Ân hận vì những cuộc gọi nhỡ để rồi vợ ra đi mãi mãi…!
Những dòng chữ viết lên trang giấy trắng đã thấm nhòe, loang lố. Có lẽ chị đã quá tuyệt vọng với cuộc sống này, chị khóc nhiều. Chị không muốn mình là con búp bê trong tủ kính. Mỗi tháng, anh đưa cho vợ 30 triệu, anh nghĩ đơn giản thế là đủ mà quên rằng chị cần hơi ấm của người chồng.
Anh học Đại học Xây dựng, chị học trường Đại học Ngoại thương. Họ là bạn học cùng nhau từ thời cấp 2. Bạn bè ai cũng xem họ như một đôi trai tài, gái sắc. Khi ra trường, chị đi làm trước còn anh học thêm năm thứ 5. Anh bảo vệ đề án tốt nghiệp xuất sắc và coi đó là món quà gửi tặng chị. Họ chuẩn bị cho đám cưới mong đợi nhất của mình.
Cưới xong, anh cứ đi biền biệt theo công trình. Công ty của anh làm việc chủ yếu ở Quảng Ninh và Hải Phòng. Cả tháng chỉ ngày cuối tuần là anh về với vợ. Ngày chị sinh bé Nhím, anh cũng không thể ở bên. Công việc của kỹ sư phát triển đô thị dường như ngày càng kéo anh xa gia đình. Chị đành nghỉ việc để chăm con.
Hơn nữa, anh lại vẫn giữ nguyên thói quen chơi cầu lông và đá bóng. Ngày chủ nhật về Hà Nội, anh mải miết gặp bạn bè, chơi thể thao. Anh nghĩ đơn giản “đàn ông yêu vợ thương con không phải suốt ngay quẩn quanh ở nhà”.
Hai người đã có những năm tháng vô cùng hạnh phúc
Chị buồn vì con hay ốm, không có ai san sẻ. Vốn là cô sinh viên giỏi ngành tiếng Nhật trường ngoại Thương, chị nhớ công việc nhưng lại không đủ can đảm thuê người giúp việc chăm con. Chị nói chuyện với anh về việc “em cần phải đi làm”. Còn anh để ngoài tai và vẫn giữ quan điểm “phụ nữ làm mẹ, làm vợ trước rồi mới làm việc xã hội”. Con lên hai, anh vẫn bảo “anh kiếm tiền là đủ rồi, anh nghĩ vợ ở nhà là sướng nhất không phải vất vả đi làm”. Họ mua được một căn hộ khang trang rộng rãi. Và đúng như lời anh nói “chỉ mình anh kiếm tiền là đủ”, kinh tế gia đình giàu nhanh chóng.
Nhưng trái với điều anh nghĩ rằng “phụ nữ sướng là được ở nhà, chồng đưa tiền cho tiêu”, chị quyết định viết đơn ly hôn. Anh cầm tờ đơn xé toạc và quát lớn “cô muốn gì nữa, tiền, nhà mọi thứ đều có rồi, sao cô còn muốn đi làm?”. Chị nước mắt nhòe má. Anh không biết rằng chị thực sự muốn đi làm.
Anh vẫn biền biệt với công trình và khi về nhà, anh chưa bao giờ hỏi vợ có khỏe không? Con có ngoan không? Rồi một ngày, anh đang trao đổi công việc với đối tác. Anh thấy điện thoại của mình chuông đổ liên tục. Số điện thoại của vợ hiện lên, anh tắt đi không nghe.
Video đang HOT
Chị đã cô đơn trong sự giàu sang mà anh mang lại cho chị và con
Anh ném điện thoại với chế độ im lặng vào ngăn kéo. Đến trưa, anh mới mở điện thoại ra nghe. 20 cuộc điện thoại và 1 tin nhắn kèm theo “anh có phải chồng của cô ấy không, vợ anh bị ngất khi đi chợ”. Mắt anh bỗng cay xè, anh gọi điện thoại về nhà mà không ai trả lời. Anh gọi vào số máy của vợ, phía bên đầu dây là một người đàn ông lạ. Người ta nhắn vợ và con anh đang ở viện.
Trong lúc bối rối, anh lái xe từ Hải Dương về thẳng bệnh viện nơi vợ anh đang nằm cấp cứu. Cô con gái 3 tuổi chỉ khóc vì sợ. Người bên cạnh chị lúc đó là người đàn ông xa lạ, không thân thích. Anh ta đã đưa chị vào cấp cứu rồi túc trực bên chị chờ anh về.
Bước vào viện, nhìn cô con gái nhòe mắt. Vợ anh đã tỉnh nhưng chị đau bụng và lịm vào cơn đau. Anh ngu ngơ không hiểu chuyện gì xảy ra. Bác sĩ chỉ định đưa đi chụp CT. Kết quả CT khiến anh như chết đứng “vợ anh bị ung thư tụy, khối u to 6.8cm”. Anh giật mình, đã lâu anh không để ý đến vợ nhiều. Thấy vợ gầy và hay đau bụng, anh cho rằng chị bị đau dạ dày vì ngày sinh viên chị đã bị đau như thế.
Anh khóc, giọt nước mắt mặn chát vướng vào môi anh. Tháng trước, chị bảo anh đưa đi bệnh viện khám. Anh đưa tiền cho vợ rồi bảo chị tự đi khám vì anh bận. Chị không nói gì và anh cũng không hỏi lại về lần khám đó.
Bác sĩ gọi anh vào phòng, họ khuyên anh nên mổ cho vợ. Kết quả ca mổ có thể 50/50 vì khối u quá lớn nhưng không mổ thì chỉ một thời gian ngắn chị cũng chết vì di căn. Anh không tin điều đó là sự thật. Cả gia đình hai bên đều bất ngờ. Mọi người chỉ còn biết khóc thương vì chị còn quá trẻ.
Từ ngày nhập viện đến lúc tỉnh táo hơn, chị chỉ muốn ôm con vì chị sợ đứa trẻ sẽ không còn bàn tay của chị chăm sóc. Ánh mắt chị nhìn chồng như có chút gì oán hận. Mỗi lần anh vào thăm, chị nằm ghé người quay lưng lại. Chị không dám nhìn thẳng vào mắt chồng vì chị biết bệnh của mình, chị sợ ánh mắt ấy sẽ làm chị không thể ra đi thanh thản.
Trong nhật kí chị viết, chị chỉ mong có những giây phút gia đình đoàn tụ
Ca mổ vẫn được tiến hành, anh giật mình khi bác sĩ thông báo không thể cắt được khối u vì trong ổ bụng có nhiều khối u đã di căn. Bác sĩ mổ phanh ra nhưng họ đành đóng vết mổ lại. Chị sống trong đau đớn tuyệt vọng vì giai đoạn quá muộn, người ta không thể can thiệp được gì. Sau 10 ngày nằm viện chống chọi với cơn đau bằng mooc phin, chị đã ra đi thanh thản. Cănbệnh ung thư tụy diễn biến quá nhanh khiến chị không kịp nói lời từ giã.
Bầu trời sụp đổ, anh chưa kịp nói rằng anh rất yêu chị. Anh đi làm xa vì muốn hai mẹ con chị được sung sướng. Anh ân hận vì mình không hiểu vợ. Rồi những cái “giá như”, “giá như”… xuất hiện trong đầu anh: Giá như anh gần vợ hơn, giá như tháng trước anh đưa vợ đi bệnh viện biết đâu chị sẽ không ra đi nhanh như vậy…
Cuốn nhật ký dày chị để lại ở ngăn kéo còn đang viết dở. Có thể, chị không biết lần đi chợ ấy là lần cuối cùng nên chị vẫn còn quá nhiều dự định cho mình. Đọc từng trang, trái tim anh đau nhói khi chị viết lại những cơn đau bụng hành hạ như thế nào. Chị khóc nhòe những trang nhật ký, giọt nước mắt rơi vì cơn đau vượt quá sức của chị. Rồi chị thầm trách anh, những lúc chị đau đớn nhất như sinh con và cơn đau của khối u, anh không có ở bên cạnh chị.
Những dòng chữ viết lên trang giấy trắng đã thấm nhòe, loang lố. Có lẽ chị đã quá tuyệt vọng với cuộc sống này, chị khóc nhiều. Chị không muốn mình là con búp bê trong tủ kính. Mỗi tháng, anh đưa cho vợ 30 triệu, anh nghĩ đơn giản thế là đủ mà quên rằng chị cần hơi ấm của người chồng, chị cần bữa cơm có ba người mà không phải hai mẹ con. Có lẽ, đau xót nhất là lần đi chợ cuối cùng ấy…
Chị viết “anh à, mai là thứ bẩy rồi, tuần này chắc anh sẽ về. Mẹ con em đi chợ mua những món anh thích nhất. Anh à, 4 tháng rồi nhà mình chưa cùng ăn bữa cơm gia đình”. Anh bật khóc. Anh khóc vì điều chị mong ước là bữa cơm được ngồi ăn cùng chồng mà anh cũng không làm được.
Theo Phunutoday
Vì sao cảnh sát Thái lần ra nghi can vụ đánh bom?
Cảnh sát Thái Lan lần ra được nghi can vụ đánh bom ở Bangkok là nhờ xác minh ba cú điện thoại có mã vùng từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Cảnh sát Thái Lan lần ra được nghi can vụ đánh bom ở Bangkok là nhờ xác minh ba cú điện thoại có mã vùng từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Thông tin mới nhất từ Cảnh sát quốc gia và Cơ quan phòng chống tội phạm quốc gia Thái Lan cho biết: Họ lần ra được nghi can vụ đánh bom ở Bangkok là nhờ xác minh ba cú điện thoại có mã vùng từ Thổ Nhĩ Kỳ theo chế độ "roaming" gọi đến nghi can ở thời điểm sắp diễn ra vụ nổ vào ngày 17/8.
Nghi can Adem Karadag.
Sau khi xác định các số điện thoại, cảnh sát tiếp tục rà sóng và xác minh được nghi can là người nhận những cuộc điện thoại này từ Thổ Nhĩ Kỳ trú tại một căn hộ thuê ở khu căn hộ Pool Anand thuộc quận Nong Chok ở phía Đông và ngoại vi Bangkok.
Khu căn hộ Adem thuê để lưu trú.
Sau đó, hàng trăm cảnh sát mặc sắc phục và cảnh sát chìm đã áp sát căn hộ của nghi can và bắt giữ (cuộc vây ráp vào bắt giữ nghi can Adem diễn ra lúc 15 giờ chiều ngày 29/8).
Nghi can có tên Adem Karadag mang hộ chiếu Thổ Nhĩ Kỳ. Khám xét tại căn hộ, cảnh sát tìm ra nhiều hộ chiếu của Thổ Nhĩ Kỳ và đặc biệt là các thiệt bị chế tạo bom. Trong đó có rất nhiều những viên bi để chế tạo mảnh bom gây sát thương.
Đối chiếu tiếp các chất nổ ở đền Erawan hoàn toàn trùng khớp với những thiết vị và vật liệu tạo sát thương tương đương những thứ cảnh sát tìm thấy trong căn hộ củanghi can Adem.
Hàng trăm cảnh sát vây ráp và đưa nghi can lên xe.
Sau khi nghi can bị bắt, cảnh sát Thái Lan tiếp tục so đọ hình ảnh người đàn ông áo vàng mờ nhạt mà camera an ninh ghi lại ở thời điểm ngay trước khi diễn ra vụ nổ kinh hoàng ở đền Erawan và nhân dạng cho thấy có rất nhiều tương đồng từ dáng dấp, gương mặt.
Hiện cơ quan điều tra Thái Lan tiếp tục "xâu chuỗi" những vụ nổ sau đó liệu có liên quan đến vụ đền thờ Erawan và nghi can Adem hay không.
Theo Pháp luật TP.HCM
Theo_Kiến Thức
Vụ thảm sát tại Bình Phước:Bị can lo sợ phải trả giá Trong vụ thảm sát ở Bình Phước, những ngày đầu bị can Tiến khủng hoảng bởi hình dung ra việc trả giá cho hành vi gây án. Liên quan đến vụ án, đại tá Trần Thắng Phúc - Giám đốc công an tỉnh Bình Phước, phó ban chuyên án, cho biết, hiện công an đang tiến hành các bước tố tụng theo quy...