đoán và điều trị. Nghịch lý đó cho thấy viên thuốc hạ đường huyết trong bệnh tiểu đường không thể là giải pháp.
Cũng từ nhận thức đó thầy thuốc đặt nặng giá trị điều trị toàn diện đã từ lâu tìm về kinh nghiệm của y học dân gian, đặc biệt là Đông Y. Nhờ nhiều công trình nghiên cứu nhằm áp dụng hoạt chất sinh học để vừa tối ưu hóa tác dụng của thuốc hạ đường huyết, vừa tăng cường sức đề kháng đồng thời kích hoạt chức năng điều chỉnh đường huyết của tụy tạng, như Câu Kỷ Tử, Mạch Môn, Nhàu, Hoài Sơn... và nhất là Alpha lipoic acid thông qua công năng bảo vệ mạng lưới vi mạch trên vỏ nảo, đáy mắt, cầu thận..., thầy thuốc khắp nơi đều rõ lối thoát cho người bệnh tiểu đường chính là trở về với thiên nhiên.
Nhiều thầy thuốc Tây Y chắc chắn có lý do vững chắc khi quyết định phối hợp Đông Y trong phác đồ điều trị. Kết quả ghi nhận qua nhiều công trình nghiên cứu lâm sàng cho thấy việc ứng dụng dược liệu Đông Y với tiêu chí theo dõi chính xác của Tây Y là phương án hiệu quả và an toàn để phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.
Các thành phần Câu kỷ tử, Mạch môn, Nhàu, Hoài sơn & Alpha lipoic acid hiện có trong sản phẩm Hộ Tạng Đường, giúp hỗ trợ điều trị biến chứng của bệnh tiểu đường (trên tim, mắt, thận, thần kinh) đồng thời giúp điều hòa đường huyết.
Thông tin tư vấn: Công ty Đông Tây - số 42A, ngõ 159, phố Pháo Đài Láng - Hà Nội - 04.3775.9865 - 0904.904.660
Theo vietnamnet
Quả mướp đắng trị đái tháo đường Mướp đắng (Momordica charatia L) là một loại rau ăn bằng quả được trồng phổ biến ở nhiều địa phương trong cả nước. Trong thực phẩm, quả mướp đắng được nấu với tôm, hấp với thịt, xào hoặc kho với cá. Đặc biệt quả mướp đắng dùng ăn sống là phương pháp tốt để tận dụng nguồn vitamin C khá phong phú cùng...