Ăn hết nồi cơm với món canh chuối, cá kho rặc miền Tây
Miền Tây sông nước, nơi mảnh đất cực Nam của Tổ quốc được biết đến với những con sông đỏ nặng phù sa mùa nước nổi, với những ruộng lúa trĩu nặng bông, với con người đầy hào sảng.
Và thật thiếu sót biết bao khi nhắc đến cái tên Miền Tây thân thương mà không nhắc đến tô canh chuối, chảo cá kho khô thơm lừng. ẩm thực của vùng đất chín rồng luôn là niềm tự hào dõng dạc hô to của người dân nơi đây.
Người ta đồn với nhau rằng, chỉ cần về miền Tây là hổng có sợ đói. Ngó ngó buồng chuối sau hè, lội mương bắt vài ba con cá rô đồng là có ngay món canh chuối, cá rô kho ngon đến hao cơm.
bữa cơm mà có tô canh chuối, chảo cá kho thì chắc chắn sẽ rất hao cơm. Ảnh: Ngoại Tý
Canh chuối, nghe lạ mà quen, nhìn ngộ mà ngon
Miền Tây đất vườn rộng rãi, cứ hễ nhà nào có vườn sẽ có vài ba bụi chuối mớ rau phía sau hè. Từ chuối cây chuối hột, đến chuối xiêm, chuối sáp, chuối già.
Cứ hễ thèm là ra sau vườn lạng một vòng sẽ no cái bụng. Với mấy đứa trẻ con mà nói, trái chuối chín vừa lạ miệng lại no lòng khi cha mẹ chữa kịp nấu bữa cơm trưa.
Món ăn quá đỗi quen thuộc với các 8X, 9X. Ảnh: Ngoại Tý
Sáng sớm, cứ theo tiếng gà gáy, tiếng các bà các mẹ đi chợ rồi đến tiếng rót nước châm trà của các cụ mà thấy vui tai. Không ồn ào tạp âm như tiếng xe nơi phố thị, không hối hả như tiếng kèn đinh tai, chất chứa trong đó là sự thanh tao đến mát lòng.
Ra vườn hít hà cái không khí trong veo đến “mát cả lòng ngực” rồi dạo quanh mảnh vườn của mẹ, ngó ngó bụi khoai, bụi cải, thế nào cũng kiếm được buồng chuối chín bói. Đốn xuống đem vú đợi vài hôm nữa là vừa chín, ngọt ngay. Còn vài trái chín bói đem đi nấu tô canh chuối ăn mát rượi giữa buổi ban trưa.
Tạo hóa ưu ái cho miền Tây thứ trái vừa ngọt lành vừa bổ dưỡng. Ảnh: Ngoại Tý
Canh chuối tuy đơn sơ giản dị, chẳng cầu kỳ nhưng lại đầy kích thích vị giác. Máy trái chuối chín lột sạch vỏ, cắt miếng nhỏ vừa miếng ăn rồi đem áo qua lớp đường, thêm miếng muối hột, để tầm 15 phút cho chuối thấm là có thể đem đi nấu. Nước cho vào xoong, bắc lên bếp, chờ nước sôi là có thể cho chuối vào, nước sôi thêm lần nữa là có thể tắt bếp.
Nồi canh chuối nóng hổi, tỏa hương thơm lừng, nghe mà đói cái bụng. Cho ra tô, bỏ thêm miếng đậu phộng đâm nhuyễn là thấy đói bụng rồi, cũng chẳng cần nêm nếm cầu kì gì. Mấy cụ xưa hay thích ăn béo thì hoà nước cốt dừa vào nấu chung. Dù nấu cách nào đi chăng nữa thì cũng phải hít hà khen ngon.
Chỉ đơn giản, đạm bạc mà ngon đến căng bao tử. Ảnh: Ngoại Tý
Món canh chuối rặc ri miền Tây là chuối phải dùng đũa để cắt khoanh, không dùng dao, có vậy tô canh mới thơm và giữ được vị ngọt của chuối. Và đúng bài của người miền Tây thì món canh chuối phải ăn kèm với có kho mới là thật sự hao cơm.
Chảo cá kho khô, món ăn song hành trứ danh cùng canh chuối
Ở miền Tây, bữa cơm nhất định phải có món canh và món mặn. Nếu như nói canh chuối là món ăn thanh tao, mát mẻ thì chảo cá kho khô góp phần thêm vị đậm đà cho bữa cơm nhà. Không hề pha trộn màu mè kiểu cách, cá kho miền Tây dân dã mà đậm đà đến khó quên.
Tô canh chuối phải kèm chảo cá kho mới đúng bài đúng bản. Ảnh: Ngoại Tý
Ăn kèm với canh chuối thì cá rô, cá sặc đồng kho khô là ngon nhất. Con cá bắt dưới ao lên, qua bàn tay sơ chế của các bà các mẹ trở nên trắng nõn nà. Cho vào nồi đất, thêm chút đường, chút muối rồi rót vài muỗng nước mắm, chờ cá thấm gia vị là có thể bắc lên bếp, để lửa riu riu cho cá thấm đều.
Cá kho muốn ngon phải để lửa nhỏ cho thấm dần, có vậy ăn mới sướng miệng. Ảnh: Ngoại Tý
Cái mùi nước mắm thơm phức hòa cùng vị cá đồng ngọt lịm tỏa hương khắp bếp. Thêm chút tiêu chút ớt tạo vị cay đậm đà, chỉ cần ngửi thôi là bụng đã réo gọi cơm.
Đồng hồ điểm ban trưa, cha vác cuốc sau hè, nghe mùi cá kho, canh chuối của mẹ thôi là cũng hít hà thèm cơm.
Mùi cá kho thơm lừng là tiếng mẹ gọi cơm ba thuở ấy. Ảnh: Internet
Điểm thêm một vài đặc sản miền Tây mà bạn khó lòng bỏ qua
Thiên nhiên đã khéo ban tặng cho miền Tây sản vật trù phú thì đất và người nơi đây cũng đáp lòng du khách gần xa bằng chính những sản vật làm nên danh tiếng “đặc sản miền Tây” của vùng đất cực Nam Tổ quốc.
Video đang HOT
Nói đến đặc sản miền Tây, người t truyền tai nhau rằng: “Muốn ăn bông súng mắm kho, thì về Đồng Tháp ăn cho đã thèm”. Từ con cá dưới sông, vài ba cọng bông súng đã làm nên món đặc sản trứ danh địa phương.
Mắm kho Đồng Tháp đã vùng vẫy từ quê nghèo miền ruộng lên đến tận các trung tâm ẩm thực của đất nước và lấy lòng biết bao thực khách.
Lẩu mắm vang danh khắp nước nhờ hương vị đậm đà ngon đến khó cưỡng. Ảnh: Internet
Là món ăn khá phổ biến tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ và đặc biệt nổi tiếng tại Sóc Trăng, bún nước lèo đã khéo léo chiếm trọn cảm tình của người yêu ẩm thực Việt.
Yếu tố quyết định tới độ ngon của mỗi tô bún chính là nhờ vào nước lèo nấu bằng mắm cá lóc, mắm cá bông hoặc mắm cá sặc đã được lược xác cẩn thận, trong vắt và dậy mùi.
Về miệt Sóc Trăng, không thưởng thức món bún nước lèo là chưa phải đi Sóc Trăng. Ảnh: Internet
Tất cả những nguyên liệu đơn sơ như mắm, heo quay, bắp chuối… trông mỗi tô bún quyện vào nhau hài hòa tạo nên vị đặc sắc và chinh phục được khẩu vị của thực khách bốn phương.
Tùy mỗi nơi có cách chế biến khác nhau nhưng vẫn giữ được phần hồn của tô bún. Ảnh: Internet
Cua đồng hầu như có ở khắp tỉnh miền Tây, không to thân như con của biển nhưng hương vị khi nếm thử thì không gì sánh được, thịt ngọt và chắc vô cùng kích thích vị giác. Có lẽ vì thế mà khi đem cua đồng chế biến thành món lẩu thì lại tạo nên hương vị thanh mát làm xiêu lòng những người khó tính nhất.
Lẩu cua đồng ngọt vị ngọt của cua, ngon vị ngon của hương đồng gió nội. Ảnh: Internet
Những ngày xuân lui hè tới như lúc này, được thưởng thức hương vị thơm ngon, thanh mát của nồi lẩu cua đồng bốc khói thì không còn gì lý tưởng bằng.
Một lần về miền Tây và thưởng thức đặc sản nơi đây sẽ không làm bạn thất vọng. Ảnh: Internet
Có lẽ ít nơi nào như miền Tây, buồng chuối sau hè, con cá dưới mương cũng chất chứa cả một bầu trời tuổi thơ. Những món ăn tưởng chừng như quá đỗi bình thường lại trở thành nỗi nhớ nhung thèm nhắm của những người con xa quê.
Nếu có dịp về vùng đất chín rồng, mời bạn thưởng thức ẩm thực miền Tây. Chắc chắn rằng, chỉ trong ngày một ngày hai bạn chẳng thể nào nếm qua hết hương vị đặc sản nơi đây nhưng sự lưu luyến sẽ còn đọng lại trong bạn rất lâu.
Đặc sản miền Tây làm đắm say lòng du khách
Miền Tây Nam Bộ vốn nổi tiếng với thiên nhiên phong phú, ẩm thực dồi dào và con người hào sảng. Hãy cùng Thế giới ẩm thực sẽ giới thiệu đến các bạn 15 món đặc sản khó cưỡng khi về miền Tây nhé.
Đặc sản miền Tây - Đuông dừa.
Đuông dừa là 1 loại ấu trùng, cánh cứng, có nhiều nhất ở miền tây nam bộ. Đuông dừa rất dễ bắt, nó thường sinh sống trong cổ hũ (bên trong ngọn) của thân cây dừa, cau,...nói chung là các loại cây thuộc họ Cau, khi muốn bắt được ta phải đốn bỏ các cây đó.
Đuông dừa là một loại thức ăn bổ, sạch, chứa nhiều protein và cung cấp nhiều vitamin A, C, B1, chống lão hóa, tăng cường sức khỏe. Đuông dừa được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như : đuông chiên giòn, gỏi đuông tầu hữu dừa, đuông lăn bột,...
2. Đặc sản miền Tây - Bún cá.
Bún cá là một món ăn bình dị nhưng chứa đựng cả một bức tranh quê hài hòa giữa sắc và vị. Đây là một món ăn phổ biến ở miền Tây với những biến tấu khác nhau như bún cá Châu Đốc, bún cá Kiên Giang, bún cá Sóc Trăng,...
Không giống món bún cá của người miền Trung được chế biến từ cá biển, bún cá miền Tây được chế biến từ những con cá lóc béo tròn trên các dòng sông, đồng ruộng ở đây.
3. Đặc sản miền Tây - Cá lóc nướng trui
Bạn phải chọn cá lóc lớn khoảng 400 - 500g là vừa, lớn quá khó nướng, để nguyên con không cạo vảy, dùng que tre hoặc thanh trúc lụi từng con từ đuôi ra lòng cá, sau đó đặt lên bếp nướng.
Bếp được tạo nên bởi mấy hòn gạch xếp lên, lửa được đốt bằng rơm chứ không phải bằng than. Nướng cho đến khi cá cháy khét nhưng phải trở mặt cá cho đều. Trong thời gian nướng dùng "chổi" thoa mỡ hành lên mình cá.
Khi nước mỡ từ cá chảy xuống lửa than xèo xèo thì nhắc con cá ra, dùng đao cạo sạch vảy sẽ làm lộ ra lớp da cá vàng cháy. Sau đó xẻ đôi con cá dọc theo lưng, lấy bộ đồ lòng của cá cho vào chén nước mắm đường đầm me, tỏi, ớt để làm nước chấm.
4. Đặc sản miền Tây - Cơm tấm
Ở miền Tây, cơm tấm là một món ăn phổ biến mà bạn có thể thưởng thức ở bất cứ nơi đâu. Không chỉ có cơm tấm sườn, món ăn này được biến tấu khá nhiều như cơm tấm phá lấu, cơm tấm Long Xuyên,...
Tuy không có gì đặc biệt, chỉ với một đĩa cơm tấm, bên trên là sườn, phá lấu hay chả cùng ít đồ chua, mỡ hành và chén nước chấm, chỉ đơn giản như vậy thôi nhưng khi thưởng thức bạn mới cảm nhận được hết cái ngon riêng.
5. Đặc sản miền Tây - Cháo cá lóc
Đây là món ăn dân dã, đặc trưng của vùng sông nước miền Tây nhưng lại là một đặc sản để đón tiếp du khách. Cháo cá lóc ở miền Tây thường được chia làm hai loại là cháo cá lóc rau đắng hoặc cháo cá lóc rau mồng tơi.
Cá lóc đồng sau khi làm sạch, đem luộc chín, lột da và lấy hết xương, thịt cá trắng tinh được xếp gọn gàng trên đĩa. Tùy sở thích mà người ta có thể ăn kèm món này với nấm rơm, thêm rau đắng hoặc rau mồng tơi, cải xanh.
6. Đặc sản miền Tây - Cháo cua đồng
Cháo cua đồng là món ăn dễ thấy và cũng dễ kiếm ở non nước miền Tây. Đây là món ăn rất bổ, thanh mát, giúp hạ đường huyết nên thường được dùng vào mùa hè.
Món cháo cua đồng khi ăn sẽ kèm thêm một hột (trứng) vịt lộn và thêm 5 loại rau: rau ngót, rau má, rau mồng tơi, rau đay, cải xanh và mướp hương. Chính sự hòa quyện giữa vị thơm ngậy của cua đồng và 5 loại rau trên tạo nên sự khác biệt và hấp dẫn của món ăn mà du khách nhất định sẽ không thể cưỡng lại.
7. Đặc sản miền Tây -Chuột đồng
Thịt chuột là món ăn "khoái khẩu" không chỉ của người miền Tây Nam Bộ mà còn nhiều người nếu có dịp thưởng thức một lần.
Đến mùa chuột, bà con nông dân thường xuyên tổ chức những buổi đi săn bắt chuột, trước là cải thiện bữa cơm gia đình, sau nhằm giới thiệu món ngon miệt đồng, cũng là cách làm giảm bớt chuột bảo vệ mùa màng.
8. Đặc sản miền Tây - Lẩu mắm
Lẩu mắm là món ăn đã có ở Cần Thơ từ rất lâu đời và được khen là món ăn ngon nhất nhì ở miền Tây sông nước mà du khách không thể bỏ qua.
Nguyên liệu chính được làm từ mắm sặc hay mắm cá linh ở xứ Châu Đốc - An Giang, nước lẩu được nấu từ mắm với nước dừa hoặc nước hầm xương heo.
9. Đặc sản miền Tây - Lẩu cua đồng
Món ăn dân dã này có nhiều ở các tỉnh miền Tây, tùy từng địa phương mà được biến tấu với các thành phần khác nhau như: cua đồng, tôm, ghẹ, các loại rau... Dù có biến tấu như thế nào, nó vẫn giữ được hương vị ngọt thanh mát đặc trưng của cua đồng. Trong những ngày nắng nóng như hiện nay, được thưởng thức hương vị thơm ngon, thanh mát của nồi lẩu cua đồng bốc khói thì không còn gì lý tưởng bằng.
10. Đặc sản miền Tây - Lẩu bông cá linh điên điển
Tuy chỉ là một món ăn hương đồng gió nội, nhưng lẩu cá linh bông điên điển chinh phục người ăn ngay từ màu sắc, hương thơm thoang thoảng cùng vị chua thanh của nước dùng.
Bên cạnh đó là thịt cá béo ngọt ăn kèm nước mắm nguyên chất, càng làm cho món lẩu này trở nên đậm đà.
11. Đặc sản miền Tây - Bò tùng xẻo
Nói đến Nam Bộ mà thiếu món bò tùng xẻo hay bò gác chéo thì quả là sai lầm. Bò được cắt lấy tiết, làm lông sạch, mổ lấy hết ruột rồi nhồi vào bụng các loại lá thơm như kinh lăng, lá sả, tía tô.... xong khâu chặt lại. em bò đặt trên hai cây tre lớn gác chéo, 4 chân cột trên bốn nhánh của hai cây tre để trở mặt dễ dàng (vì vậy có tên bò gác chéo) xong đốt lửa lên nướng cho đến khi bó chín vàng. Lúc ăn người ta cầm dao xọc vào thân bò, thịt sẽ theo hơi nóng xì ra đỏ tươi dùng nĩa găm và dao cắt chấm với tương.
12. Đặc sản miền Tây - Bánh xèo
Bánh xèo là loại bánh dân gian có vị ngon đặc biệt, kết hợp được những đặc trưng của văn hóa ẩm thực dân gian Tây Nam bộ. Trước tiên, ta lựa loại gạo ngon, ngâm qua đêm cho mềm, rồi cho vào cối xay thành bột.
Sau khi xay xong, dùng vải mỏng lược bỏ tạp chất, sẽ cho ra một loại bột thật mịn. Dùng bột nghệ pha với bột cho có màu vàng hấp dẫn, sau đó cho vào bột một ít nước cốt dừa, có nơi còn cho thêm trứng gà để bánh thơm và giòn hơn.
13. Đặc sản miền Tây - Bánh pía
Bánh pía Sóc Trăng không quá ngọt và không quá béo, có thể ăn lai rai không biết ngán. Những người khách phương xa đến đây, khi về ai cũng mua một ít bánh làm quà cho người ở nhà.
Chiếc bánh nhỏ bé nhưng ẩn trong đó là hương thơm đậm đà của vùng đất Nam Bộ. Có thể gọi bánh pía là một món ngon miền Tây "được lòng" du khách nhất.
14. Đặc sản miền Tây - Bánh canh
Bánh canh miền Tây có nhiều loại gồm bánh canh giò heo, bò viên, cua, ghẹ, tôm nước cốt dừa... Nước dùng bánh canh sánh, hơi sền sệt được nấu chung với sợi bánh làm từ bột gạo hoặc bột lọc cùng nguyên liệu ăn kèm.
Món ăn này đã trở nên quen thuộc với đời sống ẩm thực của người miền Tây và họ có thể ăn món này vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.
15. Đặc sản miền Tây - Hủ tiếu
Một trong những món ăn ngon được nhiều người ưa chuộng ở miền Tây là hủ tiếu. Nước lèo hủ tíu trong veo, thơm lừng mùi mực nướng, mùi tôm khô, mùi hành phi,... Xương ống, giò heo và sườn non chặt miếng được hầm mềm rượi.
Còn sợi hủ tiếu thì nhỏ rứt như sợi bún có độ dai vừa phải, không quá dai mà cũng không quá bở. Đây là món ăn giữ chân du khách bởi mùi vị rất riêng của mình./.
Đặc sản Miền Tây Tổng hợp 10 món bạn nhất định phải thử Đặc sản miền Tây có gì hấp dẫn? Miền Tây sông nước là một địa phương với nhiều món đặc sản vô cùng dân dã, mang đậm không khí quê hương. Nếu bạn muốn thưởng thức ẩm thực miền Tây, hoặc mua quà cho người thân sau chuyến du lịch, dưới đây là một vài gợi ý cho bạn. 1. Đuông dừa -...