Ăn những bộ phận này trên cơ thể gà tưởng ngon miệng hóa ra làm hại thân vì không hề tốt chút nào
Có rất nhiều món ăn ngon và giàu dinh dưỡng chế biến từ cơ thể gà, nhưng không phải bộ phận nào của gà cũng nên ăn vì đôi khi chúng chứa rất nhiều mầm bệnh mà khi đưa vào có thể người sẽ là mầm mống gây những bệnh viêm gan A,B, béo phì,…
1. Phao câu
Ông cha ta vẫn có câu “Nhất thủ nhì vĩ”, đó là ngon nhất là phao câu gà sau đó đến đầu cánh. Nhưng trên thực tế hai bộ phận đó của con gà lại không nên ăn nhất vì chúng chính là nơi ẩn chứa nhiều mầm bệnh nhất, ăn vào chỉ có hại cho sức khỏe chứ không hề đem lại hiệu quả dinh dưỡng. Con gà đưa thức ăn vào cơ thể bằng cách mổ thức ăn, do vậy các chất độc vào cơ thể, tuy đại bộ phận chất độc được thải ra ngoài cơ thể, nhưng vẫn còn một số tuần hoàn trong máu, đọng lại trong tế bào não. Phao câu là bộ phận nhiều người thích ăn trong gà bởi nó mềm, béo ngậy, thơm mùi mỡ gà rất đặc trưng. Tuy nhiên phao câu là nơi để đào thải các chất cặn bã của cơ thể gà nên chứa các loại virus, vi khuẩn là mầm gây bệnh. Vì thế, bạn không nên ăn quá nhiều hai bộ phận này kẻo rước bệnh vào người.
2. Da gà
Da gà dai, giòn, sần sật là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng ăn nó lại không có lợi cho sức khỏe. Da gà chứa rất nhiều chất béo, lượng cholesterol cũng rất cao, đây cũng là nơi ở của nhiều loại vi khuẩn. Đặc biệt da ở cổ gà có ẩn chứa một số tuyến bạch huyết giải độc đều tập trung ở lớp mỡ dưới da của cổ gà, trong những tuyến này có các độc tố gây bệnh vì vậy cần rất cẩn trọng loại bỏ vùng da này khi ăn cổ gà. Ngoài ra khi chiên, nướng gà thì cholesterol trong da gà sẽ bị oxy hóa, tạo thành hợp chất rất nguy hại đối với sức khỏe, nếu nhiệt độ nướng quá cao còn có thể sinh ra chất gây ung thư. Vì vậy chỉ nên ăn thịt gà không nên ăn chế biến cùng với da gà.
3. Phổi gà
Không riêng gì phổi gà, phổi các loại động vật như lợn, bò,… cũng đừng nên ăn. Vì phổi gà là bộ phận thuộc hệ hô hấp của gà là nơi chứa đựng rất nhiều các chất độc và các vi khuẩn gây bệnh khác nhau tùy theo điều kiện sinh sống của chúng. Trong quá trình giết mổ, phổi vẫn còn bám lại, vi khuẩn và đặc biệt là những vi khuẩn nhiệt đới như giun sán, vi khuẩn kháng nhiệt, ưa nhiệt… cũng vẫn còn, ngay cả nhiệt cao lúc nấu cũng không thể tiêu diệt chúng hoàn toàn. Việc ăn phổi gà có thể là mối nguy hại lớn cho sức khỏe con người.
4. Mề, ruột gà
Nội tạng gà chúng ta không nên ăn vì chứa rất nhiều vi khuẩn, virus mang mầm bệnh. Trong con gà, mề và ruột là bộ phận chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho cơ thể người nhất do đây là nơi tiêu hóa thức ăn của gà. Mề gà là nơi có nhiệm vụ nghiền nát thức ăn và cũng là nơi mang nhiều vi khuẩn nhất. Ngay cả khi chúng ta xử lý chúng bằng muối và nước sôi hay giấm thì các vi khuẩn trú ngụ ở đây cũng không bao giờ sạch hết. Cùng với quá trình giết mổ không vệ sinh cũng đủ để cho vi khuẩn có hại vẫn còn tồn tại và lưu đọng ở nội tạng gà.
Video đang HOT
5. Cánh gà
Cánh gà được mọi người yêu thích nhiều nhất thậm chí là cao hơn cả đùi gà trong cơ thể gà. Bời cánh gà chế biến được nhiều món lại thơm ngon, béo ngậy đặc trưng nên rất được yêu thích. Tuy nhiên cánh gà là da và là bộ phận tích tụ khá lớn lượng mỡ dư thừa của gà. Do vậy ăn cánh gà sẽ nạp vào cơ thể một lượng lớn chất béo xấu, lại là lượng chất béo không tốt cho sức khỏe.
Gà thắp hương đêm giao thừa nhất định phải vứt bỏ bộ phận chứa nhiều độc tố này, cố ăn sẽ mang bệnh
Theo văn hóa dân gian, thịt gà tượng trưng cho con đường tài lộc hanh thông, chính vì vậy ngay khi mở đầu năm mới, mọi người đều gắp cho nhau một miếng thịt gà để tỏ ý mong muốn điều này.
Tuy nhiên có những bộ phận của gà cần loại bỏ để tránh gây hại.
Trong mâm cỗ cúng giao thừa ngày Tết của người Việt có thể ít hoặc nhiều món nhưng có một sự thật là không bao giờ thiếu đi một đĩa thịt gà luộc chắc nịch, giòn dai và vàng óng. Theo văn hóa dân gian, thịt gà tượng trưng cho con đường tài lộc hanh thông, chính vì vậy ngay khi mở đầu năm mới, mọi người đều gắp cho nhau một miếng thịt gà để tỏ ý mong muốn điều này.
Trong Đông y, lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Hà Nội) cho biết thịt gà có vị ngọt, tính ấm, không độc. Thường dùng cho các trường hợp gầy yếu sút cân, suy kiệt, đầy bụng không tiêu, ăn kém, tiêu chảy, lỵ, phù nề, tiểu dắt, di niệu, đái hạ, huyết trắng, sau đẻ ít sữa, bệnh đái tháo đường... rất phù hợp để tăng cường sức khỏe vào những ngày đầu năm.
Theo văn hóa dân gian, thịt gà tượng trưng cho con đường tài lộc hanh thông
Vậy nhưng, các chuyên gia đã cảnh báo có một số bộ phận của gà tích tụ rất nhiều độc tố, không nên ăn để tránh lây bệnh:
Phao câu
Người xưa có câu "Nhất phao câu, nhì đầu, cánh" là đã đủ để nói lên độ quý giá của bộ phận này. Cả con gà chỉ có duy nhất một miếng phao câu, thịt lại dai chắc và béo ngậy hơn hẳn những vị trí khác nên được rất nhiều người thích.
Thế nhưng, phao câu gà lại là nơi tập trung nhiều độc tố nhất, trong quá trình ăn uống, gà nuốt rất nhiều vi khuẩn, virus... nhưng không đào thải được ra bên ngoài mà tích tụ hết lại trong phao câu. Bộ phận này chẳng khác nào "kho chứa" vi khuẩn nên nếu bạn có sở thích ăn phao câu gà cần cẩn trọng.
Da gà
Đừng vì thấy da gà béo ngậy, giòn dai mà vội ăn nhiều, bộ phận này có chứa rất nhiều chất béo vì thế cholesterol mà bạn hấp thụ vào sẽ càng cao.
Phổi gà
Phổi gà không sạch sẽ và tốt như bạn tưởng bởi trong các phế nang có tích tụ rất nhiều vi khuẩn. Sau khi bà bị giết, phổi chưa thể được làm sạch ngay khiến vi khuẩn sinh sôi, nảy nở rất nhanh. Nhiệt độ cao cũng khó mà giết hết được lượng vi khuẩn có trong phổi gà.
Mề gà
Mề gà vốn dĩ là bộ phận có trách nhiệm xay nhuyễn thức ăn, vì thế nó hoàn toàn có thể tích tụ lại những thứ cặn bã, độc hại. Không những vậy, độc tố của gà thường tập trung nhiều trong quá trình chuyển hóa của gan và thận. Bạn không nên ăn gan gà, mề gà và thận gà để tránh tích độc vào người.
Cổ gà và đầu gà
Phần cổ và đầu gà đều là những vị trí tập trung rất nhiều hạch bạch huyết. Nếu ăn nhiều 2 bộ phận này, bạn sẽ dung nạp vào người một lượng độc tố không nhỏ. Tốt nhất là nên vứt đi để tránh mắc bệnh.
6 nhóm người sau nên tránh ăn nhiều thịt gà ngày Tết
Dù gà ngon miệng và có thể sử dụng để trị nhiều bệnh nhưng lương y Vũ Quốc Trung cho rằng không phải ai cũng nên ăn thịt gà. Nếu mắc những bệnh sau mà ăn thịt gà thì hậu quả khôn lường:
- Người mới phẫu thuật: Bệnh nhân mới mổ xong mà ăn thịt gà sẽ gây cảm giác ngứa da.
- Người bị vết thương hở: Thịt gà vốn có tính nóng nên có thể gây ra hiện tượng sưng, mưng mủ vết thương.
- Người bị huyết áp cao, bệnh tim mạch: Da gà và lòng trắng trứng gà có nhiều mỡ, cholesterol nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch không nên ăn nhiều.
- Người đang bị thủy đậu: Thịt gà, da gà sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu cho các nốt thủy đậu. Đồng thời dễ để lại sẹo.
- Người đang bị táo bón, khó tiêu: Những người có vấn đề về tiêu hóa nên tránh ăn thịt gà vì loại thịt này rất khó tiêu.
- Người bị sỏi thận: Thịt gà được biết đến như loại thực phẩm giàu protein, có thể khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên và hình thành sỏi thận.
Theo Helino
Giải đáp thắc mắc: Xơ gan có nên mang thai không? Xơ gan có nên mang thai không là câu hỏi được nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Thực tế, việc xơ gan cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé, do đó mọi người cần đặc biệt chú ý. Xơ gan là biến chứng xuất hiện ở các bệnh viêm gan khi không được điều trị kịp thời...