Ăn sáng bún chả cá, bún cá ngừ đúng chất Đà Nẵng
Bún chả cá, bún cá ngừ của người Đà Nẵng đậm đà, thơm ngon từ lâu đã trở thành một thương hiệu giữa đất Hà Thành.
Một lí do quan trọng để bún chả cá phổ biến ở miền trung là vì nơi đây giáp biển, quanh năm luôn có những loại cá ngon để làm chả như: cá thu, cá thác lác, cá chuồn, cá mối, cá nhồng…
Nói đến bún chả cá Đà Nẵng thì phần đặc trưng đầu tiên phải nói là chả cá. Để có được một tô bún chả ngon, như ý cần phải biết chọn loại cá ngon, cá tươi sau đó mang về rửa sạch, bào lấy thịt cá, cho vào cối quếch nhuyễn cùng với gia vị như muối, bột ngọt, đường, tiêu…theo một tỉ lệ nhất định tùy thuộc vào bí quyết của người làm chả và quếch cho đến khi nào thịt cá dẻo và tỏa mùi thơm. Sau khi được tạc thành từng miếng lớn, chả có thể đem đi hấp hơi để tạo thành loại “chả hấp” hoặc đem chiên vàng trong dầu nóng, mà người Đà Nẵng gọi là “chả chiên”.
Tiếp đến là nước súp chan vào tô bún, là loại nước được chế biến cầu kỳ từ cá biển. Đặc biệt nồi nước súp này luôn luôn có thêm những loại rau củ như cà chua, thơm, su bắp, bí đỏ và măng khô để tăng thêm vị thanh ngọt và đậm đà cho món bún chả cá.
Video đang HOT
Bún chả cá còn được ăn kèm với rau sống, tuy không cầu kì như rau sống mì Quảng nhưng rau cũng cần phải tươi và đủ loại như xà lách, húng, quế và đặc biệt phải có giá đỗ sống đi kèm.
Tô bún chả cá bốc khói nghi ngút, được điểm xuyến vài cộng ngò rí xanh rờn trên mặt nước màu đỏ trông rất duyên dáng. Xen lẫn đó là những lát chả cá chiên hoặc hấp cắt theo hình con thoi bắt mắt. Nếu bạn cảm thấy nhạt miệng có thể cho vào một ít mắm ruốt sẽ tạo nên mùi vị đậm đà và đặc trưng. Đặc biệt không thể thiếu đối với món bún chả cá là ớt tỏi giả và hành hương và ớt xanh ngâm giấm đường. Vị chua chua ngọt ngọt của hành hương cộng với vị cay xé của ớt tỏi sẽ cho bạn những trải nghiệm thú vị khó tả và không thể nào quên đối với món bún chả cá Đà Nẵng.
Mặc khác ngoài món bún chả cá, người Đà Nẵng còn khoái khẩu với món bún Cá Ngừ. Thay vì chả cá là chủ đạo của tô bún thì người ta để nguyên cá tươi, cắt khoanh và kho sơ qua với gia vị cho thấm cá.
Bún được gọi là ngon trước hết khi ta ăn vào không có mùi tanh của cá, chỉ nghe hương thơm ngào ngạt của tô bún kết hợp với vị ngọt thanh của rau củ quả và vị đậm đà của nước dùng khiến bất cứ thực khách nào cũng phải xuýt xoa…
Nguyên tắc của bún Cá Ngừ là phải chọn những con cá to, tươi từ những vùng biển của Đà Nẵng.
Nhớ dĩa sắn mồi kho mắm thính
Cá thính (hay còn gọi là mắm thính) là món cá muối mặn rồi ủ với bột bắp cho lên men rất phổ biến ở miền Trung xứ Quảng. Cá làm thính có thể là cá chuồn, cá ngừ, cá nục, cá cờ...
Ngày trước, khi thức ăn còn khan hiếm, ở thôn quê, nhà nào cũng ủ vài hũ cá thính để dành ăn trong tiết đông mưa gió.
Củ đậu ở vùng Quảng Nam- Đà Nẵng hay gọi là củ sắn dây, củ sắn mồi. Vào mùa Đông- Xuân là thời điểm thu hoạch củ đậu nên các chợ vùng Quảng Nam- Đà Nẵng có bán loại củ này với giá khá rẻ. Cụ thể, tại các chợ như: Ái Nghĩa, Đại Hiệp, Đại Minh (huyện Đại Lộc- Quảng Nam) có giá 15.000- 20.000 đ/kg.
Củ sắn mồi là cây trồng hàng niên thuộc họ đậu thân leo. Phần ăn được duy nhất là phần rễ phình ra thành củ nằm dưới đất. Thông thường hình dạng nó giống như củ cải lớn màu nâu nhạt, trong khi phần củ trắng sữa bên trong có vị giòn tựa như thịt quả lê. Củ sắn mồi đều có thể được nấu chín hoặc ăn sống. Củ sắn mồi chế biến được nhiều món ăn khá ngon như củ sắn mồi kho thịt, củ sắn mồi xào trứng muối, nộm củ sắn mồi, củ sắn mồi xào thịt heo, nấu sườn hay xào tôm tép...
Gọt vỏ củ sắn mồi khá dễ như bóc vỏ củ sắn (khoai mì) sau đó rửa lại cho sạch và cắt thành những miếng nhỏ hình que, nhọn, dẹt, hay khoanh tròn- hay tất cả những dạng hình phù hợp với công thức món ăn đang chế biến.
Đặc biệt, vào tiết tháng 9, tháng 10, trời mưa gió sụt sùi, thiếu thức ăn, mẹ tôi thường làm món cá thính kho với củ sắn mồi, trông rất dân dã nhưng lại là "đặc sản" của anh em tôi trong những ngày mưa gió. Mẹ khử dầu phụng với củ nén cho thơm và cho cá thính, thịt heo ba chỉ (nếu có) vào xoong um ít phút rồi cho vào xoong một ít nước sôi để nguội. Khi xoong cá sôi lên, mẹ cho sắn mồi đã xắt vào kho rim nhỏ lửa. Trước khi nhắc xuống, mẹ nêm ớt, tiêu, mì chính, đường, rau thơm.
Củ sắn mồi sau khi xào sẽ có vị ngọt thanh tao và khi ăn sẽ có độ giòn giòn đặc biệt hòa quyện với cá thính, bao nhiêu cái thơm, ngon, béo, bùi đều thấm vào lát sắn mồi, cá thính thì có vị béo, thơm của dầu và củ nén phi; vị cay nhẹ của ớt chín và tiêu, vị chua nhẹ và dai của cá khiến anh em chúng tôi ăn với cơm nóng rất ngon. Bởi vậy, quê tôi vẫn còn lưu truyền câu ca: "Mắm thính kho với sắn mồi/Đông thiên mưa gió hết nồi cơm ngay...".
Ngày nay, tôi đi nhiều nơi, được ăn nhiều món ngon vật lạ khá ngon. Song, dĩa sắn mồi kho với mắm thính của mẹ vào những ngày đông mưa gió, bão lụt năm nào đã theo tôi suốt cả cuộc đời.
Địa chỉ cuối tuần: Ba kiểu bún chả cá ở Sài Gòn Bún chả cá nấu theo phong cách ẩm thực của Quy Nhơn, Đà Nẵng, Nha Trang mang hương vị khác nhau là gợi ý dành cho bạn vào cuối tuần. Bún chả cá Quy Nhơn Nhiều năm nay, quán bún cô Huyền trên đường Lê Văn Thịnh là địa chỉ thưởng thức món bún chả cá Quy Nhơn hút khách ở quận 2....