Ăn nhiều natri, ít kali dễ bị mắc bệnh tim mạch
Một nghiên cứu mới được đăng trên Archives of Internal Medicine cho thấy, quá nhiều hàm lượng natri và quá ít hàm lượng kali trong khẩu phần ăn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Nghiên cứu này được thực hiện bởi Viện quốc gia về tim mạch, hô hấp và huyết học của Mỹ. Một quá trình đánh giá lâu dài được thực hiện với hơn 3000 người, có dấu hiệu bệnh “tiền cao huyết áp”.
Để phòng tránh bệnh tim mạch, bạn hãy chọn các thức ăn có ít natri như rau tươi, sữa không béo
Các chuyên gia thấy rằng, tăng lượng kali trong chế độ ăn, đồng thời giảm lượng muối sẽ làm giảm đáng kể khả năng bị nhồi máu cơ tim và các bệnh liên quan.
Với những người có huyết áp cao (từ 120-139/ 80-89 mmHg), ăn nhiều natri so với kali có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tim lên 24%.
Thực tế, trong khẩu phần ăn hàng ngày, các thức ăn giàu kali sẽ nghèo natri. Nguồn cung cấp natri chủ yếu là từ muối. Vì thế để phòng tránh bệnh tim mạch, bạn hãy chọn các thức ăn có ít natri như rau tươi, sữa không béo…
Video đang HOT
Ngoài ra, để tăng hàm lượng kali, hãy tìm đến với các món như bột đậu nành, trái cây khô, hạt có dầu, rau tươi, cá hồi, gan, chuối…
Theo SKDS
Ăn trứng sao cho khỏe
Trứng sẽ rất bổ dưỡng khi ăn đúng và đủ. Ở một số đối tượng mắc các bệnh về gan, tim mạch, huyết áp thì nên hạn chế ăn trứng đến mức tối đa vì có thể ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
Theo Bs chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc trung tâm dinh dưỡng Tp. HCM, trứng chứa các a-xít amin cần thiết, vitamin A, D, E, B1, B2 và khoáng chất như phot-pho, kẽm và kali. Món ăn từ trứng cũng dễ chế biến, nhưng không vì thế mà ăn thoải mái hoặc ăn trứng thay cơm.
Bao nhiêu thì đủ
Tùy đối tượng nên chú ý đến lượng trứng dùng trong 1 tuần:
Đối với trẻ em: trong trứng chứa chất béo dễ làm bé bị đầy bụng, khó tiêu, vì vậy không nên ăn nhiều. Nên ăn trứng gà vì trứng vịt chậm tiêu hơn, bé sẽ no lâu.
Theo độ tuổi sẽ có lượng trứng phù hợp. Bé 6-12 tháng ăn ½ lòng trứng gà /bữa, có thể ăn 3-4 lần /tuần. Bé 1-2 tuổi ăn 2 quả/tuần. Có thể hòa vào bột hoặc nấu cháo cho bé ăn. Trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể ăn 3 quả/tuần. Bé có thể ăn trứng luộc, rán hoặc chưng...
Đối với người lớn: ăn trứng gà hoặc vịt 3-4 quả /tuần là đủ. Ăn quá nhiều cơ thể sẽ không hấp thu hết chất dinh dưỡng có trong trứng, sẽ bị đào thải ra ngoài rất lãng phí. Ngoài ra, nên ăn đa dạng các thực phẩm khác để bổ sung năng lượng cho cơ thể.
Đối với phụ nữ mang thai: thai phụ cần được bổ sung nhiều chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Tuy trong trứng hầu như chứa tất các các chất này, nhưng chỉ nên ăn 3-4 quả trứng (gà,vịt)/tuần, cần bổ sung dinh dưỡng và thực phẩm khác.
Đối với người già: trong trứng gà chữa chất lecithin giúp giảm lượng cholesterol xấu ngăn ngừa các bệnh về tim mạch tốt. Vì vậy, người già nên ăn 3 quả trứng gà/tuần để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
Ai nên hạn chế ăn trứng
Trứng tuy tốt nhưng không phải ai cũng có thể ăn. Vì trong trứng có chứa lượng cholesterol nhất định nên khi ăn sẽ ảnh hưởng lượng cholesterol trong máu. Vì vậy, những người mắc bệnh gan, bị tăng mỡ máu, người bị sốt, bị bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường... chỉ nên ăn 1 quả trứng/tuần để tránh nguy cơ tắc nghẽn động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Những người hay bị dị ứng cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì trong trứng cũng có chất gây dị ứng.
Nên nấu chín kỹ
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn trứng sống, trứng chần vì dễ bị nguy cơ ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn, virus cúm gia cầm H5N1 rất nguy hiểm. Vì vậy, nên nấu chín kỹ trước khi ăn.
Khi chế biến, cũng không nên cho mì chính sẽ giảm giá trị dinh dưỡng. Vì bản thân trứng đã chứa lượng lớn a-xít glutamic na-tri là thành phần chủ yếu có trong mì chính.
Theo SK&ĐS
Ăn mặn: thói quen nguy hại cho trẻ Theo một nghiên cứu mới chỉ ra rằng, những trẻ ăn nhiều loại thực phẩm mặn và giàu tinh bột như bánh quy hay ngũ cốc sẽ có xu hướng ăn mặn khi lớn lên Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo rằng lượng natri cho người trưởng thành không nên vượt quá 1500 mg/ngày. Thật không may, nhiều người trong chúng...