Ăn ốc tốt cho thai phụ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn ốc không chỉ giúp hồi phục sức khỏe, tăng cường quá trình tuần hoàn máu mà còn cung cấp một lượng lớn dưỡng chất cho cơ thể, mang lại nhiều lợi ích cho các thai phụ.
(Ảnh minh họa)
Nhiều thai phụ thường nghĩ rằng, họ không nên ăn ốc vì sợ đứa bé khi sinh ra sẽ chảy nhiều nước miếng. Tuy nhiên, thực tế chứng minh nhận thức đó là hoàn toàn sai lầm. Vì trong thành phần của ốc có chứa nhiều loại vitamin, như vitamin A, B2, B3 (niacin)… và protein, chất béo, cacbohydrate, sắt, canxi. Theo giới chuyên môn, một con ốc lớn có chứa 1.357mg canxi và 11,9g protein; một con ốc xoắn có chứa 1.356mg canxi và 12,2g protein, rất có ích cho sức khỏe của các thai phụ.
Bên cạnh đó, ốc còn có thể được chế biến thành những món ăn giàu dinh dưỡng, có tác dụng tốt cho sức khỏe, như món ốc luộc với lá gừng, ốc nấu chuối xanh, canh chua ốc… Theo các chuyên gia, ngoài tính giàu dưỡng chất, những món ăn này còn là các bài thuốc giúp phục hồi nhanh tình trạng sức khỏe và tăng cường quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể. Tuy nhiên, đối với những thai phụ bị rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài, bị loét bao tử nên tránh ăn ốc.
Theo PNO
Các vi chất đặc lợi cho nam giới
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, muốn trở thành người đàn ông tràn đầy sinh lực, nam giới nên chú ý bổ sung các vitamin và khoáng chất sau:
Vitamin E được gọi là chất "cải lão hoàn đồng" là bởi nó giúp cho "quân số" của nam giới đông về số lượng, tinh nhuệ về chất lượng, làm tăng khả năng tái sinh của ống sinh tinh...
Vitamin E được coi là chất "cải lão hoàn đồng".
Vitamin C:
Giúp cho tinh dịch không bị kết dính vào nhau, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể và tạo sự hưng phấn chốn khuê phòng. Vitamin C có nhiều trong các loại rau có màu xanh sẫm, trong các loại quả như bưởi, cam, chanh, bồ quân...
Vitamin B: Nhất là vitamin B12 có tác động tốt tới tế bào sinh dục. Ngũ cốc, mầm lúa mì, sữa... rất giàu vitamin B.
Kẽm: Là thành phần cấu thành của rất nhiều enzym, tham gia vào các phản ứng sinh hóa trên diện rộng, tham dự vào sự thay đổi cũ - mới của tinh trùng và của tuyến sinh dục. Khi cơ thể thiếu kẽm sẽ xuất hiện tình trạng ngừng trệ sinh trưởng, hệ sinh dục phát triển chậm, lượng tinh trùng ít và yếu. Thức ăn có nhiều kẽm là: thịt các loại, trứng, gan gà, đậu, đặc biệt là hải sản có hàm lượng kẽm rất cao, có thể lên tới 1.000mg/kg.
Mangan: Ngoài khả năng tăng cường hoạt lực của các enzym, phòng ngừa loạn điều hoà vận động, xúc tiến sự phát triển của xương... mangan còn có khả năng bảo vệ chức năng sinh dục. Mangan thúc đẩy cơ quan sinh dục phát triển, tinh trùng sản sinh mạnh. Mangan có nhiều trong thức ăn từ thực vật như gạo, lúa mì, đậu nành, rau diếp, rau chân vịt, đặc biệt là lá chè.
Selen: Giúp cơ thể tránh bị các nguyên tố có hại phá hoại hệ thống sinh sản. Thiếu selen, lượng tinh trùng sẽ giảm đáng kể. Thực phẩm nhiều selen gồm: thịt, hải sản, gan và bầu dục động vật.
Sắt: Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, cơ thể sẽ yếu ớt, mệt mỏi, năng lực tình dục kém, tinh trùng loãng và yếu. Nên chú ý sử dụng nhiều thức ăn từ huyết và nội tạng động vật, thịt các loại. Nếu bị thiếu sắt cần bổ sung viên sắt theo chỉ định của bác sĩ.
Caffein giúp nam giới tăng hưng phấn.
Caffein: Có tác dụng làm tăng hưng phấn, giải trừ mệt mỏi, tăng tỉ lệ tinh trùng hoạt động cũng như tăng tuổi thọ của đội quân này. Chocolate, cà phê, chè... rất giàu caffein.
Iod: Tham gia vào việc tổng hợp hormon tuyến giáp. Mà tuyến giáp thì có liên quan rất mật thiết đến sự sinh trưởng và phát triển của các cơ quan trong cơ thể. Thiếu iod không những dẫn đến các bệnh về tuyến giáp mà còn ảnh hưởng lớn đến sinh lý, nhất là ở nam giới. Nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày các thực phẩm giàu iod như hải sản, rong biển, tảo biển. Nên sử dụng gia vị có bổ sung iod hàng ngày.
Theo Cẩm nang gia đình
Sắt đặc biệt quan trọng với trẻ - Vì sao? Sắt cần thiết cho tất cả mọi người, nhưng đối với trẻ em sắt vô cùng quan trọng, vì trẻ em là đối tượng dễ bị thiếu sắt nhất do nhu cầu tăng cao, nhu cầu sắt ở trẻ còn bú mẹ tăng gấp 7 lần so với người lớn tính theo trọng lượng cơ thể. Vai trò quan trọng nhất của sắt...