An Phát Holdings xanh màu công nghệ
APH của An Phát Holdings trở thành cổ phiếu của công ty ngành nhựa có vốn hóa lớn nhất thị trường.
Ảnh: TL.
Ngày 28.7.2020, 132 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn An Phát Holdings (APH) chào sàn HOSE với giá tham chiếu 41.500 đồng/cổ phiếu. Xét tổng quan, An Phát Holdings là công ty đầu tư với hệ sinh thái các công ty con bổ trợ lẫn nhau theo chiều ngang khá tích cực và bao quát.
Theo Công ty Chứng khoán SBSI, An Phát Holdings hiện là công ty mẹ của Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh (AAA), Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội và sở hữu 9 công ty con khác thông qua sở hữu trực tiếp và gián tiếp. Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp là sản xuất bao bì nhựa, nhựa kỹ thuật và nguyên liệu nhựa. Đơn vị này còn phát triển thêm một số ngành nghề thứ cấp phụ trợ là bất động sản khu công nghiệp, logistics và thương mại hạt nhựa.
Trong các mảng kinh doanh chính, mảng bao bì nhựa được sản xuất tại Nhựa An Phát Xanh. Theo số liệu của SBSI, An Phát Holdings đang nắm khoảng 53% cổ phần tại Nhựa An Phát Xanh.
Được thành lập từ năm 2002, Nhựa An Phát Xanh hiện đứng đầu tại Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á về xuất khẩu bao bì nhựa. Công ty có khoảng 2.500 nhân viên và sở hữu 7 nhà máy với tổng diện tích 38 ha, xuất khẩu tới hơn 50 quốc gia trên thế giới. Các sản phẩm chính gồm túi thực phẩm, túi siêu thị, túi rác, màng nông nghiệp…
Video đang HOT
Doanh thu của Nhựa An Phát Xanh đến từ 2 mảng chính: sản xuất (chủ yếu là túi nhựa và phụ gia hạt nhựa) và thương mại (hạt nhựa nguyên sinh). Trong năm 2019, doanh thu sản xuất của công ty này đạt 3.970 tỉ đồng, thương mại hạt nhựa đạt 4.510 tỉ đồng. Biên lợi nhuận gộp các mảng lần lượt là 15,6% và 2,6%. Phần lớn sản phẩm được xuất khẩu sang các thị trường như châu Âu, Mỹ và Nhật.
Về mảng nhựa kỹ thuật, phân khúc này chủ yếu được sản xuất tập trung tại Nhựa Hà Nội và các công ty thành viên. Sản phẩm chính của Công ty gồm linh kiện nhựa kỹ thuật dùng cho xe máy và ô tô của Honda, Toyota; linh kiện nhựa điện và điện tử cho Samsung, Panasonic, LG, Brother; và khuôn cho ngành nhựa. Các công ty thành viên khác tham gia vào lĩnh vực này gồm An Trung, Viexim và VMC. Nhựa Hà Nội là một trong những công ty nhựa kỹ thuật lớn nhất và lâu đời nhất tại Việt Nam với tiểu sử thành lập từ năm 1972. Năm 2019, Công ty đạt 1.233 tỉ đồng doanh thu và 56,7 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế, trong đó đóng góp chính là mảng sản xuất linh kiện ô tô, xe máy.
Trong năm 2019, An Phát Holdings đã mua lại Ankor, doanh nghiệp Hàn Quốc chuyên sản xuất nguyên liệu nhựa tự hủy sinh học. Thành lập năm 2000, Ankor sở hữu nhà máy hơn 7.000 m2 với công suất 2.000 tấn/năm. Với nền tảng đó, An Phát Holdings đã bắt tay vào kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất nguyên liệu tự hủy sinh học từ các chuyên gia Hàn Quốc, với mục tiêu sản xuất nguyên liệu PBAT đạt 20.000 tấn/năm; nguyên liệu Compound 25.000 tấn/năm; sản xuất sản phẩm sinh học tự hủy như túi, bao bì màng mỏng cho các công ty con. “Với việc làm chủ công nghệ sản xuất nguyên liệu, biên lợi nhuận gộp sản phẩm tự hủy của An Phát Holdings kỳ vọng sẽ tăng thêm 10-20% sau khi nhà máy PBAT đi vào hoạt động”, chuyên gia phân tích của SBSI nhận định.
Về mặt vĩ mô, dù dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt khi làn sóng lây nhiễm lần thứ 2 đã xuất hiện, các sản phẩm như bao bì ít bị ảnh hưởng khi nhu cầu thương mại điện tử đòi hỏi phải có thêm nhiều lớp giấy gói, bao bì bên ngoài.
Về dư địa tăng trưởng, thị trường bao bì nhựa có quy mô 345,91 tỉ USD vào năm 2019 và dự kiến sẽ đạt giá trị 426,47 tỉ USD vào năm 2025, với tốc độ CAGR 3,47% trong giai đoạn 2020-2025. Trong đó, ngành nhựa kỹ thuật Việt Nam giai đoạn 2014-2019 đã tăng từ gần 6 tỉ USD năm 2014 lên 9,2 tỉ USD năm 2019. Một khi dịch bệnh được kiểm soát, nhu cầu từ các doanh nghiệp FDI như Samsung, LG được phục hồi, nhiều khả năng doanh thu ngành sẽ quay lại quỹ đạo tích cực.
Với mức giá chào sàn 41.500 đồng/cổ phiếu, biên độ dao động /- 20% trong ngày giao dịch đầu tiên, cổ phiếu APH đã tăng kịch trần lên mức 49.800 đồng/cổ phiếu. Như vậy, vốn hóa của An Phát Holdings đạt hơn 6.600 tỉ đồng, trở thành cổ phiếu của công ty ngành nhựa có vốn hóa lớn nhất trên thị trường, gần tương đương vốn hóa của 2 mã blue-chip trong ngành (BMP, NTP) cộng lại.
Về định giá, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán SBSI cho rằng mức giá mục tiêu phù hợp của APH là 52.770 đồng/cổ phiếu. Theo đó, nhà đầu tư có thể cân nhắc gia tăng tỉ trọng nắm giữ APH khi cổ phiếu này có thị giá rơi vào vùng giá mục tiêu phù hợp.
Cổ phiếu ngành tiêu dùng giảm giá mạnh nhất trong tháng 7
Giá cổ phiếu ngành tiêu dùng trong tháng vừa qua giảm 8,39%, gấp hơn 2 lần mức điều chỉnh giảm chung của VN-Index.
Cổ phiếu tiêu dùng, năng lượng, tài chính bất động sản là 3 nhóm ngành điều chỉnh giảm mạnh trong tháng 7.
Theo dữ liệu tổng kết của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 7/2020, chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức 798,39 điểm, giảm 3,24%; VNAllshare đạt 719,58 điểm, giảm 3,68% và VN30 đạt 740,73 điểm, giảm 3,87% so với cuối tháng 6/2020.
Các ngành biến động nhiều nhất gồm ngành hàng tiêu dùng (VNCOND) giảm 8,39%, ngành năng lượng (VNENE) giảm 7,26% và ngành tài chính - bất động sản (VNFIN) giảm 4,79%.
Giao dịch trong tháng 7 ở nhóm ngành hàng tiêu dùng xuống thấp nhất nửa năm - Nguồn: HOSE.
Thanh khoản thị trường cổ phiếu trong tháng 7 ghi nhận sự sụt giảm so với tháng trước. Giá trị giao dịch bình quân phiên đạt hơn 4,53 nghìn tỷ đồng và khối lượng giao dịch đạt trên 271 triệu cổ phiếu/phiên, tương ứng tỷ lệ giảm lần lượt là 32% và 37,49%.
Trong tháng 7, tổng giá trị giao dịch cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 26,81 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,86% tổng giá trị giao dịch cả chiều mua và bán của toàn thị trường. Nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng với giá trị hơn 786 tỷ đồng.
Top 5 cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng với giá trị lớn nhất bao gồm PLX (493,3 tỷ đồng), KDC (256,6 tỷ đồng), VHM (203,8 tỷ đồng), VRE (122,9 tỷ đồng), và CTG (108,3 tỷ đồng).
NĐTNN bán ròng chủ đạo trong 7 tháng qua - Nguồn: HOSE.
Sản phẩm Chứng quyền có bảo đảm ghi nhận khối lượng giao dịch bình quân phiên đạt hơn 6,02 triệu CW, với giá trị giao dịch đạt khoảng 8,34 tỷ đồng/phiên, tương ứng tỷ lệ giảm lần lượt là 24,93% và 14,44% so với tháng 6.
Tính đến hết ngày 31/07, trên HOSE có 382 cổ phiếu, 3 chứng chỉ quỹ đóng, 5 chứng chỉ quỹ ETF, 71 chứng quyền có bảo đảm và 44 trái phiếu niêm yết; tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết đạt hơn 89,72 tỷ cổ phiếu.
Tổng giá trị vốn hóa niêm yết đạt hơn 2,79 triệu tỷ đồng, giảm 2,81% so với tháng trước và đạt khoảng 38,69% GDP năm 2019 (GDP theo giá hiện hành sau khi tính toán lại).
Về hoạt động niêm yết mới và đấu giá, trong tháng 7, HOSE đã đưa 2 cổ phiếu mới lên giao dịch gồm cổ phiếu APH của CTCP Tập đoàn An Phát Holdings và cổ phiếu DGC của CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang.
Đối với CW, HOSE ghi nhận 6 mã CW mới giao dịch với tổng khối lượng niêm yết mới đạt 16 triệu CW. Tính từ khi ra mắt, HOSE đã cấp quyết định niêm yết và giao dịch cho 171 mã CW trên 22 cổ phiếu cơ sở của 8 tổ chức phát hành.
Trong tháng, HOSE đã tổ chức thành công 1 buổi đấu giá chào bán cạnh tranh cho CTCP Chăn nuôi Tiền Giang với tổng khối lượng bán được là 4.968.600 cổ phần, tương đương giá trị cổ phần bán được đạt hơn 102 tỷ đồng.
An Phát Holdings (APH): Thấy gì trong tương quan với thị trường Bất chấp việc niêm yết trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam chao đảo bởi lo ngại về tác động của làn sóng Covid-19 thứ hai quay trở lại, cổ phiếu APH của CTCP Tập đoàn An Phát Holdings có 1 tuần tăng trọn vẹn, đưa vốn hóa đạt gần 8.000 tỷ đồng và lọt Top 40 doanh nghiệp niêm yết...