Ăn nhiều rau sống tưởng tốt ai dè vẫn rước bệnh vào người
Trời càng nóng thì những món ăn như gỏi trộn, salad… càng được ưa chuộng. Dù thế, các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn quá nhiều, vì rất có thể sẽ bị nhiễm giun sán và các bệnh không mong muốn.
Các loại nộm rau sống được ưa chuộng vào những ngày nắng nóng.
Rau sống cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, là món ăn yêu thích của nhiều người. Các loại rau thường được ăn sống như xà lách, kinh giới rau mùi, rau răm, diếp cá…, đều chứa hàm lượng vitamin A,C, E dồi dào và nhiều khoáng chất cùng một số vi lượng cần thiết cho sức khỏe. Nhưng đồng thời loại rau này cũng tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường cho sức khỏe.
Nhiều người cho rằng ngoài việc nhiễm giun sán, thuốc trừ sâu… thì rau sống chẳng còn tác hại gì, do vậy chỉ cần mua đúng rau sạch, trồng hữu cơ và rửa rau đúng cách là ổn.
Thực tế, việc ăn nhiều rau sống cũng gây một số tác hại khác cho sức khỏe mà ít người biết đến.
Rau sống mang lại nhiều gia trị dinh dưỡng nhưng cũng cần phải chú ý những mặt trái không mong muốn.
Làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu
Hàm lượng vitamin K cao trong rau xà lách sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu, thậm chí dẫn đến chứng huyết khối. Do đó những người đang uống thuốc chống đông máu cần phải tránh ăn sống loại rau này.
Nguy cơ nhiễm giun sán
Đây là loại rau ăn trực tiếp mà không qua chế biến hay đun sôi nên thường chứa lượng lớn vi khuẩn và ký sinh trùng. Theo các nghiên cứu, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên các loại rau sống chúng ta ăn hàng ngày như xà lách, rau thơm, cải cúc, rau muống lên tới 92%, thậm chí dù được rửa sạch đến 3 lần nước thì tỷ lệ này chỉ giảm xuống 20 – 30%.
Video đang HOT
Việc rửa rau thông thường không loại bỏ hết được ký sinh trùng trên đó.
Đặc biệt, trứng giun đũa sinh sôi ở ruột non sẽ nở thành ấu trùng bám trong thành ruột, theo đường máu phát tán khắp cơ thể.
Khi chúng tấn công não, tim, phổi, mắt dẫn đến tình trạng co giật, phù não, nhức đầu kéo dài, liệt nửa người, viêm não, giảm thị lực…
Gây sảy thai
Rau răm là một trong những loại rau được ưa chuộng vì nó giúp ấm bụng, tán hàn, tiêu thực. Nhưng nếu lạm dụng quá nhiều dễ sinh nóng rét, thương tổn đến tủy, làm giảm khả năng sinh sản…
Đặc biệt, phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, tuyệt đối không nên ăn để tránh bị mất máu và hạn chế nguy cơ tử cung co bóp dẫn đến sảy thai.
Gây nguy hiểm cho bệnh tim
Rau mùi là một trong những loại rau sống tạo hương vị cho món ăn. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều loại rau này sẽ gây ra tác dụng phụ như tăng sự bài tiết mật và làm tổn hại đến gan. Đồng thời, người mắc bệnh tim khi dùng rau mùi không đúng cách có thể bị giảm huyết áp đột ngột, xuất hiện triệu chứng choáng váng, bất tỉnh…
Gây rối loạn tiêu hóa
Chất xơ trong rau có tác dụng phụ gây khó chịu đường tiêu hóa như đầy hơi, chuột rút, co thắt dạ dày, tiêu chảy, giảm hấp thụ một số chất dinh dưỡng quan trọng.
Người bị hội chứng ruột kích thích ăn nhiều rau sống có thể bị đầy hơi, đau dạ dày, có cảm giác muốn đi đại tiện ngay.
Những người có hệ tiêu hóa kém không thích hợp ăn rau sống.
Viêm đại tràng
Nhiều loại rau có chứa chất xơ dạng không tan như cellulose, người bệnh viêm đại tràng không nên ăn để tránh thành ruột tổn thương.
Suy thận
Những người mắc bệnh thận nên tránh các loại rau chứa nhiều kali và photpho, vì thận không thể loại bỏ chúng theo đường tiểu.
Gây mùi cơ thể
Ăn loại rau chứa nhiều lưu huỳnh thường khiến mồ hôi có mùi khó chịu, trong khi những loại rau màu sậm có thể làm cho nước tiểu có màu.
6 hiệu quả kì diệu của cây rau diếp cá ăn hàng ngày mà những bà nội trợ không nên bỏ qua!
Rau diếp cá là một loại rau sống được ưa thích sử dụng trong những bữa ăn hàng ngày. Ngoài việc dùng để làm thực phẩm rau diếp cá còn có rất nhiều tác dụng như kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, chống ung thư và đặc biệt có hiệu quả trong việc đẩy lùi bệnh trĩ.
Ảnh minh họa
1. Rau diếp cá chữa triệu chứng ho, đờm
Mua 20g diếp cá tươi ngoài chợ, về rủa sạch. sau đó ngâm với nước để cho ra hết chất cặn, bẩn. Cho lên nồi đun từ 1 đến 2 phút, sau đó chắt lấy nước bỏ bã. Nước cây rau má ăn cùng trứng gà, mỗi tuần ăn từ 1-2 lần từ từ sẽ thấy hiệu quả dần dần.
2. Rau diếp cá chống lão hóa, trị mụn trứng cá hiệu quả
Diếp cá có công dụng trong việc cải thiện làn da bị mụn và đẩy lùi lão hóa hiệu quả. Lấy 1 thìa mật ong nguyên chất trộn với 1 thìa nước cốt diếp cá dùng làm mặt nạ đắp trước khi ngủ.
Thành phần của mật ong có chứa một lượng lớn chất kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa mụn hình thành và giảm mụn ẩn, mụn viêm. Ngoài ra mật ong còn có tác dụng dưỡng ẩm, ngăn ngừa lão hóa, làm sáng da... Khi kết hợp cùng với rau diếp cá, sẽ tạo thành một loại mặt nạ dưỡng ẩm, trị mụn tuyệt vời. Cách làm rất đơn giản đó là lấy 1 thìa mật ong nguyên chất trộn với 1 thìa nước cốt diếp cá. Đắp hỗn hợp này 2-3 lần mỗi tuần trước khi đi ngủ bạn sẽ có làn da trắng mịn và làm sạch mụn.
3. Rau diếp cá giúp điều hòa kinh nguyệt không đều
Rau diếp cá là loại rau có vị chua, cay, mùi tanh và tính mát. Loại rau này có khả năng sát trùng cao, chống viêm nhiễm, tuần hoàn máu tốt nên nó được dùng để chữa bệnh kinh nguyệt không đều.
Trước kì kinh nguyệt hãy bổ sung rau diếp cá vào khẩu phần ăn hàng ngày. Bạn có thể ăn sống bình thường hoặc ép lấy nước uống.
4.Chữa viêm amidan, viêm họng
Lấy rau diếp cá tươi ngâm trong nước nóng như ngâm chè rồi uống. Cũng có lấy diếp cá tươi xào hoặc nấu chín làm thức ăn để ăn.
5.Rau diếp cá giúp đẩy lùi bệnh trĩ
Rau diếp cá có tính hàn, vị cay nồng, thanh lọc cơ thể có tính sát khuẩn chống viêm nhiễm cực kì cao.Trong lá có chứa chất quercentin, trong hoa và quả có isoquercitrin với tác dụng hỗ trợ làm bền tĩnh mạch, mao mạch, tăng độ đàn hồi cho niêm mạc và thành mạch.
Người bị bệnh trĩ có thể dùng diếp cá ăn hàng ngày, nên ăn liên tục và nhiều hơn bình thường. Với trường hợp búi trĩ to và bị phồng rộp, sưng tấy gây đau, ngứa ngáy cho người bệnh thì phương pháp xông bằng lá diếp cá sẽ giảm đau ngay và vô cùng hiệu quả. Nên xông diếp cá hàng ngày bằng cách: nấu lá diếp cá và xông hơi lên vùng bị sưng, viêm Khi nước còn hơi ấm, có thể rửa sạch lại lần nữa và tận dụng bã diếp cá để đắp vào chỗ đau.
6. Trị viêm âm đạo
Viêm âm đạo ở phụ nữ thường gây cảm giác ngứa rát, khó chịu. Cây diếp cá khi kết hợp cùng tỏi và bồ kết có tác dụng chữa trị viêm âm đạo hiệu quả. Cây diếp cá 20g, bồ kết 10g, tỏi 1 củ (vừa). Cho tất cả vào nồi cùng với 5 bát nước đun sôi thật kỹ. Sau đó xông hơi nóng vào vùng bị viêm, dùng nước đã nguội để ngâm, rửa chỗ viêm. Thường xuyên xông hơi, rửa chỗ viêm sẽ dần nhanh khỏi.
Hoài Thương
Theo emdep
Viêm não vào mùa Bệnh viêm não xuất hiện cao điểm vào mùa nắng nóng, cấp tính, diễn biến nặng, có thể gây tử vong nhanh hoặc để lại di chứng nặng nề cho trẻ. Em Thùy Linh, 15 tuổi, quê Hà Nam được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng la hét, kích thích, không đáp ứng yêu cầu của người...