Án phạt lịch sử dành cho Google: Hoàn toàn xứng đáng
Nhiều tên tuổi nổi tiếng trong làng công nghệ đã lên tiếng về sự độc quyền của Google, trong đó thậm chí có cả chủ tịch Google là Eric Schmidt.
Hôm thứ 3 (27/6), EU quyết định phạt Google số tiền kỷ lục 2,4 tỷ Euro (khoảng 2,7 tỷ USD) với cáo buộc lạm dụng sự độc quyền của mình ở châu Âu. Chắc chắn gã khổng lồ tìm kiếm sẽ cảm thấy ác cảm với sự bảo thủ của Liên minh châu Âu, nhưng phần lớn nguyên nhân lại xuất phát từ Google.
Cụ thể, Alphabet – công ty mẹ của Google – đã bị giám đốc cạnh tranh của Ủy ban châu Âu Margrethe Vestager tuyên phạt do liên quan đến những việc mà công ty này đã thực hiện. Ngay cả những người bên ngoài ngành công nghệ/tìm kiếm nhìn vào các bằng chứng, họ cũng không thể đứng về phía công ty Mỹ.
Chính Google cũng thừa nhận sự độc quyền của họ
Cũng bởi sự độc quyền đó, công ty đã tạo ra rất nhiều kẻ thù trong những năm qua. Họ thậm chí còn chiếm ưu thế tại châu Âu hơn ở Mỹ. Nhiều nhân vật nổi tiếng làng công nghệ từng lên tiếng chỉ trích như: nhà đầu tư công nghệ tự do Peter Thiel, cựu CEO Microsoft Steve Ballmer, và ngay cả chủ tịch Google là Eric Schmidt cũng phải thừa nhận rằng: “Tôi đồng ý, chúng tôi đang ở trong khu vực (sự độc quyền) đó” (dù ông và đồng sáng lập Larry Page từ chối làm chứng trước Quốc hội về chủ đề cuộc nói chuyện).
Google chiếm một vị thế độc tôn trong lĩnh vực tìm kiếm. Ảnh: Businessinsider.
Việc Google độc quyền trong lĩnh vực tìm kiếm không có gì là xấu. Ngay tại châu Âu, độc quyền không phải là vi phạm, mà thường là chỉ dấu của thành công tự nhiên hơn. Đúng hơn, luật chống độc quyền của EU được áp dụng khi các công ty lạm dụng độc quyền nhằm thao túng thị trường xung quanh một cách không công bằng.
Trên phương diện này, đã có quá nhiều bằng chứng cho thấy công ty đã sử dụng công cụ tìm kiếm để bóp méo các thị trường khác.
Bằng chứng về hành vi độc quyền của Google
Uỷ ban Thương mại Mỹ FTC từng đưa ra kết luận trong một cuộc điều tra về Google, đồng thời quyết định không theo đuổi một vụ kiện chống lại công ty. Tuy nhiên, một tài liệu bị rò rỉ từ FTC cho hay, các nhân viên của FTC đã tìm ra bằng chứng cho thấy Google sử dụng quyền lực của mình để thao túng thị trường.
Video đang HOT
Dưới đây là một trong những bằng chứng mà nhân viên FTC viết, họ tin rằng có một sự thay đổi trên “trang kết quả tìm kiếm” (SERP) của Google đã làm ảnh hưởng đến băng thông truy cập đến những trang web khác.
Bằng chứng cho rằng Google đã tăng hạng các kết quả tìm kiếm của họ, trong khi hạ bậc các đối thủ khác. Ảnh: Businessinsider.
Một phần khác của tài liệu nói rằng Google đã thu thập nội dung từ Yelp và Amazon, gây phương hại đến các công ty này.
Bên cạnh đó, Google còn thu thập nội dung các đối thủ của họ trong thời gian dài. Ảnh: Businessinsider.
Google đang tự hại mình
Chính người dùng cũng có thể tự nhận thấy rằng khi họ thực hiện bất kỳ thao tác tìm kiếm nào, Google thường xuyên đưa ra các kết quả về những sản phẩm của riêng họ lên đầu trang. Đây chính là con dao hai lưỡi đang chỉa thẳng vào Google. Nếu như Google tạo ra công cụ tìm kiếm tốt nhất, tại sao họ phải cần phải đưa những kết quả đó ngay trên đầu trang?
Bằng chứng rõ ràng cho việc này đến từ Yelp và liên minh các công ty được hình thành khi họ tin rằng mình đang bị loại khỏi các xếp hạng “tự nhiên” trong kết quả tìm kiếm, bởi Google sắp xếp các nội dung của riêng họ đứng đầu dù nó thường ít liên quan hơn, nếu so với những trang tốt nhất trong bảng kết quả.
Các bằng chứng của Yelp rất đơn giản: họ sử dụng chính API (Application Programming Interface: giao diện lập trình ứng dụng, là 1 giao tiếp phần mềm được dùng bởi các ứng dụng khác nhau) của Google để tạo ra một tiện ích mở rộng trên trình duyệt nhằm hiển thị kết quả tìm kiếm của Google, nhưng không bao gồm các kết quả quảng cáo do Google tạo ra. Tiện ích mở rộng này hiển thị cho bạn các kết quả thực được tạo ra theo thuật toán của Google, mà không có quảng cáo của Google xếp chồng lên.
Bằng chứng Yelp đưa ra khi chỉ sử dụng thuật toán thông thường của Google đồng thời loại bỏ các kết quả quảng cáo của Google, các kết quả đưa ra đã hợp lý hơn. Ảnh: Businessinsider.
Sự khác biệt là đáng báo động. Các trang đánh giá khách sạn như TripAdvisor có hàng trăm lượt người xem đánh giá cho mỗi khách sạn, lại bị các hộp đánh giá của Google – vốn có rất ít lượt đánh giá – xếp chồng lên.
Vì thế, những bằng chứng này đã cho thấy khoản tiền phạt tương đương 2,7 tỷ USD mà Ủy ban châu Âu giáng xuống cho Google là hoàn toàn thuyết phục.
Cả một danh sách dài các công ty chịu ảnh hưởng bởi Google
Hàng chục công ty tin rằng công cụ tìm kiếm mà Google tạo ra có thể gây nên những ảnh hưởng xấu đến cả các ngành mà công ty này không cạnh tranh. Expedia, TripAdvisor, Microsoft và một loạt các công ty nhỏ hơn phàn nàn rằng Google đã đặt ra luật lệ cạnh tranh trong lĩnh vực của họ.
Qua nhiều năm, những khiếu nại này đã tạo nên làn sóng chống đối Google. Dựa vào thành công và ưu thế của mình, Google đã tạo nên cả một đội quân muốn hạ bệ họ. Do đó, án phạt lần này là chiến thắng hiếm hoi trong cuộc đấu tranh của những kẻ yếu chống lại gã khổng lồ.
Đại Việt
Theo Zing
Gian lận kết quả tìm kiếm, Google đối mặt án phạt kỷ lục 2,7 tỷ USD
EU cho rằng Google đã lợi dụng vị thế độc bá của Google Search để cạnh tranh không lành mạnh với các đối thủ ở châu Âu.
Cơ quan chống độc quyền của EU cho biết Google sẽ đối mặt với án phạt 2,7 tỷ USD. Gã khổng lồ công nghệ được cho là đã lợi dụng vị thế độc quyền, thao túng kết quả tìm kiếm đối với dịch vụ mua sắm của hãng nhằm cạnh tranh không lành mạnh với các đối thủ.
Đây là khoản tiền phạt kỷ lục, đánh dấu chương mới trong cuộc chiến dai dẳng giữa EU và Google trong nhiều năm qua. Google cũng đối mặt với hai "bản án" khác liên quan đến sự độc quyền về dịch vụ tìm kiếm trên Android và một số sản phẩm quảng cáo khác.
Margrethe Vestager, Giám đốc cơ quan chống độc quyền của EU từng là người khiến Apple phải trả lại đủ 14,5 tỷ USD tiền trốn thuế ở Ireland, "sờ gáy" hành vi trốn thuế của Amazon tại châu Âu và cảnh báo mối nguy hại của Facebook đối với dữ liệu số của người dân. Ảnh: EPA.
"Những gì Google đã làm là bất hợp pháp theo các quy tắc chống độc quyền của EU", bà Margrethe Vestager, Giám đốc cơ quan chống độc quyền của EU, cho biết. "Google đã tước đoạt cơ hội cạnh tranh của các công ty khác, và quan trọng hơn hãng đã tước đoạt quyền được lựa chọn dịch vụ và lợi ích của người tiêu dùng châu Âu", người phụ nữ quyền lực của EU khẳng định.
Về phần mình, Google phủ nhận tất cả những cáo buộc trên. Gã khổng lồ công nghệ cho rằng những dịch vụ của mình đã giúp nền kinh tế kỹ thuật số của cả khu vực phát triển và được hàng trăm triệu người dùng ở châu Âu sử dụng mỗi ngày. Google khẳng định họ vẫn có những đối thủ nặng ký ở châu Âu như Amazon và eBay.
"Chúng tôi không tán thành với những kết luận được công bố hôm nay", Kent Walker, cố vấn của Google nói với The New York Times. Người đại diện của Google cho biết công ty sẽ xem xét lại các phán quyết của Uỷ ban chống độc quyền châu Âu và tiếp tục đấu tranh.
Theo luật châu Âu, Google phải đưa ra những đề xuất để đảm bảo rằng các kết quả tìm kiếm trên Google Search sẽ công bằng với các đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn khi người dùng tìm kiếm một dịch vụ thư điện tử, kết quả trả về phải đảm bảo có cả Gmail lẫn các dịch vụ email khác tại địa phương chứ không thể chỉ hiện ra các trang dẫn về Gmail.
Google có 90 ngày để đáp ứng yêu cầu của EU hoặc đối mặt với khoản phạt lên đến 5% doanh thu trung bình hàng ngày của Alphabet - công ty mẹ của Google. EU cũng sẽ theo dõi sát sao để đảm bảo Google tuân thủ án phạt.
Không riêng châu Âu, tại quê nhà Mỹ, Google cũng đang bị ba công ty gồm Oracle, News Corporation và Yelp đâm đơn ra toà vì độc quyền.
Duy Nguyễn
Theo Zing
Elon Musk đến Lầu Năm góc bàn về bộ áo Ironman Elon Musk đến Lầu Năm Góc trong nỗ lực đạt được thỏa thuận nâng cao công nghệ quốc phòng của Mỹ. Elon Musk chưa bao giờ cảm thấy ngần ngại khi tự so sánh mình với siêu anh hùng Tony Stark, nhưng có lẽ câu đùa gần đây nhất của ông về chủ đề này là khá chính xác. Đáp lại CNN, Elon...