An ninh khu vực và tình hình Biển Đông tiếp tục nóng tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Nhật Bản
Sáng ngày 1/8, các hoat đông trong khuôn khổ AMM-52 và các Hội nghị liên quan đã tiếp tục diễn ra. Những vấn đề liên quan đến cấu trúc an ninh khu vực và tình hình Biển Đông đã được trao đổi tại Hội nghị do Bộ trưởng Ngoại giao Pham Binh Minh va Bộ trưởng Ngoai giao Nhật Bản Taro Kono đông chu tri.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Nhật Bản diễn ra tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Báo Nhân dân.
Phat biêu chung thay măt ASEAN, Pho Thu tương Pham Binh Minh ghi nhân quan hệ ASEAN-Nhật Bản đa phat triên bên chăt hơn 45 năm qua, đồng thời, Pho Thu tương hoan nghênh nhưng tiên triên tich cưc trong quan hê đôi tac chiên lươc va hơp tac toan diên giưa ASEAN va Nhât Ban, đem lai nhưng lơi ich lơn lao cho hai bên va đóng góp vào hoà bình, ổn định, an ninh và thịnh vượng ở khu vực.
Viêc Lanh đao hai bên thông qua Tuyên bô chung nhân ky niêm 45 năm thiêt lâp quan hê hai bên tai Hôi nghi Câp cao ASEAN-Nhât Ban lân thư 21 một lần nữa khẳng định cam kêt manh me đây manh quan hê đôi tac va hơp tac toan diên ASEAN-Nhât Ban.
Chia sẻ quan điểm nay, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ghi nhận tiên triên trong quan hê ASEAN-Nhât Ban, đanh gia cao sư hô trơ tich cưc va hơp tac hiêu qua ma Nhât Ban danh cho ASEAN trong xây dưng công đông, kêt nôi va thu hep khoang cach phat triên.
Các nước cũng đánh giá cao vai trò điều phối của Việt Nam trong đó có đồng chủ trì với Nhật Bản “Hội nghị chuyên đề ASEAN-Nhật Bản vì sự thịnh vượng” và “ Nhạc hội ASEAN-Nhật Bản” tại Hà Nội trong khuôn khổ sáng kiến Ngày ASEAN-Nhật Bản.
Tại hội nghị, môt sô đề xuất đinh hương hơp tac trong giai đoan tơi giưa ASEAN-Nhât Ban cũng đã được đưa ra như vấn đẩy mạnh quan hệ kinh tế – thương mại – đầu tư thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0, tăng cường trao đổi văn hóa, giao lưu nhân dân, hơp tac trên cac linh vưc các quốc gia cùng quan tâm…
Video đang HOT
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono khăng đinh ASEAN la môt trong nhưng trong tâm trong chinh sach đôi ngoai cua Nhật Bản. Ông Taro Kono hoan nghênh ASEAN thông qua Tai liêu Quan điểm chung của ASEAN về Ấn Độ-Thái Bình Dương, mong muốn hai bên se đây manh hơp tác, phu hơp vơi nguyên tăc cơ ban cua ASEAN và Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở của Nhật Bản.
Trao đôi về tình hình thế giới và khu vực, cac nươc ghi nhân tiến triển trong đàm phán COC, đồng thời cũng bày tỏ mối quan ngại sâu săc về diên biên phưc tap trên thưc đia, nhât la vấn đề quân sư hoa va cac hoat đông đơn phương làm phức tạp tình hình, dẫn đến xoi mon long tin, tac đông bât lơi đên hoa binh, an ninh va ôn đinh ơ khu vưc. Từ đó, hai bên khẳng định tâm quan trong cua duy trì hòa bình, ổn định, an ninh an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở các vùng biển khu vực, bao gồm Biển Đông; nhấn mạnh moi tranh chấp cân đươc giai quyêt bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh hoan nghênh tiêng noi xây dưng, tich cưc cua Nhật Bản đôi vơi cac vân đê liên quan đên hoa binh, an ninh va ôn đinh ơ khu vưc, mong muôn Nhât Ban tiêp tuc ung hô lâp trương cua ASEAN vê Biên Đông, cung đong gop xây dưng khu vưc Biên Đông hoa binh, ôn đinh vi hơp tac va phat triên.
Trước đó, trong buổi làm việc ngày 31/7, Hội nghị đã ra tuyên bố chung đề cập đến quan ngại về những diễn biến trên Biển Đông. Theo tuyên bố, ngoại trưởng các nước ASEAN tái khẳng định việc cần thiết phải tăng cường lòng tin, kiềm chế các hoạt động và tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình, trong khi tìm kiếm giải pháp hòa bình cho tranh chấp theo khuôn khổ luật quốc tế, trong đó có Công ước luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS). Ngoại trưởng các nước ASEAN cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi toàn bộ và hiệu quả bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tiến tới đạt được Bộ quy tắc ứng xử (COC).
Linh Lan (theo Baoquocte, ANTV)
Theo Thoidai
ASEAN và Trung Quốc thẳng thắn trao đổi về tình hình Biển Đông
Về tình hình thế giới và khu vực, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Trung Quốc đã thẳng thắn trao đổi về những diễn biến gần đây tại khu vực, trong đó có tình hình Biển Đông.
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc chụp ảnh chung. (Ảnh: Ngọc Quang- TTXVN)
Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 (AMM-52) và các hội nghị liên quan, chiều 31/7, tại Bangkok, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã cùng Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc.
Trong phát biểu chung thay mặt các nước ASEAN, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodore Locsin, nước điều phối quan hệ ASEAN-Trung Quốc, khẳng định Trung Quốc là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của ASEAN và quan hệ ASEAN-Trung Quốc là một trong những quan hệ đối tác thực chất, hiệu quả nhất của ASEAN, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên và đóng góp tích cực cho hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng ở khu vực.
Chia sẻ quan điểm này, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đánh giá cao những tiến triển tích cực trong quan hệ hợp tác toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc thời gian qua trên tất cả các lĩnh vực. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN và là nhà đầu tư hàng đầu của ASEAN.
Hai bên nhất trí tiếp tục hơn nữa các nỗ lực hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều đạt 1.000 tỷ USD và đầu tư đạt 150 tỷ USD vào năm 2020; đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực hợp tác tiềm năng, trong đó có phát triển kinh tế số, thương mại điện tử, đổi mới sáng tạo và thích ứng cách mạng công nghiệp 4.0, kết nối và phát triển bền vững.
Các bộ trưởng hoan nghênh các đề xuất thông qua các tuyên bố của lãnh đạo hai bên tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 22 cuối năm 2019 về phát triển thành phố thông minh, đẩy mạnh giao lưu truyền thông và gắn kết kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN với Sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI); nhất trí xác định năm 2020 là năm hợp tác ASEAN-Trung Quốc về kinh tế số.
Hai bên cũng khẳng định lại cam kết sớm hoàn tất Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (RCEP); ủng hộ hệ thống thương mại đa phương mở và dựa trên luật lệ.
Nhân dịp hội nghị, các bộ trưởng đã chính thức khởi động Chương trình Học bổng lãnh đạo trẻ ASEAN-Trung Quốc và nhất trí tiếp tục tăng cường hơn nữa các hoạt động trao đổi văn hóa, giao lưu nhân dân giữa hai bên.
Hai bên cũng nhất trí thảo luận và xây dựng Kế hoạch Hành động ASEAN-Trung Quốc giai đoạn 2021-2025 tiếp nối Kế hoạch Hành động giai đoạn 2016-2020.
Về tình hình thế giới và khu vực, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Trung Quốc đã thẳng thắn trao đổi về những diễn biến gần đây tại khu vực, trong đó có tình hình Biển Đông.
Trong khi tích cực ghi nhận tiến triển trong đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), nhiều nước nhấn mạnh tầm quan trọng của thúc đẩy tin cậy, tăng cường xây dựng lòng tin, đảm bảo hòa bình, ổn định, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông.
Các Bộ trưởng ASEAN nhấn mạnh sự cần thiết đề cao và tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và hướng đến hoàn tất COC hiệu quả, hiệu lực.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chia sẻ đánh giá chung của các nước ASEAN về ý nghĩa và tầm quan trọng chiến lược của quan hệ ASEAN-Trung Quốc, khẳng định sẽ tích cực phối hợp cùng các nước ASEAN thúc đẩy quan hệ đối tác và hợp tác giữa hai bên đi vào chiều sâu và thực chất hơn, nhất là trên các lĩnh vực thuộc quan tâm và lợi ích chung như kinh tế-thương mại-đầu tư, thích ứng cách mạng công nghiệp 4.0, kết nối, phát triển bền vững, giao lưu nhân dân...
Về tình hình Biển Đông, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh ghi nhận những tiến triển trong đàm phán COC, song cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến trên thực địa, trong đó có hoạt động của Tàu khảo sát HD-08 của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Các hành động như vậy, theo Phó Thủ tướng, đe dọa nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia ven biển, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng, không có lợi cho hòa bình và ổn định ở khu vực.
Phó Thủ tướng khẳng định lại lập trường nguyên tắc của ASEAN về tầm quan trọng của tăng cường lòng tin, không quân sự hóa, kiềm chế, không có hoạt động làm gia tăng căng thẳng và phức tạp tình hình; tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế trong đó có UNCLOS 1982, sớm hoàn tất COC hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế./.
Theo Ngọc Quang-Hữu Kiên (TTXVN/Vietnam )
Việt Nam, Indonesia kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế trên biển Đông Trong khuôn khổ các hoạt động của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 (AMM-52) và các Hội nghị liên quan, chiều 30/7, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh có cuộc gặp song phương Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Masurdi tại Bangkok, Thái Lan. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Indonesia Retno...