Án oan Huỳnh Văn Nén sẽ được chất vấn tại kỳ họp HĐND Bình Thuận
Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Bình Thuận sẽ chất vấn các vụ án có dấu hiệu oan sai và oan sai, trong đó có các vụ án của ông Huỳnh Văn Nén.
Ông Huỳnh Văn Nén (áo đậm màu, giữa) trong ngày đoàn tụ với người thân – Ảnh: Quế Hà
Sáng nay 9.12, tại TP.Phan Thiết, kỳ họp thứ 12 của HĐND tỉnh Bình Thuận (khoá 9) mai mạc. Theo chương trình, kỳ họp sẽ kéo dài đến hết ngày 12.12 với nhiều nội dung quan trọng. Các đại biểu HĐND tỉnh sẽ xem xét và biểu quyết 53 báo cáo, 14 tờ trình và 15 dự thảo nghị quyết.
Chiều 10.12, sẽ xem xét, giới thiệu và bầu Chủ tịch và các Phó chủ tịch UBND tỉnh mới. Đặc biệt, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn ngày mai, các đại biểu sẽ tập trung chất vấn nhiều vấn đề nóng như chỉ tiêu phát triển kinh tế, các vấn đề bức xúc của người dân. Đặc biệt sẽ có chất vấn liên quan đến các vụ án có dấu hiệu oan sai và oan sai, trong đó có các vụ án của ông Huỳnh Văn Nén.
Theo báo cáo được Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Ngọc đọc tại kỳ họp, nhiều chỉ tiêu kinh tế, xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2015; tuy nhiên, báo cáo của Phó chủ tịch UBND tỉnh trình bày cũng nêu nhiều mặt yếu kém, hạn chế chưa được khắc phục rõ nét. Trật tự an toàn xã hội ở một số địa bàn còn diễn biến phức tạp.
Chia sẻ Quang cảnh kỳ họp thứ 12 của HĐND tỉnh Bình Thuận (Khoá 9) – Ảnh: Quế Hà
Video đang HOT
Khiếu kiện đông người vẫn còn xảy ra. Đặc biệt là tình trạng ngư dân khai thác hải sản, xâm phạm lãnh hải nước ngoài và tổ chức người vượt biên trái phép ra nước ngoài gia tăng, ông Nguyễn Ngọc cho biết thêm.
Bà Bố Thị Xuân Linh, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh trình bày tóm tắt ý kiến cử tri gửi đến HĐND tỉnh, cho biết cử tri huyện Tuy Phong còn lo ngại tình trạng ô nhiễm môi trường từ bãi xỉ thải than của các nhà mày Nhiệt điện Vĩnh Tân. Tình trạng các thương nhân người Trung Quốc núp bóng đi du lịch, nhưng đến huyện Hàm Thuận Nam thu mua thanh long, ép giá và thao túng hoạt động thu mua, gây phức tạp và khó khăn cho người nông dân trồng thanh long, chưa được xử lý triệt để.
Quế Hà
Theo Thanhnien
Luật sư bảo vệ ông Nén: 'Mức bồi thường sẽ cao hơn của ông Chấn'
So sánh với vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn, luật sư của ông Huỳnh Văn Nén cho rằng, vụ án của thân chủ ông có tính chất nghiêm trọng và thiệt hại hơn nhiều.
Sau gần một tuần "người tù thế kỷ" Huỳnh Văn Nén được giải oan, TAND tỉnh Bình Thuận đã có văn bản hướng dẫn yêu cầu bồi thường oan sai cho ông. Việc yêu cầu bồi thường được ông Nén và gia đình ủy quyền lại cho ông Nguyễn Thận (nguyên chủ tịch xã Tân Minh - người đã cùng gia đình ông kêu oan) và các luật sư tư vấn.
Ông Nén ủy quyền việc bồi thường cho các luật sư. Ảnh: Phước Tuấn
Theo luật sư Phạm Công Út - người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Nén, hậu quả, thiệt hại trong việc làm oan thân chủ ông là đặc biệt lớn và nghiêm trọng. Các khoản yêu cầu bồi thường oan sai phải được tính toán kỹ và cần có thời gian thu thập chứng cứ.
So sánh với vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, luật sư Út cho rằng, vụ án của ông Nén có tính chất nghiêm trọng và thiệt hại hơn nhiều. Nếu ông Chấn chỉ bị oan 10 năm thì thời gian của ông Nén gần gấp đôi, bao gồm cả thời gian tại ngoại nhưng mang thân phận bị can. Nếu ông Nén yêu cầu hết các khoản theo quy định của pháp luật, số tiền bồi thường chắc chắn phải cao hơn 7,2 tỷ đồng ông Chấn được bồi thường.
Theo luật sư, về nguyên tắc phải bồi thường tất cả những thiệt hại xảy ra. Trong đó, gia đình ông Nén đeo bám quyết liệt trong hành trình kêu oan đến nỗi khánh kiệt tài sản. Những năm chịu oan, ông không chỉ thiệt hại về tinh thần, thể xác, thu nhập mà cả gia đình tan nát. Một người con phải vào trại trẻ mồ côi, vợ lo buôn bán kiếm sống qua ngày, con thiếu cha không được đi học...
Theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước, việc bồi thường thời gian oan sai được chia thành các giai đoạn gồm: giai đoạn tạm giữ, tạm giam, khởi tố, truy tố, xét xử và thi hành án. Mức bồi thường được tính theo giá trị thời điểm hiện tại.
Thiệt hại về tinh thần, uy tín, danh dự... đã được nhà nước quy định bằng 60 tháng lương tối thiểu. Khoản mất thu nhập dự trù sẽ tính theo mức thu nhập cơ bản hiện nay của một người tại địa phương nhân cho số ngày bị giam oan.
Bồi thường tổn thất về sức khỏe, ông Nén cho rằng bị đánh đập trong thời gian bị giam, không có điều kiện chăm sóc y tế nên một bên mắt gần như bị mù, phải mổ sau khi được tại ngoại. "Đây cũng là những chi phí hợp lệ, ngoài ra, những bầm dập, tổn thương kéo dài trên cơ thể ông đến bây giờ nếu phải chữa trị thì cũng phải bồi thường", luật sư Út cho hay.
Luật sư cũng cho rằng, ông Nén có quyền đòi lại những tài sản bị thu giữ sung công quỹ hoặc tiêu hủy trong quá trình điều tra. Đơn cử như trong vụ án oan của ông Chấn, người này từng bị tịch thu chiếc xe đạp. Sau này bồi thường cho ông xe máy đời mới ông cũng không chịu mà chỉ đòi lại tài sản mang tính kỷ niệm.
"Những tính toán này đôi khi không phải là để thỏa mãn về vật chất. Ở đây, khi khắc phục hậu quả cho người bị oan, điều quan trọng là làm thỏa mãn về tinh thần chứ không hẳn là trao trả bằng tài sản ngang giá", luật sư Út nhấn mạnh.
Chi phí cho những người tham gia hành trình kêu oan cho ông Nén theo luật sư cũng là một khoản cần phải bồi thường không nhỏ. Trong đó, ông Truyện - cha ông Nén ở tận Cà Mau, mỗi lần đi kêu oan cho con lại phải bán vài công ruộng. Ông không chỉ ra Bình Thuận mà thậm chí nhiều lần phải lặn lội ra các cơ quan trung ương ngoài Hà Nội. Ngoài ra, tuy không phải là người trong gia đình, nhưng ông Nguyễn Thận biết học trò cũ của mình bị oan nên đã bỏ tiền bạc, công việc, soạn rất nhiều văn bản đi kêu oan cho ông Nén.
Có những khoản thiệt hại mà luật sư cho rằng "không tiền nào bù đắp nổi" cho thân chủ của mình như chuyện người mẹ mòn mỏi chờ ngày con được minh oan nhưng lúc bà chết, ông Nén vẫn trong tù và không hề được biết.
Ông Nén cho biết khi nào lấy được tiền bồi thường sẽ dùng để sửa lại ngôi nhà vợ con ông xây tạm hai năm trước. Ảnh: Phước Tuấn.
Về ý kiến của đại diện TAND tỉnh Bình Thuận trước đó cho biết, sẽ bồi thường luôn cả khoản chi phí kêu oan cho gia đình ông Nén, luật sư Út cho rằng đây là thiện chí đáng ghi nhận. Gia đình ông Nén cũng bày tỏ chỉ muốn được bồi thường những quyền lợi hợp lý.
Ông Nén cho biết, khi nào lấy được tiền bồi thường, ông sẽ dùng để sửa sang lại ngôi nhà và mua cho các con chiếc ôtô dịch vụ làm phương tiện kiếm sống. "17 năm tôi ngồi tù, vợ và các con đã quá khổ cực vì thiếu lao động chính trong gia đình. Giờ mọi việc cũng qua rồi chỉ mong các cơ quan ban ngành sẽ tiến hành sớm đền bù phần nào cho tôi làm lại cuộc đời", ông nói.
Còn vợ ông thì bày tỏ muốn được cơ quan ban ngành sớm bồi thường khoản tiền 93 triệu đồng tiền oan sai trong "kỳ án vườn điều" trước đó để gia đình có tiền ăn tết. Vụ án này đã trải qua quá trình tố tụng kéo dài 12 năm nhưng không tìm được hung thủ, cơ quan chức năng buộc phải tuyên 9 bị cáo (đều là người trong gia đình vợ Nén) vô tội và phải bồi thường oan sai hơn một tỷ đồng. Riêng ông Nén bị cho là thủ phạm giết bà Bông nên chưa được bồi thường.
Hải Duyên - Phước Tuấn
Theo VNE
Huỳnh Văn Nén: 'Hơn 17 năm qua, gia đình tôi đã tan nát' 'Hơn 17 năm qua, gia đình tôi đã tan nát. Các con tôi lớn lên mà không được cha dạy dỗ, cơm không đủ no. 17 năm sau tôi trở về, làng xóm thay đổi, chỉ có nhà tôi là xơ xác...' Sáng nay 3.12, hàng trăm người dân, luật sư và phóng viên các cơ quan truyền thông đến khuôn viên HĐND...