Ăn quá nhiều trái cây cũng làm bạn tăng cân
Các loại trái cây thường giàu chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa… và tốt cho sức khỏe. Nhưng tiêu thụ quá nhiều trái cây cũng có thể khiến bạn tăng cân
Các loại trái cây rất giàu vitamin và khoáng chất. Chúng được coi là nhóm thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, tiêu thụ quá nhiều các loại trái cây có thể làm tăng hàm lượng calo và khiến bạn tăng cân.
Khi nói đến chế độ ăn uống lành mạnh, các loại trái cây và rau quả được xem là lựa chọn an toàn nhất. Nhiều người trong số chúng ta tin rằng đó là những thực phẩm có thể giúp giảm cân rất hiệu quả.
Thực tế, các loại trái cây thường giàu chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa… và có tác dụng giúp phòng, ngừa một số bệnh. Đó là lý do tại sao nhóm thực phẩm này được coi là có lợi cho sức khỏe. Nhưng bạn có biết rằng, tiêu thụ quá nhiều trái cây các loại cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạn tăng cân, thậm chí gây ra các vấn đề về răng miệng. Ví dụ, một quả chuối cỡ trung bình có khoảng 110 calo, 30g carbohydrate , bao gồm 19g đường, trong khi đó, một quả bưởi cỡ trung bình có khoảng 60 calo và 15g carbohydrate, kể cả đường .
Các loại trái cây thường giàu chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa… và tốt cho sức khỏe Ảnh minh họa
Trong hầu hết các loại trái cây đều chứa calo và đường. Nếu ăn quá nhiều hoa quả, lượng calo nạp vào cơ thể cũng đồng thời tăng lên, kết quả là khiến cơ thể bạn dư thừa calo, gây tăng cân. Trong nhiều loại trái cây có chứa đường, được gọi là fructose . Khi chúng ta ăn thực phẩm (không bao gồm các loại trái cây), nó phân hủy thành glucose. Glucose sẽ chuyển hóa thành insulin để phát tín hiệu cho thấy rằng bạn đã no, từ đó, bạn dừng ăn. Nhưng khi chúng ta ăn trái cây, nó giải phóng fructose mà không kích hoạt sự sản xuất insulin, do đó, chúng ta không cảm thấy no. Điều này dẫn đến tình trạng ăn quá nhiều, mất kiểm soát và khiến cho lượng đương vào cơ thể cũng tăng lên nhanh chóng.
Video đang HOT
Glenys Jones, một chuyên gia dinh dưỡng tại Hội đồng Nghiên cứu Y khoa dinh dưỡng con người Mỹ cho biết: “Bạn cần ăn tất cả mọi thứ trong chừng mực. Cũng như khi bạn thực hiện một quyết định không nên ăn một gói bánh quy, bạn nên suy nghĩ về việc cần kiểm soát khẩu phần ăn ngay cả với trái cây”.
Khi lượng đường vào cơ thể quá nhiều, cho dù glucose hoặc fructose, kết quả là mức độ triglycerides gia tăng mạnh. Triglycerides có liên quan đến bệnh tim. Bệnh nhân tiểu đường cũng nên cẩn thận về các trái cây họ ăn, vì nó có thể làm cho lượng đường trong máu tăng lên rõ rệt.
Tiến sĩ Carel Le Roux, một nhà tư vấn về chuyển hóa tại Đại học Y khoa Imperial, London, nói: “Những người béo phì hoặc có bệnh tim nên hạn chế ăn trái cây hàng ngày, nên ăn 4 phần rau cùng với 1 phần trái cây. Như vậy, bạn sẽ vẫn nhận được nhiều chất chống oxy hóa, hơn nữa lại không làm tăng mức độ fructose nên không dễ tăng cân và hại răng miệng”. Vì vậy, tránh các loại trái cây giàu năng lượng có thể giúp bạn rất nhiều trong việc duy trì trọng lượng .
Một số loại trái cây có hàm lượng calo thấp như quả việt quất, lê, táo, dâu tây, mận, đào, bưởi, và anh đào…. Trái cây mà có lượng calo bao gồm dưa hấu, kiwi, nho , dưa hấu, và dứa.
Điều này chứng tỏ rằng bạn nên cân nhắc đến lượng calo sẽ nạp vào cơ thể khi ăn bất kì loại trái cây nào. Lượng calo thích hợp cho bạn còn phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, sức khỏe… Vì vậy, bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để biết mình nên ăn bao nhiêu hoa quả là vừa. Ngoài ra, bạn nên lựa chọn trái cây tươi sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bạn.
Theo VNE
Bơm thụt nhiều có hại cho bé không
Con em 4 tháng rưỡi, rất ít đi đại tiện, có khi rặn nhưng không đi được, và có khi không đại tiện trong 4-5 ngày. Nếu mẹ không bơm thụt thì cháu không đi, dù mẹ đã ăn nhiều chất xơ.
Cứ như vậy liệu có ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của cháu không? Em phải làm sao để con hết táo bón và không phải bơm thụt? (Hậu)
Ảnh minh họa: Nutrivize.com.
Trả lời:
Chào bạn,
Bạn không nói rõ con bạn bị táo bón từ khi nào. Táo bón gay gặp ở bé do chế độ ăn uống của mẹ và bé. Nếu táo bón do nguyên nhân bẩm sinh thì thường xuất hiện từ lúc mới đẻ, cũng có khi táo bón chỉ là triệu chứng của một bệnh lý ở bé.
Nếu táo bón do phản xạ đi ngoài, do chế độ ăn uống thì có thể khắc phục bằng cách: Khẩu phần ăn của mẹ ngoài việc ăn đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo có nhiều sữa cho bé bú, cần tăng cường thêm rau xanh và hoa quả tươi, cộng với uống nhiều nước trong ngày.
Nếu bé được bú mẹ thì đi ngoài phân thường nát hoặc sệt, ít khi bị táo bón. Trong trường hợp vì lý do nào đó bé phải ăn thêm sữa bò, bạn cần pha chế sữa đúng liều lượng vì nếu pha đặc quá bé ăn dễ bị táo bón.
Hằng ngày bạn nên xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ, có thể ấn sâu bụng phía dưới bên trái ngày hai đến ba lần, mỗi lần khoảng 5 phút khi đói để kích thích nhu động ruột. Bạn nên tập cho bé đi ngoài vào giờ nhất định và có thể "xi" lúc đó để tạo cho bé có thói quen cứ nghe thấy "xi" là có phản xạ đi ngoài, tránh hiện tượng để bé tự đi ra bỉm.
Nếu các cách trên vẫn không đỡ bạn nên cho bé đến bệnh viện khám để xác định có thể táo bón do bệnh lý thì tùy nguyên nhân sẽ có biện pháp điều trị kịp thời. Không nên lạm dụng thụt cho bé sẽ làm bé mất phản xạ tự đi ngoài. Chúc bạn thành công.
Thạc sĩ Bác sĩ Doãn Thị Tường Vi
Phòng khám Dinh Dưỡng - Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội
Theo VNE
Nhiều nguy cơ khó lường vì ngồi nhiều Hầu như chúng ta đều biết ngồi quá lâu không hề tốt. Nhưng chính xác điều gì diễn ra trong cơ thể khi ngồi suốt 8 tiếng mỗi ngày hoặc lâu hơn? Thói quen ngồi liên tục một chỗ trong thời gian dài gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể, làm suy yếu chức năng các cơ và là nguyên nhân...