Ăn khoai lang, bạn sẽ không thể ngờ cơ thể “thầm cảm ơn” vì những lợi ích này
Khoai lang chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, khiến nó trở thành một thực phẩm bổ sung tuyệt vời.
Dưới đây là bốn lợi ích mà khoai lang có thể cung cấp.
Khoai lang có thể tăng cường chức năng não
Không đủ bằng chứng để nói rằng liệu khoai lang có cải thiện chức năng não ở người hay không. Tuy nhiên, đã có những nghiên cứu trên động vật đầy hứa hẹn.
Ví dụ, một nghiên cứu năm 2010 cho thấy anthocyanins, hợp chất có tác dụng chống oxy hóa, trong khoai lang tím có thể ức chế tình trạng viêm trong não của chuột, và một nghiên cứu khác năm 2010 cho thấy trí nhớ được cải thiện ở những con chuột già được cho dùng anthocyanins. Nếu điều này cũng đúng với người, thì chúng ta có thể suy ra rằng khoai lang có thể tăng cường chức năng não ở người, nhưng hiện tại còn chưa chắc chắn về điều này.
Củ khoai lang giúp cải thiện bệnh tiểu đường
Tác dụng của khoai lang phải kể đến đầu tiên là cải thiện bệnh tiểu đường. Khoai lang có chỉ số glycemic thấp hơn so với khoai tây. Nó còn chứa nhiều chất xơ (khoảng 5g trong 3/4 mỗi chén khoai) giúp cơ thể tiêu hóa chậm và đem lại cảm giác no lâu hơn.
Ảnh minh họa
Do vậy, bạn có thể kết hợp vào chế độ ăn uống trong điều trị bệnh tiểu đường và giảm cân.
Video đang HOT
Củ khoai lang tốt cho hệ tiêu hóa
Một trong những tác dụng của khoai lang đối với sức khỏe là chức năng cải thiện hệ tiêu hóa. Với lượng lớn chất xơ có tác dụng ngăn ngừa chứng táo bón, đồng thời thúc đẩy đường tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Vitamin C và các axit amin chính là thành phần giúp kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên nhanh hơn, chống tình trạng đầy bụng, khó tiêu và ngăn ngừa táo bón.
Vì vậy, ăn khoai lang luộc chín, đều đặn khoảng 100g/ngày rất có lợi cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là chữa táo bón rất hiệu quả.
Tốt cho người mắc bệnh tăng huyết áp
Để hạ huyết áp, việc duy trì lượng natri thấp trong cơ thể là rất cần thiết. Tuy nhiên, bạn đừng quên hấp thụ nhiều kali cho cơ thể cũng rất quan trọng. Nếu cung cấp đủ lượng kali thiết yếu cho cơ thể, bạn sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.
Trung bình một củ khoai chứa 542 mg kali cho cơ thể, do đó khoai lang rất tốt cho người mắc bệnh tăng huyết áp.
Một số lưu ý khi ăn khoai lang
Khoai lang có nhiều tác dụng nhưng nếu sử dụng không đúng cách sẽ vô tình gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, khi ăn khoai, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo bón, phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.
Vỏ khoai chứa nhiều vitamin và khoáng chất, do đó khi chế biến không cần gọt vỏ nếu không cần thiết.
Nên kết hợp với thực phẩm có đạm động vật hoặc thực vật sẽ phát huy tác dụng tối đa.
Trong phần thịt củ có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói, sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi gây chướng bụng.
Khi chế biến, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.
Những lợi ích tuyệt vời từ trà vàng
Trà vàng xuất xứ từ Trung Quốc và có giá thành đắt đỏ. Trà này được chế biến công phu khi cho lá trà tươi trở nên khô tự nhiên và chuyển thành màu vàng trước khi sử dụng.
1. Tăng cường sức khỏe tim mạch
Giống như hầu hết các loại trà, trà vàng có chứa polyphenol giúp chống lại bệnh tim mạch. Chúng cũng tăng cường khả năng chống oxy hóa của các tế bào nội mô, giúp tim thêm khỏe mạnh.
Một hợp chất quan trọng khác trong trà vàng là flavanols cũng giúp giảm mức cholesterol xấu.
2. Ngăn ngừa ung thư
Trà vàng có chứa nhiều chất có hoạt tính sinh học góp phần chống ung thư. Các hợp chất này chống lại quá trình oxy hóa và kháng viêm vô cùng hiệu quả.
Tên gọi trà vàng vì đơn giản màu vàng là màu truyền thống của hoàng tộc. Ảnh đồ họa: Hàn Lâm
3. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Bổ sung trà vàng vào chế độ dinh dưỡng sẽ giúp cải thiện các triệu chứng liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2.
Loại polyphenol chính trong trà là catechin - EGCG (epigallocatechin gallate) là chất giúp chống lại bệnh béo phì và hội chứng chuyển hóa, hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.
4. Thúc đẩy quá trình tiêu hóa
Polyphenol trong trà vàng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa như bệnh viêm ruột, tiêu chảy cấp, loét dạ dày tá tràng và ung thư đường tiêu hóa. Chất chống oxy hóa trong trà vàng cũng giúp điều trị tổn thương dạ dày do viêm.
5. Có thể hỗ trợ giảm cân
Các chất chiết xuất từ trà vàng (cùng với trà xanh) đã được biết có thể hỗ trợ giảm cân. Nguyên nhân là do chiết xuất từ trà giúp tăng cảm giác no và tiêu hao năng lượng trong bữa ăn ở những người béo phì.
6. Tăng cường sức khỏe gan
Trà vàng có thể ngăn ngừa sự hình thành hiện tượng gan nhiễm mỡ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, polyphenol trong trà vàng có thể làm giảm sự chuyển hóa chất béo trong gan, do đó, nếu kiên trì thường xuyên dùng trà vàng sẽ giúp sức khỏe gan của bạn được cải thiện.
Loại rau củ được ví như thuốc quý nhưng không nên ăn nhiều Cà rốt thuộc loại củ, trong đời sống hàng ngày nó được dùng như một loại rau thông dụng. Ngoài vai trò là rau, cà rốt còn có một vị thuốc được sử dụng để phối hợp điều trị một số bệnh. Giá trị dinh dưỡng của cà rốt Cà rốt có thành phần chủ yếu là nước và carbs. Carbs bao gồm...