Án mạng từ những mâu thuẫn nhỏ nhặt
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu xảy ra nhiều vụ án rất nghiêm trọng mà nguyên nhân xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày.
Đáng chú ý, không ít các vụ án xuất phát từ mâu thuẫn trong gia đình. Những mâu thuẫn nhỏ trong nhà không có biện pháp giải quyết kịp thời đã đẩy thành những vụ án mạng, người bị thương, kẻ vào tù.
Lý Đăng Khoa (SN 1996, ngụ xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu), là em họ chị D (ngụ cùng địa phương). Gia đình Khoa và gia đình chị D thường xuyên cự cãi do tranh chấp. Sáng ngày 21/7/2022, mẹ của Khoa và chị D tiếp tục cự cãi, xô xát. Thấy vậy, Khoa dùng cục bê tông ném làm chị D bị thương. Cuối tháng 12/2022, TAND tỉnh Bạc Liêu tuyên phạt Khoa 6 tháng tù giam về tội “ Cố ý gây thương tích”.
Bị cáo Lý Đăng Kkoa bị TAND tỉnh Bạc Liêu tuyên phạt 6 tháng tù về tội cố ý gây thương tích.
Một vụ án đau lòng khác xảy ra trên địa bàn xã Long Điền Đông A (huyện Đông Hải), nạn nhân là anh ruột của đối tượng gây án. Chiều ngày 23/6/2022, anh T đi nhậu về và xảy ra cự cãi với một số thành viên gia đình. Nguyễn Tấn Đạt (SN 1988, em ruột anh T) khuyên can nhưng anh này không nghe mà còn có hành vi khiến con của Đạt bị đau. Trong lúc nóng giận, Đạt dùng dao tự chế chém liên tiếp vào người anh T, gây thương tật 43%.
Trong năm 2022, trên địa bàn Bạc Liêu xảy ra 69 vụ án cố ý gây thương tích thì có 5 vụ xuất phát từ mâu thuẫn gia đình; xảy ra 12 vụ án giết người, trong đó có 2 vụ giết người thân. Những con số trên gióng hồi chuông cảnh báo về việc giải quyết mâu thuẫn trong gia đình và xã hội.
Theo Thượng tá Hoàng Ngọc Đạo, Trưởng phòng CSHS Công an tỉnh Bạc Liêu, mâu thuẫn trong nội bộ gia đình chủ yếu xuất phát từ lợi ích, đó có thể là tranh chấp đất đai, thừa kế; mâu thuẫn tình cảm, hôn nhân… Những mâu thuẫn này không được giải quyết kịp thời dẫn đến tích tụ, thành mâu thuẫn lớn, gây ra những vụ việc đau lòng. Ngoài ra, bản thân các đối tượng gây án có bản tính nóng nảy, côn đồ, cộng với tác động của rượu, bia, chất kích thích khác nên khi xảy ra sự việc, đối tượng thiếu kiềm chế bản thân dẫn đến hành động cố ý gây thương tích, thậm chí giết người.
Công tác phòng ngừa gặp nhiều khó khăn, bởi vì từ thời điểm phát sinh mâu thuẫn đến khi gây án chỉ vài giờ, thậm chí vài phút. Công an tỉnh Bạc Liêu đã, đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó, Công an chú trọng phối hợp các cơ quan, ban ngành đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đạo đức, lối sống và ý thức phòng ngừa tội phạm; kết hợp giữa tuyên truyền chung và tuyên truyền cá biệt với nhóm đối tượng có nguy cơ phạm tội cao; xây dựng các hình thức tiếp nhận, tư vấn, hỗ trợ pháp luật, tư vấn xử lý các tình huống, hòa giải mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư; phát huy hiệu quả hoạt động của các tổ chức đoàn thể xã hội, mô hình hòa giải ở cơ sở, vai trò người có uy tín trong hòa giải các mâu thuẫn, không để phát sinh tội phạm.
Đặc điểm chung của những vụ trọng án là các đối tượng gây án đều có nhận thức xã hội, hiểu biết pháp luật hạn chế. Bàn về biện pháp phòng ngừa loại tội phạm này, luật sư Ngô Hồng Thủy (Đoàn luật sư TP Cần Thơ) đề cao vai trò giáo dục của gia đình. Bên cạnh đó, vai trò quản lý nhà nước tại địa bàn cũng rất quan trọng. Chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội, quần chúng phải nắm bắt tốt tình hình địa bàn, sớm hòa giải, giải tỏa các vấn đề vướng mắc không để tích tụ, bức xúc có thể dẫn tới các hậu quả khôn lường.
Video đang HOT
Tòa chia thừa kế đường dự mở, VKS kháng nghị hủy án
Tòa chia thừa kế cả đường dự mở 20 m ngang là lối đi của nhiều hộ dân khác; VKS kháng nghị hủy án vì chưa làm rõ phần đất này là đường dự mở hay di sản thừa kế của chủ đất cũ.
TAND Cấp cao tại TP.HCM đã nhận hồ sơ vụ án cùng kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án sơ thẩm này. Kháng nghị của VKSND Cấp cao tại TP.HCM theo hướng đề nghị hủy toàn bộ bản án vì vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng, thu thập chứng cứ và chứng minh chưa đầy đủ.
Vụ án đáng chú ý ở tình tiết đường dự mở 20 m ngang được thể hiện trong giấy chứng nhận QSDĐ của nhiều hộ dân bị tòa đem ra chia thừa kế.
Lối đi của chín hộ dân gần 20 năm
Phản ánh đến báo Pháp Luật TP.HCM, chín hộ dân ở phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, Cần Thơ không đồng tình về việc tòa đã chia thừa kế con đường dự mở 20 m là mặt tiền nhà, đất của họ.
Từ trái qua: ông Lê Trường Giang, ông Phước, bà Thoa - những người có nhà, đất quay ra mặt tiền đường dự mở 20 m. Ảnh: NHẪN NAM
"Nếu nguyên đơn được cấp giấy chứng nhận QSDĐ thì họ có thể rào đất lại để bảo vệ. Lúc ấy chúng tôi đi bằng đường nào? Lối đi lại chính của chúng tôi để vào nhà là con đường 20 m này, tồn tại từ lúc đầu mua đất"
Bà NGUYỄN THỊ KIM THOA,
118/13F Trần Văn Khéo, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, Cần Thơ
Khu dân cư ở hẻm 113 đường Trần Văn Khéo, phường Cái Khế có nguồn gốc từ việc các hộ dân nhận chuyển nhượng nền đất của bà Nguyễn Thị Kim H (đã mất).
Bà H có khoảng 15.000 m2. Một phần đất bà xin lập quy hoạch phân lô nền làm khu dân cư. Bà được cấp hơn 30 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) nền độc lập. Phần đất còn lại, bà H được cấp giấy chứng nhận QSDĐ vào ngày 2-7-1998.
Bà tự nguyện hiến hai phần đất làm đường đi, một đường đi có bề ngang 5 m và một đường đi có bề ngang 20 m (tương ứng với phần diện tích 992,6 m2, thửa 164A). Các phần đường này không được công nhận QSDĐ.
Nhiều hộ đã mua đất từ những năm 2001, 2002 và cất nhà ở ngay sau đó. Trong giấy chứng nhận QSDĐ tại thời điểm năm 2001 hay năm 2018 thì sơ đồ thửa đất đều thể hiện mặt tiền là đường dự mở 20 m.
Trong những hộ có mặt tiền đường dự mở 20 m, có một số hộ đã cất nhà ở khoảng 20 năm như nhà của bà Nguyễn Thị Kim Thoa (118/13F Trần Văn Khéo), kế đó là nhà ông Nguyễn Ngọc Phước và nhiều hộ khác.
Ông Phước, bà Thoa mua đất trực tiếp từ bà H Họ đã xin phép xây nhà và định cư ổn định đến nay. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và QSDĐ của họ đều thể hiện nhà có mặt tiền là đường dự mở 20 m.
Tòa chia thừa kế cả lối đi dự mở
Tháng 4-2021, các hộ dân nhận được giấy triệu tập của TAND TP Cần Thơ với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ kiện tranh chấp thừa kế di sản giữa các con của bà H.
Các hộ đã có bản tự khai cho biết khi mua đất là đất trồng cây lâu năm, sau đó đã được phép chuyển mục đích sử dụng thành đất ở đô thị và được cấp phép xây dựng nhà ở ổn định tại đây. Lối đi lại chính của họ để vào nhà là con đường 20 m này.
Tuy nhiên, xử sơ thẩm tháng 3-2022, tòa không đưa các hộ dân này vào tham gia tố tụng. Tòa xác định thửa đất 164A nằm ngoài giấy chứng nhận QSDĐ được công nhận của hộ bà H.
"Phần đất tại thửa 164A qua đo đạc thực tế có diện tích 992,6 m2, tuy hộ bà H chưa được Nhà nước công nhận QSDĐ nhưng thuộc trường hợp đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận QSDĐ theo quy định của pháp luật. Do đó, nguyên đơn yêu cầu chia di sản thừa kế này là có căn cứ" - bản án nêu.
Cạnh đó, tòa xác định phần đất chia di sản thừa kế qua xem xét, thẩm định có các công trình xây dựng và các hộ dân liền kề có sử dụng phần đất để làm lối đi. Tuy nhiên, các đương sự không có yêu cầu giải quyết trong vụ kiện này, nguyên đơn cũng không ngăn cản và vẫn tạo điều kiện cho các hộ dân sử dụng. Nếu sau này có tranh chấp sẽ giải quyết thành vụ kiện khác...
Từ đó, tòa phân chia thừa kế phần đất trên cho các con của bà H. Bản án cũng nêu, sau khi hoàn thành nghĩa vụ trả giá trị thừa kế cho bị đơn, nguyên đơn được quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận QSDĐ theo quy định.
Kháng nghị hủy án vì chưa làm rõ đất là đường dự mở hay di sản thừa kế
Trả lời PV, TAND TP Cần Thơ cho biết: Theo quyết định kháng nghị, những người dân mua đất của bà H là những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Ngay từ khi thụ lý vụ án và quá trình giải quyết, tòa đã xác định điều này nhưng sau đó đã không đưa họ vào tham gia tố tụng, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các hộ này và giải quyết vụ án không triệt để khiến tranh chấp kéo dài...
Mặt khác, khi giải quyết vụ án, tòa không thu thập tài liệu liên quan đến dự án phân lô, bán nền của bà H đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm rõ và xác định thửa 164A là đường dự mở hay di sản thừa kế của bà H. Nếu là đường dự mở thì quyền lợi của bà H và các hộ dân mua đất liên quan đến đường dự mở này được giải quyết như thế nào...
Vụ 3 con gái tẩm xăng đốt mẹ vì đòi chia đất: Người mẹ tiên lượng nặng, khó nói trước điều gì "3 bệnh nhân vẫn trong tình trạng xấu, khó có thể tiên đoán trước được điều gì. Người mẹ rất nặng", vị lãnh đạo Viện Bỏng Quốc gia cho biết thêm. Bên cạnh đó, các bệnh nhân đều gặp khó khăn trong việc chi trả chi phí điều trị. Liên quan đến vụ việc ba người con gái mang xăng tới nhà mẹ...