Ăn ít rau, nhiều muối thúc đẩy nguy cơ ung thư
Ăn ít rau xanh không chỉ khiến bạn táo bón mà còn là nguyên nhân gây ung cơ ung thư ruột. Hay việc ăn nhiều muối không chỉ là yếu tố gây tăng huyết áp, suy thận mà cũng là nhân tố gây ung thư dạ dày.
Ung thư ruột, ung thư đại trực tràng vì ăn ít rau xanh
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, dinh dưỡng không hợp lý là yếu tố quan trọng làm gia tăng các bệnh không lây nhiễm, trong đó có bệnh ung thư.
Nhiều người Việt ăn lượng rau không đủ với nhu cầu khuyến cáo, chỉ đơn giản nghĩ ăn ít rau gây táo bón. Trên thực tế, ăn ít rau và trái cây được quy cho là nguyên nhân của 1,7 triệu trường hợp tử vong, chiếm 2,8% tổng số tử vong trên thế giới.
Ăn ít rau và trái cây ước tính là nguyên nhân của 19% số ung thư dạ dày ruột, 31% các bệnh thiếu máu tim cục bộ, và 11% số trường hợp đột quỵ.
Ăn ít nhất 400 gam rau và trái cây (tương đương với 5 đơn vị chuẩn) mỗi ngày giúp phòng chống các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng như các bệnh tim mạch, ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng.
Tuy nhiên, mức tiêu thụ rau của người Việt rất thấp. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng, sau 30 năm, mức tiêu thụ rau không hề đổi thay (nếu không nói giảm đi 10%), với khoảng 200 gram/người/ngày.
Bên cạnh đó, mức tiêu thụ quả chín năm 2000 có tăng so với năm 1985, nhưng đến nay vẫn không đổi thay, 65 gram/người/ngày.
Ngoài việc ăn rau xanh mới chỉ đạt một nửa so với khuyến cáo của WHO, khẩu phần ăn của người Việt gia tăng thức ăn từ động vật trong khi dinh dưỡng từ các loại hạt được khuyến khích tốt nhưng lại chưa được coi trọng.
Trong khi đó theo công bố, đến nay có đến hơn một số dân số trưởng thành (57,2%) ăn thiếu rau, trái cây so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO. Trong đó nam lại càng lười ăn rau xanh hơn nữ giới, với 61,3% nam giới và 51,4% nữ giới chưa ăn đủ lượng rau xanh so với khuyến cáo.
Đây là các yếu tố thúc đẩy nguy cơ gây ung thư, trong đó có ung thư ruột, ung thư đại trực tràng.
Các bằng chứng khoa học cho thấy ăn nhiều thức ăn giàu năng lượng, ví dụ như thực phẩm chế biến sẵn có nhiều chất béo và đường, làm tăng nguy cơ béo phì và tác hại cũng giống như ăn ít rau và trái cây. Ăn thực phẩm có nhiều chất béo no (có nhiều trong mỡ động vật) và chất béo chuyển hóa (Trans fatty acid – có thể có trong thực phẩm chế biến sẵn) làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và bệnh ĐTĐ và cả nguy cơ ung thư. Những người béo phì có nguy cơ ung thư cao hơn người khác.
Ung thư dạ dày liên quan đến thói quen ăn mặn
Lượng muối tiêu thụ hàng ngày là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến mức huyết áp cũng như nguy cơ các bệnh tim mạch.
Với bệnh ung thư, việc ăn mặn cũng là yếu tố thúc đẩy nguy cơ ung thư dạ dày. WHO khuyến cáo không nên ăn quá 5 gam muối/ngày để phòng chống các bệnh tim mạch và phòng nguy cơ các bệnh không lây nhiễm.
Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư thường gặp ở cả hai giới. Ung thư dạ dày đứng thứ 3 trong các bệnh ung thư thường gặp sau ung thư gan, ung thư phổi. Ung thư dạ dày hoàn toàn có thể phòng ngừa, nhận biết sớm và điều trị hiệu quả nếu phát hiện ở giai đoạn đầu, nhưng điều đáng tiếc là các bệnh nhân thường đến viện ở giai đoạn muộn, việc phẫu thuật, điều trị khó khăn và rất tốn kém, thời gian sống thêm không được nhiều.
Video đang HOT
Để giảm nguy cơ ung thư đường tiêu hóa và ung thư dạ dày, cần thay đổi lối sống như tập thể dục thường xuyên, ăn nhiều trái cây và rau củ, ăn đều hằng ngày. Chọn nhiều loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc. Cố gắng giảm lượng thức ăn mặn và hun khói. Nên bỏ thuốc lá nếu đang hút. Nội soi định kỳ để phát hiện sớm ung thư.
Thực phẩm tốt cho gan, chống ung thư cực kỳ hiệu quả
Gan là cơ quan đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cơ thể. Bên cạnh việc tập thể dục thường xuyên, hạn chế bia rượu... việc lựa chọn những thức ăn có lợi để giữ gan khỏe, chống ung thư gan là vô cùng cần thiết.
Ảnh minh họa: Internet
Bông cải xanh và các loại rau lá xanh đậm
Bông cải xanh hay còn gọi là súp lơ xanh là thức ăn tuyệt vời cho sức khỏe lá gan vì chúng có tác dụng bảo vệ chống lại các vấn đề như gan nhiễm mỡ, ngăn chặn hâp thu chất béo và giúp tăng đào thải lipid.
Các loại rau xanh đậm như rau cải, cải bó xôi, cải xoăn... có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giàu vitamin C và carotenoid, giúp tăng cường và duy trì sức khỏe cho gan.
Chanh
Chanh chứa nhiều vitamin C, có đặc tính chuyển hóa các chất độc hại thành hợp chất hòa tan trong nước và dễ dàng loại bỏ khỏi cơ thể.
Chanh cũng giàu vitamin và khoáng chất, tốt cho những người bị thiếu vitamin cấp tính. uống một cốc nước chanh mỗi buổi sáng để bắt đầu tăng cường chức năng gan và phương pháp này nên sử dụng liên tục trong 5 ngày rồi nghỉ trong 5 ngày tiếp theo.
Ảnh minh họa: Internet
Nấm
Nấm rất giàu vitamin B và sắt. Nó cũng được biết đến có khả năng chống lại bệnh tiểu đường, ngăn ngừa các khối u, chống oxy hóa, chống dị ứng, chiến đấu cholesterol và tăng khả năng miễn dịch.
Cà rốt
Beta carotene và falcarinol được tìm thấy trong cà rốt giúp chống ung thư. Tiêu thụ cà rốt có thể chống lại các bệnh ung thư như: ung thư phổi, ung thư miệng, ung thư cổ họng, ung thư dạ dày, ung thư ruột, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
Khoai lang
Polyphenol chất chống oxy hóa axit caffeic và tri-caffeoylquinic acid có trong khoai lang giúp chống ung thư như ung thư phổi, ung thư mật, ung thư thận, ung thư gan và ung thư vú.
Ảnh minh họa: Internet
Bưởi
Bưởi được được biết có khả năng chống lại bệnh tiểu đường và thúc đẩy giải độc trên cơ thể. Nó cũng là một trong những thực phẩm chiến đấu lại ung thư đại tràng. Flavonoid trong bưởi làm chậm quá trình sản xuất ra tế bào ung thư.
Bơ và táo
Quả bơ có tác dụng giúp cơ thể sản xuất glutathione, cùng với vitamin C và E, hoạt động như chất chống oxy hóa trung hòa các gốc tự do, bảo vệ các tế bào gan khỏi bị hư tổn. Vitamin E và K có trong quả bơ có thể chống viêm, giúp gan làm sạch chất độc hại. Bơ cũng giàu chất béo lành mạnh, giúp điều chỉnh lượng cholesterol trong cơ thể.
Bởi vậy, thường xuyên ăn táo và bơ sẽ giúp ngăn ngừa các tổn thương gan, cho chúng ta một lá gan khỏe mạnh. Còn táo có hàm lượng pectin cao, cần thiết cho cơ thể để làm sạch và loại bỏ độc tố ra khỏi đường tiêu hóa. Điều này giúp gan dễ dàng hơn trong việc xử lý các chất độc hại trong quá trình làm sạch cơ thể.
Ảnh minh họa: Internet
Dứa
Dứa là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon, có enzyme tiêu hóa chống viêm giúp chuyển hóa thức ăn và hỗ trợ gan. Ngoài ra, quả dứa cũng là nguồn cung cấp vitamin C, vitamin B1, magie và kali giúp giảm viêm.
Quả óc chó
Quả óc chó chứa hàm lượng arginie rất cao nên có thể giúp giải độc amoniac trong cơ thể. Ngoài ra trong quả óc chó còn chứa glutathione và acid béo omega 3 giúp hỗ trợ quá trình giải độc gan . Những dưỡng chất này rất cần thiết để tạo ra màng tế bào khỏe mạnh xung quanh tế bào gan.
Cà chua
Cà chua là một nguồn cung cấp vitamin A, C, và E và hợp chất chống ung thư là lycopene. Chất chống oxy hóa này giúp chống lại các gốc tự do và các tế bào ung thư. Vitamin C trong cà chua giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào có thể dẫn đến ung thư. Cà chua là thực phẩm tuyệt vời để chống lại ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư miệng, ung thư tuyến tụy và ung thư ruột kết.
Ảnh minh họa: Internet
Mâm xôi, dâu tây
Quả mâm xôi và dâu tây có chứa chất chống oxy hóa có thể chống lại tế bào ung thư đặc biệt là ung thư dạ dày, ung thư ruột kết và ung thư vú. Acid ellagic có trách nhiệm để ngăn ngừa ung thư da, bàng quang, phổi và thực quản.
Đu đủ
Đu đủ có chứa các hợp chất beta carotene và lycopene rất hiệu quả trong cuộc chiến chống các gốc tự do. Isothiocyanates từ đu đủ cũng bảo vệ các tế bào di căn thành ung thư. Do đó điều này làm cho đủ đủ trở thành "superfood" chống lại ung thư.
Củ nghệ
Củ nghệ thường được dùng chế biến một số món ăn để cho "lành bụng" nhưng hơn thế nữa, nghệ còn là một vị thuốc nhờ có hàm lượng curcuminoids cao. Đây là loại hợp chất tốt cho sức khỏe, giúp giảm viêm và hỗ trợ gan, thận, mật, giúp tăng cường tiêu hóa.
Ảnh minh họa: Internet
Tỏi
Có thể nói, tỏi là một siêu thực phẩm với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Giàu selen, tỏi giúp tăng cường tác dụng chống oxy hóa và giải độc cơ thể của gan. Ngoài ra, tỏi cũng chứa arginine, loại axit amin giúp thư giãn mạch máu và giảm huyết áp trong gan.
Bên cạnh đó, vitamin B6 còn có tác dụng chống viêm, vitamin C bảo vệ cơ thể khỏi quá trình oxy hóa và tổn thương các tế bào. Ăn tỏi cũng giúp giảm viêm, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện chức năng gan.
Trà xanh
Trà xanh chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể giúp trung hòa và loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể và giảm tích tụ chất béo, giữ cho lá gan khỏe manh. Nên uống 2-3 chén trà xanh mỗi ngày để phát huy hiệu quả.
Ảnh minh họa: Internet
Dưa hấu
Lycopene có mặt trong cà chua cũng được tìm thấy trong dưa hấu. Lycopene là một hợp chất có thể chống ung thư.
Ăn sữa chua mỗi ngày có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột ở nam giới Tình trạng ung thư ruột đang được xem là những dấu hiệu rõ ràng nhất của quá trình dịch tễ học và dinh dưỡng. Và món sữa chua có công dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột ở nam giới. Theo các nghiên cứu đã được công bố trước đây, việc bổ sung nhiều sữa chua, ăn nhiều sữa chua...