Ẩn họa tàu ‘chui’ xâm nhập vịnh Hạ Long
Từ nhiều tháng nay, trên luồng đường thủy nội địa quốc gia ở vịnh Hạ Long ( Quảng Ninh) xuất hiện nhiều tàu ‘lạ’ neo đậu đón trả khách gây mất an toàn giao thông đường thủy, tiềm ẩn nguy cơ thảm họa.
Đủ kiểu “tung hoành”
Theo phản ánh của nhiều thuyền trưởng tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, từ khoảng tháng 3 trở lại đây, nhiều tàu lạ mang số hiệu của TP.Hải Phòng neo đậu ngay trên luồng đường thủy nội địa quốc gia gây mất toàn giao thông đường thủy.
Điều đáng nói, các tàu này có ngoại hình hệt như thương hiệu tàu du lịch vịnh Hạ Long khi chiếc nào cũng được sơn màu trắng đặc trưng của tàu thuyền nơi đây. Thế nhưng, vì không được vào các cảng tàu đón, trả khách nên tàu nào cũng phải lai dắt thêm một tender (tàu chuyển tải). Mục đích của những chiếc tender này là vận chuyển khách từ khu vực Cảng tàu du lịch Tuần Châu đến các tàu du lịch đang neo đậu trái phép.
Tàu của Hải Phòng neo đậu trên luồng đường thủy ở vịnh Hạ Long gây mất an toàn giao thông đường thủy. Ảnh LÃ NGHĨA HIẾU
Sau khi “ăn khách”, các tàu du lịch nói trên tiếp tục hoạt động trái phép khi đưa khách tham quan như phương tiện của tỉnh Quảng Ninh.
Từ đầu tháng 6 đến nay, ghi nhận của PV Thanh Niên cho thấy, gần khu vực núi Lướt, vụng Ong trên vịnh Hạ Long có tới hàng chục tàu du lịch lai dắt theo tender để đưa khách tham quan khu vực hòn Đỉnh Hương, Gà Chọi.
Trong ngày 16.6, PV Thanh Niên ghi nhận các tàu du lịch số hiệu HP-4866; HP-4747; HP-5788; HP-4828… thản nhiên neo đậu trái phép để cho các tender đưa khách lên mà không bị lực lượng chức năng nào xử lý, nhắc nhở. Không những vậy, quá trình ngồi trên tender, hành khách còn không mặc áo phao, vô tư ngồi trước mạn tàu; nhiều chiếc còn chở quá tải…
Video đang HOT
Đáng chú ý, các tàu neo đậu ở khu vực trên để tiếp nhiên liệu bất chấp các quy định an toàn PCCC. Thuyền trưởng Nguyễn Văn Hà (52 tuổi, trú TX.Quảng Yên, Quảng Ninh) cho biết: “Tàu hàng của chúng tôi khi đi qua đây lúc nào cũng lo ngại va chạm với tàu du lịch, nhất là vào buổi tối hay những ngày thời tiết xấu. Theo quy định luồng đường thủy thì tàu thủy nội địa không được phép neo đậu”.
Hoen ố thương hiệu du lịch Hạ Long
Tình trạng các tàu “lạ” kéo đến vùng vịnh Hạ Long để hoạt động không chỉ mới diễn ra trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, việc có tới hàng chục chiếc neo đậu trái phép mới chỉ diễn ra từ tháng 3 đến nay.
Việc hoạt động kinh doanh “chui” khi các tàu du lịch không mua vé tham quan, tự ý neo đậu trái quy định; vô tư đi lại không theo luồng tuyến đã tiềm ẩn những hệ lụy khôn lường.
Ông Vũ Văn Thưởng, Phó giám đốc Sở Du lịch TP.Hải Phòng, lại cho rằng Sở chưa nhận được văn bản chính thức nào của phía tỉnh Quảng Ninh về việc tàu du lịch của địa phương này sang đó vi phạm. “Nếu có văn bản chính thức từ phía cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ninh, thì chúng tôi sẵn sàng phối hợp xử lý vi phạm”, ông Thưởng nói
Ông Phạm Lê Vinh, Giám đốc Công ty TNHH du lịch quốc tế Việt Quang, cho rằng việc vận chuyển khách trên biển thì yếu tố an toàn phải đặt lên hàng đầu. Không thể có cách làm tùy tiện vô tổ chức như vậy được, bởi nó sẽ làm hình ảnh du lịch địa phương bị hoen ố.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Phượng, Chi hội phó tàu du lịch vịnh Hạ Long, cho rằng việc tàu của Hải Phòng sang neo đậu trái phép đón trả khách như vậy sẽ gây ra sự mất công bằng trong kinh doanh, bởi vé nghỉ đêm của vịnh Hạ Long cao hơn vịnh Lan Hạ. “Nếu không may xảy ra va chạm trên biển thì những chiếc tàu nói trên sẽ do đơn vị nào ra ứng cứu. Hình ảnh du lịch mà không tốt thì du khách chỉ biết chê bai vịnh Hạ Long”, ông Phượng nói.
Ai tiếp tay cho vi phạm ?
Theo Ban Quản lý (BQL) vịnh Hạ Long, trong quá trình tuần tra kiểm soát, đơn vị này đã phát hiện các tàu của Hải Phòng xâm nhập vào vùng nước của Quảng Ninh để hoạt động kinh doanh trái phép. Các tàu du lịch nói trên còn đưa khách đi tham quan một số điểm như Đỉnh Hương, Gà Chọi trên vịnh Hạ Long như các phương tiện của Quảng Ninh. Qua kiểm tra, các tàu này không xuất trình được giấy phép đón, trả khách, đưa khách tham quan trên vịnh Hạ Long.
Cụ thể, các tàu bị lập biên bản vi phạm, gồm: Sena Cruise HP-5635; Mon Cheri Cruise HP-4639; Aspira Cruise HP-4858 vi phạm vào ngày 7.5; Genesis HP-5577, Mon Cheri Cruise HP-5539 vi phạm vào ngày 26.5.
Cũng theo BQL vịnh Hạ Long, hành vi của các tàu du lịch “chui” đã vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa khi hoạt động không có giấy phép rời cảng bến, đón trả khách không đúng nơi quy định, kinh doanh trốn vé.
Mặc dù lực lượng chức năng của BQL vịnh Hạ Long từng kiểm tra và lập biên bản vi phạm, nhưng đến đầu tháng 6 trở lại đây các tàu du lịch của Hải Phòng tiếp tục vi phạm. Trước tình trạng này, BQL vịnh Hạ Long đã có công văn gửi tới UBND H.Cát Hải (TP.Hải Phòng) về tình hình vụ việc và đề nghị các đơn vị Đồn Biên phòng Cát Bà; Cảng vụ đường thủy nội địa Hải Phòng; BQL các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà phối hợp xử lý.
Trao đổi với Thanh Niên, một lãnh đạo BQL vịnh Hạ Long cho biết, đơn vị này không có chức năng xử phạt vi phạm hành chính liên quan an toàn giao thông thủy đối với các phương tiện nói trên.
“Để xử lý dứt điểm vụ việc này, chúng tôi đã gửi công văn tới Phòng CSGT đường thuỷ (Công an tỉnh Quảng Ninh) để đơn vị này chủ trì phối hợp các lượng chức năng của Quảng Ninh để xử lý, thế nhưng vừa rồi chưa triển khai được”, vị lãnh đạo BQL vịnh Hạ Long cho biết.
Nhóm Zalo dành cho doanh nghiệp vận tải đường thủy
Doanh nghiệp và người dân gặp vướng mắc về vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa, có thể gửi phản ánh về đường dây nóng Bộ GTVT hoặc diễn đàn vận tải thủy trên Zalo.
Để tham gia nhóm Zalo "Diễn đàn vận tải thủy phía Nam" của Bộ GTVT, doanh nghiệp, người dân truy cập tại đây hoặc mở ứng dụng Zalo, chọn tính năng quét QR (góc phải, phía trên màn hình) để quét mã QR (bên dưới) tham gia nhóm.
Doanh nghiệp, người dân tham gia nhóm Zalo "Diễn đàn vận tải thủy phía Nam" để cập nhật thông tin. Ảnh chụp màn hình.
Ngày 18/8, Bộ GTVT có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa trên đường thủy nhằm tránh đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa.
Đại diện Bộ GTVT cho biết, vận tải đường thủy có nhiều ưu điểm như giá cước thấp, thuận lợi chở hàng hóa có khối lượng lớn, hàng siêu trường, siêu trọng. Đồng thời, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, vận tải đường thủy hạn chế tiếp xúc với cộng đồng.
Bộ GTVT nhấn mạnh luôn khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi phát triển vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa. Toàn bộ đường thủy nội địa được coi là hệ thống "luồng xanh", giúp các phương tiện tham gia chở hàng hóa.
Chuyến hàng tàu chở nhiều rau củ và trái cây của nông dân Tiền Giang cập bến cảng Bạch Đằng (quận 1, TP.HCM). Ảnh : Chí Hùng .
Để đẩy mạnh vận chuyển hàng hóa, đặc biệt nông sản trên các tuyến đường thủy, đảm bảo công tác phòng chống dịch theo quy định, Bộ GTVT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa đường thủy nội địa. Việc này giúp tránh đứt gãy chuỗi vận tải, logistics phục vụ sản xuất và cung ứng hàng hóa cho nhân dân.
Bên cạnh đó, bộ đề nghị các doanh nghiệp, người tham gia vận tải hàng hóa thực hiện nghiêm hướng dẫn, quy định để bảo đảm công tác phòng, chống dịch. Cần có phương án tổ chức lao động, sinh hoạt phù hợp theo nguyên tắc 5K.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân kịp thời phản ánh về Bộ GTVT, các bộ ngành liên quan để được xem xét, giải quyết kịp thời.
Áp lực xăng dầu, nhiều doanh nghiệp phải tăng giá cước Cứ 10 ngày lại điều chỉnh một lần, giá xăng liên tục tăng khiến các doanh nghiệp vận tải hành khách "đứng ngồi không yên". Chưa kịp phục hồi sau dịch, giá xăng dầu tăng mạnh khiến các doanh nghiệp vận tải lâm vào tình cảnh khốn khó. Ảnh: Đức Tưởng/TTXVN. Theo Bộ Tài chính, khoảng 80 - 90% doanh nghiệp vận tải...