Án oan ở Gia Lai khiến 3 cha con vào tù: Sao chưa thấy bồi thường?
Tin tức hình sự, vụ an oan diễn ra cách đây 33 năm khiến 5 người trong 1 gia đình bị bắt oan từng gây chấn động phố núi Gia Lai.
Tin tức của PV báo Người Đưa Tin, đây là vụ án oan đã khiến 5 người trong 1 gia đình bị bắt oan, từng gây chấn động phố núi Gia Lai một thời gian dài. Đến nay, sau 33 năm kể từ ngày xảy ra vụ án, tất cả họ đều đã được minh oan. Oan đã được giải nhưng các thành viên trong gia đình vẫn tiếp tục đi gõ cửa nhiều cơ quan để được đòi bồi thường.
Kỳ 1: Nỗi oan đằng đẵng 33 năm
Hơn 30 năm qua, người phụ nữ từng bị oan sai này vẫn tiếp tục gõ cửa cơ quan chức năng để tìm công lý
Vụ án diễn biến từ đầu năm 1975, khi đó ông Phùng Văn Cung, trú tại phường Diên Hồng, TP.Pleiku (Gia Lai) có mua miếng đất của Bà Nguyễn Thị Lộc (trú cùng địa bàn). Sau khi thỏa thuận giá, ông Cung đã trả trước cho bà Lộc một nửa số tiền. Sau đó bà Lộc đi khỏi địa phương.
Hai năm sau, bà Lộc quay về đòi lại căn nhà. Đòi không được, bà Lộc đã khởi kiện ông Cung ra tòa. Tại bản án sơ thẩm, TAND thị xã Pleiku bác đơn kiện của bà Lộc. Bà Lộc kháng cáo, ngay sau đó, TAND Gia Lai – Kon Tum lúc bấy giờ phán cho bà Lộc thắng kiện.
Gia đình ông Cung một mực phản đối, nhưng đến ngày 04/6/1983, ông Cung bị tạm giữ để thi hành án. Ngày 22/8/1985, TAND tỉnh Gia Lai – Kon Tum tuyên án ông Cung bị 3 năm tù giam. Không chấp nhận bản án này, những người con trong gia đình ông Cung là ông Phùng Trọng Hùng và bà Phùng Thị Kim Oanh phản đối quyết liệt và cũng bị bắt giam.
Hai tháng sau, con gái Phùng Thị Kim Oanh được thả, còn ông Phùng Trọng Hùng bị bắt 4 tháng. Hơn 30 năm sau, bà Oanh mới được giải oan. Tháng 8/2014, VKSND TP. Pleiku tổ chức xin lỗi công khai và khôi phục danh dự cho bà Oanh.
Lại tiếp vụ án của ông Cung, bản án được tuyên, gia đình kháng cáo, toà phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng tổ chức xét xử và giữ nguyên bản án của TAND Gia Lai – Kon Tum đối với ông Cung.
Vừa ra tù, bà Phùng Thị Kim Oanh lưng cõng, tay bồng 2 đứa con nhỏ ra Bắc vào Nam đi tìm công lý cho cha, người anh trai và chính bản thân mình. Lời kêu cứu của bà Oanh đã có kết quả. Năm 1987, Ủy ban Thẩm phán TAND tối cao đã xét xử giám đốc thẩm, HĐXX tuyên ông Phùng Văn Cung vô tội.
Mặc dù 3 cha con bà Oanh đã được giải oan nhưng đến nay, cha của bà vẫn chưa được bồi thường oan sai.
Mặc dù đã được tuyên bị oan, ông Cung được thả nhưng chưa được giải quyết đến nơi đến chốn nên gia đình ông Cung tiếp tục đi gõ cửa nhiều cơ quan chức năng. Năm 2000, ông Cung mất. Chỉ sau đó 1 năm, Toà phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng tổ chức buổi xin lỗi công khai ông Phùng Văn Cung (đã mất) cùng gia đình ông trước các cấp chính quyền và nhân dân địa phương. Ngày cha được giải oan, tóc bà đã bạc, bà Oanh chỉ có thể thắp nén hương báo tin vui cho cha ở dưới suối vàng.
Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, bà Oanh gạt hàng nước mắt tâm sự: “Oan thì đã được giải, nhưng tôi vẫn đang canh cánh một điều rằng, những thứ thuộc về cha vẫn chưa được trả lại, chưa có một cái kết công bằng đối với người quá cố và gia đình tôi. Tuổi đã cao, nhưng tôi vẫn theo đến cùng để đòi lại công lý…”.
Chí Dũng
(Còn nữa)
Ads “Mổ xẻ” bài thuốc nam chữa khỏi bệnh tiểu đường cho hàng nghìn người
Theo_Người Đưa Tin
Liên tiếp các vụ thảm sát kinh hoàng: Tội ác đến từ đâu ?
Chưa bao giờ người dân cảm thấy bất an như hiện nay. Mạng sống của con người rất dễ bị tước đoạt vì những lý do rất vu vơ.
Tội phạm hình sự ngày càng man rợ và trẻ hóa
Video đang HOT
Liên tục xảy ra nhiều vụ giết người man rợ, hạ thủ nhiều nạn nhân cùng một lúc, cách giết người thì tàn độc. Giải pháp nào để con người đối xử với nhau trong tình nhân ái?
40 ngày - 3 thảm án chấn động, giết người
Chỉ trong vòng 40 ngày, 3 vụ thảm án xảy ra ở Nghệ An, Bình Phước, Yên Bái khiến khiến dư luận không khỏi hoang mang
Ngay 2/7, vụ án nghiêm trọng xảy ra ở bản Phồng, xã Tam Hợp, Tương Dương (Nghệ An) khiến 4 người tử vong gây chấn động dư luận. Nạn nhân đều là người trong một gia đình nhà anh Lô Văn Thọ (SN 1987), đặc biệt có cả con trai 1 tuổi của anh.
Cơ quan công an lập tức vào hiện trường để điều tra vụ án mạng. Tuy nhiên, khu vực xảy ra thảm án rừng núi heo hút, dân cư thưa thớt; từ bản Phồng vào địa điểm phát hiện 4 người chết mất gần 2 giờ đi bộ đường rừng.
Hơn nửa tháng sau khi xảy ra vụ án, người dân bản Phồng như trút được nỗi lo khi công an tìm ra nghi phạm, là Vi Văn Mằn (còn gọi là Hai, trú tại bản Phồng).
Trong khi thảm án ở bản Phồng chưa kịp dịu xuống thì 5 ngày sau (ngày 7/7), dư luận bàng hoàng với thông tin 6 người bị sát hại tại căn biệt thự, đồng thời là trụ sở công ty TNHH khai thác chế biến - xuất khẩu gỗ Quốc Anh (tổ 3, ấp 2, xã Minh Hưng, Chơn Thành, Bình Phước).
Những nạn nhân cũng đều là người trong một gia đình của ông chủ căn biệt thự Lê Văn Mỹ (SN 1968).
Vụ án gây xôn xao dư luận bởi mức độ tàn ác của kẻ sát nhân. Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Trần Đại Quang đích thân xuống hiện trường chỉ đạo điều tra phá án. Những thông tin về quá trình điều tra của các lực lượng chức năng nóng từng giờ, từng phút trên truyền thông.
Và 4 ngày sau (10/7), 2 nghi can Nguyễn Hải Dương (24 tuổi, quê ở An Giang, trú tại Hóc Môn, TP.HCM) và Vũ Văn Tiến (24 tuổi, cùng trú Hóc Môn) bị cơ quan điều tra bắt giữ.
Chưa dừng lại, ngày 12/8, dư luận lại sững sờ với vụ thảm án giết 4 người xảy ra cũng nơi vùng núi cao heo hút ở thôn 16, xã Lâm Giang, Văn Yên, Yên Bái. Điều đáng nói là, 4 người bị sát hại cũng trong một gia đình, chủ nhà là anh Trần Văn Long.
Lần này, nghi phạm được xác định từ đầu, là Đặng Văn Hùng (SN 1989, có họ hàng với các nạn nhân), sau khi gây án đã dắt theo người yêu là Nguyễn Thị Hán (SN 1979, trú xã Tân Hợp) bỏ chạy trốn vào rừng.
Khoảng 500 chiến sĩ trinh sát, công an, dân phòng... và tất cả người dân được huy động để chốt chặn các ngả đường núi rừng, vây bắt hung thủ. Và chỉ 63 tiếng sau, 2 nghi phạm trên đã bị các lực lượng chức năng bắt giữ.
Thảm sát nối tiếp thảm sát đặc biệt nghiêm trọng chỉ trong vòng hơn 1 tháng khiến những trái tim sắt đá cũng rung lên, những lòng dạ thờ ơ vô cảm cũng dâng trào phẫn nộ và cái đầu trăn trở nghĩ ngợi phải đặt ra câu hỏi: Tội ác đến từ đâu?
3 nghi can Nguyễn Hải Dương, Vi Văn Hai, Đặng Văn Hùng (từ trái sang) trong các vụ thảm án gây chấn động Bình Dương, Nghệ An, Yên Bái trong hơn 40 ngày qua. ( Anh VietNamNet )
>> Những vụ thảm sát cả gia đình gây chấn động xã hội 4 người trong một gia đình ở Yên Bái bị sát hại; Thảm sát 6 người tại Bình Phước; Cả gia đình bị sát hại tại Nghệ An... là những vụ thảm án gây chấn động xã hội.
Đi tìm lời giải cho những vụ thảm sát
Trên cả nước liên tiếp xuất hiện nhiều vụ giết người hết sức man rợ gây xôn xao dư luận. Những kẻ gây án có tuổi đời từ 20 đến trên 40 tuổi và đều tự mình gây án với một thái độ hết sức thản nhiên. Chính điều này đã khiến dư luận đặt câu hỏi: tại sao cái ác lại dễ bộc phát đến như thế? Vì sao các vụ án giết người đang ngày càng gia tăng và rất dã man?
Nhìn bề ngoài thì chẳng có liên quan gì, mỗi vụ đều xuất phát từ những động cơ khác nhau. Nhưng không phải tự nhiên mà lại có chuyện dồn dập những vụ giết cùng lúc nhiều người.
Từ Lê Văn Luyện, đến vụ án Bình Phước, Nghệ An, rồi nay là Yên Bái, thực sự những vụ thảm sát đã gây hoang mang dư luận cả nước. Cứ đà này, liệu có còn thêm những vụ thảm sát nữa hay không? Ai sẽ bảo vệ người dân? Người dân sẽ bảo vệ chính họ bằng cách nào? Rất nhiều câu hỏi đặt ra. Tóm lại, làm sao để phòng ngừa thảm án?
Những câu hỏi quá khó lời giải. Chúng ta phải thừa nhận một điều: ngày xưa, án giết người tàn độc không thiếu, nhưng tỷ lệ những vụ thảm sát gia tăng mạnh với tính chất lạnh lùng, man rợ trong vài ba năm qua, là điều bất thường.
Trươc hêt, qua cac vu trong an giết người xảy ra vừa qua, đặc biệt là các vụ án xảy ra ở Bình Phước, Nghệ An và Yên Bái, co thê thây, chi vi mâu thuân nho, chi vi ly do không đang co ma ngươi ta đa giêt hại nhau. Đo la điêu bao đông vê văn hoa, cach ứng xư giưa con ngươi vơi nhau đang xuông câp nghiêm trong.
Văn hoa ưng xư chinh la nguyên nhân trưc tiêp dân đên cac vu tham an đau long nay.
Các đối tượng gây án ở đây còn là biểu hiện sư thiêu hiêu biêt, thiếu tu dưỡng, rèn luyện nhân cách đao đưc. Có thể thấy, các nghi phạm gây ra 3 vụ án nghiêm trọng ở Bình Phước, Nghệ An và Yên Bái đều con rât tre, hâu hêt đêu không co công ăn viêc lam ôn đinh, hoc thưc han chê.
Có những điểm chung: sát thủ ngày càng trẻ. Gần 70 % vụ án hình sự có đối tượng phạm tội là thanh thiếu niên. Đó là công bố của Viện Nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm của Học viện Cảnh sát Nhân dân, Bộ công an. Hành vi phạm tội ngày càng lạnh lùng và man rợ hơn.
Gần đây, hiện tượng người trẻ tuổi phạm tội tăng lên bất thường
Người ta băn khoăn bởi những tên giết người tàn độc như Vi Văn Hai tức Mằn, Đặng Văn Hùng, Nguyễn Hải Dương đều là các chàng trai không xăm trổ, không có vẻ bặm trợn dao búa, không tiền án tiền sự... Vi Văn Mằn được tiếng "rất hòa đồng với mọi người, chưa khi nào thấy anh ta to tiếng đập đánh hay chửi bới bất cứ ai", lại "được tiếng là ngoan".
Đặng Văn Hùng dù là có vẻ nghênh ngáo, nhưng vẫn chưa có tiền sự, chưa đưa vào diện công an theo dõi. Ông Nguyễn Hải - bố kẻ thủ ác Nguyễn Hải Dương, nói: "Thằng Dương và thằng Tiến là bạn bè thân thiết, hiền lành, ai cũng mến, vậy sao giết người được? Lại giết cái Linh, người mà thằng Dương thương yêu nhất".
Vụ thảm sát cả gia đình ở Chơn Thành, Bình Phước thật sự đã dấy lên một không khí đau thương, bàng hoàng trong xã hội. Đó không còn là nỗi đau của gia đình nạn nhân mà còn là nỗi đau của toàn xã hội, đó là tội ác tày trời khiến dư luận bàng hoàng đau xót.
Ở đây, vấn đề không phải là số lượng người chết mà còn là phương thức gây án quá tàn bạo, hầu như chưa hề có tiền lệ trong suốt lịch sử các vụ trọng án ở nước ta. Phải chăng chính vì sự bất an trong xã hội nên ngành công an mới huy động tới cả cấp cao nhất và cả lực lượng tinh nhuệ nhất để truy bắt các hung thủ?.
Khi vụ án mới xảy ra, dư luận đoán già đoán non chắc là do mâu thuẫn trong làm ăn, chắc giết người cướp tài sản,... Khi 2 nghi phạm bị bắt giữ, cả xã hội cũng lại một phen rúng động, nhiều người còn hụt hẫng vì không nghĩ rằng 6 mạng người chết chỉ vì... một mối hận tình của tuổi trẻ.
Các đối tượng này ra tay tàn độc, man rợ mặc dù tuổi còn rất trẻ, đơn giản chỉ để thỏa mãn nhu cầu của bản thân một cách bản năng mà không suy nghĩ đến những hậu quả đối với nạn nhân, xã hội và ngay chính đối tượng cùng gia đình mình.
Mỗi vụ án có tính chất, mức độ và hậu quả khác nhau, xuất phát từ động cơ, mục đích gây án của đối tượng. Nhưng nhìn chung, xu hướng của tội phạm là hành động ngày càng liều lĩnh, manh động và có tính toán kỹ lưỡng; thể hiện sự lạnh lùng, chai sạn, quyết tâm thực hiện phạm tội đến cùng, phương thức che giấu tội phạm hết sức tinh vi. Ví dụ trong vụ án Nguyễn Đức Nghĩa trước đây, thủ đoạn giết người rất tàn nhẫn, còn dựng hiện trường giả để đánh lạc hướng điều tra. Trong vụ án thảm sát 6 người ở Bình Phước, thủ đoạn của Nguyễn Hải Dương độc ác không kém, nhưng không "cao tay" bằng Nghĩa. Còn hai đối tượng giết người ở Nghệ An, Yên Bái thì ra tay tàn độc, man rợ, có tính chất côn đồ.
Trước đây, khi xảy ra một vụ giết người đã là cú sốc với xã hội. Nhưng càng ngày, số vụ bất thường càng tăng và tội phạm ngày càng trẻ hoá đồng nghĩa với việc tác động nền tảng lệch chuẩn vào một bộ phận dân chúng gia tăng. Những hình ảnh bạo lực, phim xã hội đen; lối sống nặng về tranh đoạt vật chất, ăn chơi sa đọa, lười biếng, thích hưởng thụ, chạy theo đồng tiền bằng mọi giá... lan tràn trên sách báo, phim ảnh, internet, mạng xã hội đang hàng ngày hàng giờ tác động vào nhận thức, lối sống, hành vi của không ít người. Con người học cái hay thì chậm, học cải dở thì nhanh.
Bên cạnh đó, việc truyền thông tạo ra mặt trái khi miêu tả quá chi tiết và rùng rợn các vụ thảm sát chấn động cũng đã tác động xấu tới tâm lý của các đối tượng phạm tội.
Thêm một vụ thảm sát là thêm một nỗi đau của xã hội. Phải chăng, có điều gì đó bất thường đang xảy ra trong cuộc sống tươi đẹp này? Con người - hai tiếng ấy kỳ diệu và thiêng liêng lắm. Tạo hóa sinh ra con người là để sống và yêu thương, ai cũng có quyền tận hưởng cuộc đời đầy màu sắc. Mỗi người được sinh ra đã là một tuyệt tác của số phận. Vì sao, nhiều người tự cho mình quyền tước đoạt đi mạng sống của người khác như vậy?
Hung thủ thật sự rồi sẽ đền tội nhưng dù bản án có thích đáng đến mấy cũng không thể nào bù lại được những mất mát của phía bị hại cũng như những sang chấn tâm lý nặng nề mà xã hội gánh chịu.
Việc giáo dục thanh thiếu niên cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và gia đình, xã hội. Ảnh minh họa
Làm gì để có cuộc sống an lành
Mặc dù cơ quan chức năng đã nhanh chóng đưa những vụ án ra ánh sáng và những con quỷ dữ gây ra tội ác tày trời này sẽ bị pháp luật nghiêm trị. Nhưng nỗi ám ảnh về hành động dã man của những kẻ mất hết nhân tính vẫn làm nhiều người rùng mình chưa thể nguôi ngoai.
Nhất là đối với các gia đình nạn nhân, đó không chỉ là nỗi đau tột cùng mất người thân mà còn là sự ám ảnh rùng rợn trước cái chết của họ. Nỗi ám ảnh có thể đeo đẳng suốt cả cuộc đời. Đấy là vết thương lòng chẳng bao giờ liền sẹo, bất cứ lúc nào cũng làm rỉ máu con tim. Là nỗi bất an của toàn xã hội, bởi tội ác hoành hành, tai họa luôn rập rình trên đầu dân vô tội. Là nỗi sợ trước sự xuống cấp của đạo lý làm người ở một bộ phận dân cư đang tự đánh mất tính người, hành động như thú tính, coi tội ác là trò tiêu khiển...
Chính vì thế dư luận đặt ra một số câu hỏi: Tại sao những năm gần đây xảy ra không ít vụ giết người, cướp của dã man, tàn bạo? Làm thế nào để giảm bớt và đi đến chỗ triệt tiêu tội ác? Làm thế nào để con người không bị mất nhân tính? Làm thế nào để cuộc sống được yên bình?
Nhìn nhận từ các vụ trọng án liên tiếp xảy ra gần đây dưới góc độ tâm lý tội phạm có thể thấy các vụ án ngày càng có tính chất gây án tinh vi, xảo quyệt và hết sức dã man. Đặc biệt, trong vụ án tiêu biểu như ở Bình Phước vừa qua có thể thấy các đối tượng này có sự tính toán, học hỏi, chắt lọc các yếu tố để xoá dấu vết gây khó khăn cho cơ quan điều tra.
Điều này cho thấy, các đối tượng tội phạm đang ngày càng khôn ngoan hơn chứ không chỉ đơn giản là bột phát. Các phương thức thủ đoạn của tội phạm trong nước thực tế đang có những biến tướng phức tạp ảnh hưởng từ cả thế giới. Qua thực tế, qua phim ảnh, sách báo, nhiều đối tượng khi gây án thường nghiên cứu, hành động rất chuyên nghiệp và lạnh lùng khi gây ra những vụ án đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội.
Bởi, rõ ràng, cách ra tay tàn độc với tổng cộng 14 mạng người tại Nghệ An, Bình Phước và Yên Bái vẫn là một câu chuyện vượt quá sức tưởng tượng của rất nhiều người trong mỗi chúng ta.
Tội ác leo thang rất đáng sợ. Nhưng đáng sợ hơn cả, cũng là nguồn gốc của tất cả sự tha hóa đạo đức, chính là sự vô cảm của con người.
Tại Việt Nam, kinh tế phát triển, đời sống vật chất được cải thiện, con người ngày được giáo dục nhiều hơn nhưng lối sống chưa hẳn đã tốt hơn. Chỉ vì xe máy va quệt nhẹ trên phố đông, chỉ cần một ánh nhìn khó chịu bị cho là "nhìn đểu", chỉ cần to tiếng trên bàn nhậu... là người ta quên mất tình đồng loại, sẵn sàng xông vào đoạt mạng nhau. Rõ ràng, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tác động rất lớn đến văn hóa, giáo dục và tạo ra lối sống thực dụng, ích kỷ, thờ ơ trong một bộ phận người trẻ hiện nay. Trong khi đó, những quy định về pháp luật hiện hành còn nhiều lỗ hổng để ngăn ngừa tội phạm hữu hiệu.
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt vụ thảm sát cả gia đình đã xảy ra, gieo rắc nỗi kinh hoàng cho cả cộng đồng. Các gia đình nạn nhân đều bị sát hại ngay tại nhà riêng bằng thủ đoạn tàn nhẫn càng khiến người ta khiếp sợ. Tình hình tội phạm hiện nay ngày càng trở nên manh động, nguyên nhân ban đầu có thể chỉ từ những mâu thuẫn rất nhỏ nhưng hậu quả cuối cùng lại rất thảm khốc. Ngoài việc nâng cao cảnh giác, từng gia đình phải tăng cường các biện pháp an ninh, gia cố hàng rào, cửa khóa để có thể phòng tránh kẻ gian.
Hình phạt không phải là biện pháp hữu hiệu để áp dụng đối với những đối tượng "máu lạnh" như vậy. Nhiều đối tượng dù rất am hiểu pháp luật nhưng vẫn hành động giết người man rợ. Vậy nên, chúng ta cần một giải pháp mang tính đột phá, đòi hỏi nỗ lực của các cơ quan chức năng cũng như toàn xã hội, đặc biệt là từ giáo dục.
Ngoài ra, luật nên quy định theo hướng mở, nghĩa là đối với những vụ án dã man, đặc biệt nghiêm trọng, người chưa thành niên gây cái chết với nhiều người thì quy định mức hình phạt cụ thể cho trường hợp đó, mà không theo quy định chung để đủ sức răn đe.
Chúng ta cần khẳng định Nhà nước, các cơ quan bảo vệ pháp luật vẫn đang quyết liệt đấu tranh phòng chống tội phạm, nhưng tội phạm - trong đó có những tội phạm đặc biệt nguy hiểm - không thể loại bỏ trong một sớm một chiều. Trong tương lai, cùng với quá trình hội nhập và toàn cầu hóa (trong đó có toàn cầu hóa tội phạm), thậm chí còn có nhiều loại tội phạm mới xuất hiện.
Để hạn chế tình trạng này, cần "nâng cao sức đề kháng cho xã hội" đối với tội phạm bằng nhiều giải pháp. Trong đó cần chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đạo đức, các chuẩn mực xã hội cho người dân, nhất là người trẻ. Khi người ta nhận định rõ hành vi sai trái bị lên án, nhất định bị xử lý, bị trừng phạt... hẳn người đó sẽ có những điều chỉnh hành vi của mình.
Đã có nhiều phân tích, lý giải, quy trách nhiệm: gia đình, xã hội, giáo dục, cả pháp luật chưa nghiêm minh... Tất cả vẫn không thể ngăn ngừa được thực trạng thảm án vẫn đã và đang xảy ra.
Có gì đó đau lòng, khi đọc một thông tin có thêm vụ thảm sát, sau bức xúc, căm phẫn, hoang mang..., người tiếp nhận thông tin dường như khó tránh khỏi cảm giác đã "quen quen". Từ cảm giác quen quen đến trạng thái cảm xúc rồi hoang mang, rồi thiếu niềm tin...chỉ xảy ra khi sự việc, hiện tượng lặp đi lặp lại với tần suất nhiều hơn bình thường.
Khi thực nghiệm hiện trường vụ thảm án Bình Phước, sát thủ vẫn bình tĩnh, lạnh lùng đến vô cảm. Điều đó khiến nỗi đau càng nhân lên. Nó không chỉ là nỗi lo chung của toàn xã hội mà còn là một vấn đề nhức nhối, tiềm ẩn nguy cơ lớn về sự suy đồi nghiêm trọng của các giá trị đạo đức.
Từ những vụ án rúng động xã hội vừa qua, rõ ràng đã đến lúc gióng lên hồi chuông mạnh mẽ, cần sự vào cuộc của toàn xã hội để tránh những hậu quả nghiêm trọng về thể xác lẫn tinh thần. Trong đó việc cần làm ngay là phải chú trọng nhiều hơn nữa tới công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ. Cùng với đó, các cơ quan chức năng phải tăng cường các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, huy động sự tham gia của hệ thống chính trị, nhất là để mỗi người dân nêu cao tình thần cảnh giác, tự phòng ngừa, tự bảo vệ tài sản, bảo vệ tính mạng của chính mình và người thân trong gia đình.
Chuyên gia mách "kế" đối phó với đối tượng Với tính chất manh động, côn đồ của đối tượng phạm tội hiện nay, chúng ta cũng nên thay đổi phương thức phòng ngừa, chống trả. Điều quan trọng nhất là phải thật bình tĩnh để tính toán cách đối phó trong từng tình huống cụ thể. Với quan điểm "còn người thì còn của", nên cách cơ bản nhất vẫn là khi thấy đối tượng, trước mắt chúng ta phải tìm chỗ ẩn nấp an toàn để bảo toàn tính mạng, sau đó quan sát, theo dõi và tìm cách thông báo cho cơ quan chức năng, người xung quanh. Vì với tâm lý tội phạm gần đây, khi chúng bị phát hiện, bị truy đuổi thường thúc đẩy tính liều lĩnh, dã man khiến đối tượng ra tay ngoài mục đích ban đầu, ngay cả bản thân đối tượng cũng không ý thức được hậu quả xảy ra như có thể đâm, chém, giết nạn nhân. Ngoài ra, trong gia đình có thể để nhiều vật dụng như gậy, thước, dao... ở nhiều nơi, khi có điều kiện, hãy lợi dụng những vật đó để chống trả, khống chế đối tượng. Mỗi gia đình nên có số điện thoại của cơ quan công an, của những gia đình xung quanh. Bên canh đo, cân chu đông trang bi cac ky năng ưng pho, thoat nan khi rơi vao cac trương hơp câp thiêt. Chăng han khi bi tôi pham thâm nhâp vao nha va tân công cân phai săn sang cho nơi tru ân an toan, chuân bi săn phương an thoat nan, câp bao cho ngươi thân, công an... Đừng quên điện thoại khẩn, bấm trực tiếp: 113, 114, 115 Trong tình huống cần trợ giúp, dùng điện thoại di động hoặc điện thoại cố định bấm trực tiếp các số điện thoại 113, 114, 115 (không cần bấm mã vùng) để yêu cầu công an giúp đỡ, cứu hộ và cứu nạn. 113 là số điện thoại gọi đến lực lượng cảnh sát phản ứng nhanh trong các tình huống nguy hiểm như: tội phạm đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, phát hiện một người bị nghi là tội phạm hoặc có dấu hiệu phạm tội... 114 là số điện thoại khẩn chữa cháy, đuối nước, sập nhà, kẹt thang máy, điện giật... 115 là số điện thoại khẩn khi cần gặp hoặc phát hiện vấn đề về chấn thương, bệnh tật, tai nạn lao động, tai nạn giao thông... Khi gọi đến các số điện thoại khẩn này, hệ thống tổng đài sẽ tự động chuyển cuộc gọi đến địa phương gần nhất để tiếp nhấn xử lý. Cố gắng bình tĩnh cung cấp những thông tin một cách rõ ràng, rành mạch. Thông tin rõ ràng sẽ giúp cho việc cứu hộ, cứu nạn diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Viet Bao.vn (Tông hơp>>>)
Ký ức vụ thảm sát 9 người chấn động ở miền Tây Đoàn người tìm cách trốn ra nước ngoài đã bị nhóm tổ chức vượt biên giết chết, chôn xác vào đám lá. Vụ thảm sát xảy ra tại Sóc Trăng, từng gây chấn động dư luận cả nước Bên tách trà ngày mưa, cựu đại tá công an Lâm Trường Giang (Hai Giang) ở thị trấn Long Phú, huyện Long Phú (Sóc Trăng)...