Ăn kiểu này chết nhanh hơn ung thư, nhiều người Việt vẫn làm hàng ngày
Nhiều thói quen ăn uống gây hại khủng khiếp cho cơ thể, nhưng nhiều người Việt vẫn đang làm hàng ngày mà không hề biết.
Ảnh minh họa: Internet
Trường Đại học Sydney, Australia, vừa công bố kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 thói quen chính trong sinh hoạt làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong. Ngoài 4 thói quen thông thường mà tất cả mọi người đều biết là hút thuốc, uống rượu, ăn uống không khoa học và thiếu vận động, nghiên cứu này còn phát hiện thói quen ngồi lâu thường xuyên trong thời gian dài và ngủ quá nhiều hay ngủ quá ít cũng liên quan trực tiếp đến bệnh tật và tử vong.
Nhóm nghiên cứu đến từ Học viện Vệ sinh Công cộng Trường Đại học Sydney đã theo dõi lịch sinh hoạt và các chỉ số sức khỏe của 231.000 người Australia ở độ tuổi trên dưới 45 tuổi. Trong suốt 6 năm nghiên cứu, nhóm đã khảo sát định kỳ thói quen sinh hoạt của các đối tượng và lập bảng thống kê phân tích đối với những người đã qua đời.
Kết quả ghi nhận có 6 thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh như hút thuốc, uống rượu, ăn uống bừa bãi (lượng rau quả đưa vào cơ thể ít, ăn nhiều chất béo bão hòa và muối), thiếu vận động, ngồi nhiều (ngồi quá 7 tiếng mỗi ngày), ngủ không khoa học (ít hơn 7 tiếng hoặc nhiều hơn 9 tiếng mỗi ngày) có mối liên quan trực tiếp đến bệnh tật và tỷ lệ tử vong cao. Nhóm có các thói quen xấu này càng nhiều thì nguy cơ đoản thọ càng cao. Các cá nhân hội tụ đủ cả 6 thói quen xấu này có tuổi thọ chỉ bằng 1/5 người bình thường.
Các loại thịt chế biến như xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội chứa nhiều muối, chất bảo quản, phốt phát, nitrat. Chúng là thủ phạm đằng sau nguy cơ suy tim của người tiêu dùng. Ước tính, 8,2% trường hợp tử vong do bệnh tim và tiểu đường liên quan đến ăn quá nhiều thịt chế biến trong năm 2012. Ảnh minh họa: Internet
Sau đây là những thói quen ăn uống khiến bạn chết nhanh hơn cả mắc ung thư:
Bỏ bữa: Theo Live Strong, không ăn cũng gây hại như ăn kém lành mạnh. Mọi người thường bỏ bữa vì cuộc sống bận rộn, vội vàng. Khi bạn bỏ qua một bữa ăn, cơ thể ngừng nhận chất dinh dưỡng. Khi đó, cơ thể phải sử dụng lượng đường và protein dự trữ để hoạt động, gây ảnh hưởng trực tiếp đến da, tăng quá trình lão hóa và sớm xuất hiện những nếp nhăn. Lần sau đó bạn ăn, cơ thể sẽ hấp thụ mọi thứ, cả xấu và tốt. Bỏ bữa cũng sẽ ảnh hưởng đến dạ dày và gây ra các vấn đề dạ dày mạn tính.
Video đang HOT
Quá nhiều thịt đỏ: Thịt đỏ không phải là xấu, nó có nhiều chất dinh dưỡng bạn cần như protein, sắt, vitamin B và kẽm. Tuy nhiên, ăn quá nhiều thịt đỏ lại gây hại cho sức khỏe. Ăn nhiều thịt gây ra 4,2% ca tử vong liên quan đến bệnh tiểu đường trong năm 2012 trên thế giới. Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ, bạn nên hạn chế ăn ít hơn 510 g mỗi tuần.
Uống trà đặc sau khi ăn: Không nên uống trà đặc sau khi ăn. Các chất có trong lá trà còn cản trở việc hấp thu sắt, thói quen xấu uống trà sau bữa ăn trong thời gian dài, dễ gây thiếu máu do thiếu sắt; ngoài ra, ăn cơm xong uống trà ngay, một lượng lớn nước vào trong dạ dày, sẽ làm loãng dịch vị, từ đó ảnh hưởng công tác tiêu hóa thức ăn của dạ dày.
Không ăn đủ rau gây ra 7,6% ca tử vong liên quan đến chế độ ăn uống, chẳng hạn như bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường loại 2. Ảnh minh họa: Internet
Uống ít nước: Trong thời gian làm việc, bởi tính chất công việc cần tập chung cao độ, nên nhóm dân văn phòng rất dễ quên mất việc uống nước, gây ra tình trạng không cung cấp đủ nước cho cơ thể. Nước trong cơ thể ít, nồng độ máu và độ nhớt của máu trong cơ thể sẽ tăng lên, dễ dẫn tới hình thành huyết khối, gây ra các bệnh về tim mạch, còn ảnh hưởng tới chức năng bài tiết của thận, dẫn tới ung thư gan, ung thư tiền liệt tuyến.
Hoa quả làm bữa ăn chính: Có rất nhiều nhân viên văn phòng, bởi tính chất công việc ngồi nhiều gây ra các bệnh như tiêu hóa kém, Lipid trong máu cao, xơ cứng động mạch… thực sự cần các chất dinh dưỡng trong hoa quả để hóa giải. Nhưng, hoa quả không thể là thức ăn cho bữa ăn chính. Bởi mặc dù hàm lượng vitamin và đường trong hoa quả tương đối cao, nhưng vẫn thiếu protein và các loại vi chất cần thiết cho cơ thể.
Ăn nhiều thịt chế biến: Các loại thịt chế biến như xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội chứa nhiều muối, chất bảo quản, phốt phát, nitrat. Chúng là thủ phạm đằng sau nguy cơ suy tim của người tiêu dùng. Ước tính, 8,2% trường hợp tử vong do bệnh tim và tiểu đường liên quan đến ăn quá nhiều thịt chế biến trong năm 2012.
Ăn nhiều thịt gây ra 4,2% ca tử vong liên quan đến bệnh tiểu đường trong năm 2012 trên thế giới. Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ, bạn nên hạn chế ăn ít hơn 510 g mỗi tuần. Ảnh minh họa: Internet
Ăn nhiều chất béo rắn: Có nhiều loại chất béo tốt giúp cơ thể tồn tại. Tuy nhiên, chất béo rắn thì ngược lại. Nó là chất béo không lành mạnh thường có trong bơ, mỡ bò, dầu dừa và dầu cọ. Chúng chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Do đó, chúng có thể tăng cholesterol xấu và nguy cơ cao mắc bệnh tim. Thói quen ăn quá nhiều chất béo rắn gây ra 2,3% ca tử vong do đột quỵ, bệnh tim và tiểu đường loại 2.
Ăn ít rau xanh: Rau củ là một phần thiết yếu của chế độ ăn uống lành mạnh, với khuyến nghị 2,5 cốc mỗi ngày. Rau xanh ít chất béo và calo, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như kali, chất xơ, axit folic, vitamin A và C. Đặc biệt, không có loại rau xanh nào chứa cholesterol. Không ăn đủ rau gây ra 7,6% ca tử vong liên quan đến chế độ ăn uống, chẳng hạn như bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường loại 2.
Việc uống quá nhiều đồ uống có cồn có thể làm giảm tới 20 năm tuổi thọ một người. Ngoài ra, bạn còn dễ mắc những bệnh như tổn thương não, suy gan, chảy máu dạ dày. Ảnh minh họa: Internet
Ăn uống quá nhiều đạm: Thói quen ăn uống thanh đạm là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình dưỡng thận. Việc ăn quá nhiều protein sẽ làm gia tăng nguy cơ rối loạn công năng thận, đặc biệt là ở người cao tuổi.Lời khuyên: Theo kiến nghị của Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc, nếu tính theo cân nặng của con người thì hàm lượng protein hợp lý là 8gr/1kg. Theo đó, một người nặng 50kg chỉ nên hấp thụ không quá 40gr protein mỗi ngày.
Đối với người bị viêm thận mãn tính, hàm lượng protein mỗi ngày càng nên giảm xuống. Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho nhóm đối tượng này là mỗi ngày 1 hộp sữa, 100gr thịt, 100gr đậu phụ, 300-400gr lương thực cùng các loại rau củ và trái cây.
Uống nhiều nước ngọt: Theo CNN, đối với những người ở độ tuổi 25-64, nước ngọt và đồ uống có đường khác gây chết sớm hơn bất kỳ chế độ ăn uống nào khác. Ước tính, 7,4% ca tử vong liên quan đến đồ uống có đường ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn phụ nữ. Đồ uống có đường có thể gây sâu răng, hội chứng chuyển hóa và béo phì. Ủy ban Y tế Công cộng Boston (Mỹ) cho biết phụ nữ uống nhiều hơn một lon đồ uống có đường mỗi ngày tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường gấp đôi so với những người không uống hoặc uống ít hơn.
Uống quá nhiều rượu bia: Việc uống quá nhiều đồ uống có cồn có thể làm giảm tới 20 năm tuổi thọ một người. Ngoài ra, bạn còn dễ mắc những bệnh như tổn thương não, suy gan, chảy máu dạ dày, ung thư. Do đó, hãy cân nhắc khi tham gia những cuộc vui và giới hạn lượng rượu bia bạn sử dụng.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Có bao nhiêu thủ phạm gây ung thư, người Việt 'nghiện' cả
Những yếu tố nguy cơ gây ung thư phổ biến nhất có thể phòng tránh được là: Hút thuốc lá, uống rượu bia, thừa cân béo phì và thiếu hoạt động thể lực, nhiễm virus HPV lây truyền qua đường tình dục, các tác nhân ung thư nghề nghiệp...
Ảnh minh hoạ: Internet
Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân gây bệnh ung thư rất phức tạp. Sự phát triển bệnh ung thư là hậu quả của sự tương tác giữa các yếu tố bên trong của mỗi người (giới, gen, tuổi...) và các yếu tố nguy cơ bên ngoài.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, những yếu tố nguy cơ gây ung thư phổ biến nhất có thể phòng tránh được lần lượt là: Hút thuốc lá, uống rượu bia, thừa cân béo phì và thiếu hoạt động thể lực, nhiễm virus HPV lây truyền qua đường tình dục, các tác nhân ung thư nghề nghiệp. Ngoài ra còn các yếu tố quan trọng khác làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư như nhiễm vi rút viêm gan b, C (gây ung thư gan), ô nhiễm môi trường, thực phẩm, chất phóng xạ....
Đối với việc sử dụng rượu bia và ung thư, PGS.TS Trần Thanh Hương, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phòng, chống ung thư cho biết: Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế căn cứ trên các bằng chứng khoa học đã đưa ra kết luận, rượu bia là tác nhân nguy cơ gây mắc ít nhất 7 loại ung thư ở người gồm: ung thư khoang miệng, vòm họng, thanh quản, thực quản, đại trực tràng, gan và ung thư vú ở phụ nữ.
Rượu bia là tác nhân nguy cơ gây mắc ít nhất 7 loại ung thư ở người gồm: ung thư khoang miệng, vòm họng, thanh quản, thực quản, đại trực tràng, gan và ung thư vú ở phụ nữ. Ảnh minh hoạ: Internet
Theo kết quả điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2015, Việt Nam có khoảng 77,3% số nam giới và 11% nữ giới trưởng thành hiện tại đang sử dụng rượu, bia và có tới gần 45% số nam giới uống rượu bia ở mức nguy hại cho sức khỏe.
Không những thế tình trạng uống rượu bia đang ngày cảng phổ biến ở giới trẻ. Một nghiên cứu năm 2013 ở học sinh lớp 8-12 trên toàn quốc cho thấy có tới 33% học sinh nam và 18% học sinh nữ đã từng uống ít nhất một đơn vị cồn trong 30 ngày vừa qua, trong số đó 49% học sinh nam và 38% nữ uống cốc đầu tiên khi chưa đến 14 tuổi.
Việc gia tăng tiêu thụ rượu bia tại Việt Nam là nguyên nhân quan trọng góp phần làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do ung thư nói riêng và các bệnh không lây nhiễm nói chung.
THÁI HÀ
Theo tienphong
Cảnh báo béo phì, bệnh tật gia tăng vì người Việt lười vận động Các chuyên gia cảnh báo, người Việt đang bị thiếu vận động thể lực, từ đó kéo theo một loạt nguy cơ mắc phải các bệnh không lây nhiễm do béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường... Gần 30% dân số lười vận động thể lực TS Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết,...