Ăn hải sản theo cách này chẳng khác gì nạp “thạch tín” vào cơ thể, nhiều người vẫn vô tư mắc phải
Ăn các món hải sản không đúng cách sẽ khiến dinh dưỡng biến thành “ thạch tín”, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình.
Để thưởng thức hải sản một cách an toàn và bổ dưỡng nhất, hãy nhớ kỹ những lưu ý dưới đây:
Vừa ăn hải sản vừa uống bia rượu: Cẩn thận bệnh gout
Các loại tôm, cua, cá… khi đi vào cơ thể sẽ tạo nên nhiều acid uric. Lượng acid uric dư thừa quá nhiều trong cơ thể chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh gout. Không chỉ vậy, rượu bia còn có các chất đẩy nhanh quá trình hình thành acid uric, gây ra nhiều bất lợi đối với sức khỏe con người.
Hải sản và hoa quả: Gây đau bụng
Các loại hải sản như cua, tôm, cá… thường chứa hàm lượng cao protein và canxi. Trong khi đó, hoa quả lại rất giàu acid tannic. Canxi trong hải sản kết hợp với acid tannic trong hoa quả sẽ tạo thành canxi không hòa tan gây kích thích tiêu hóa, dẫn tới các phản ứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và một số triệu chứng ngộ độc khác.
Ăn các món hải sản không đúng cách sẽ khiến dinh dưỡng biến thành “thạch tín” đối với cơ thể. Ảnh minh họa
Uống trà sau khi ăn hải sản: Nguy cơ cao mắc sỏi thận
Video đang HOT
Lá trà cũng có đặc tính tương tự như hoa quả – rất giàu acid tannic. Uống trà ngay sau khi vừa ăn hải sản sẽ cản trở quá trình hấp thu protein và tạo thành canxi không hòa tan, gây đau bụng và tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Thời điểm tốt nhất để thưởng thức trà sau khi ăn hải sản là khoảng 2 tiếng.
Không ăn sống hải sản, nấu tái:
Chị em nội trợ lưu ý, để giữ được trọn vẹn giá trị dinh dưỡng, độ ngọt và thơm ngon của hải sản, chị em nên nấu chín thực phẩm bằng các phương pháp hấp, luộc, nước, xào, chiên rán. Để khử sạch mùi tanh của hải sản, bạn có thể sử dụng hành, tỏi, muối trắng và rượu nấu ăn. Trong hải sản thường có nhiều ký sinh và vi trùng. Vì vậy, bắt buộc phải nấu chín kỹ mới đảm bảo an toàn và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
Không luộc hấp hải sản đông lạnh:
Với hải sản đông lạnh, để lâu ngày trong ngăn đá không nên hấp, thay vào đó nên chiên, xào, rán. Với hải sản trữ đông trong thời gian dài sẽ hình thành nhiều vi khuẩn, protein bị tiêu hao, dinh dưỡng và hương vị không còn vẹn nguyên như thủa ban đầu. Thế nên nếu hấp, thịt hải sản sẽ khô, bở, kém ngon.
Không ăn hải sản đã chết ươn, không còn tươi sống:
Chị em nên chọn hải sản tươi sống để đảm bảo trọn vẹn giá trị dinh dưỡng và hương vị của món ăn. Nếu là hải sản ướp đá, bạn nên xem xét thật kỹ, nếu hải sản đã bị sình ươn, chảy nhớt, mềm nhũn, có mùi khó chịu tốt nhất không nên mua.
Hải sản khi chết, được bảo quản ở nhiệt độ thường sẽ nhanh chóng bị vi khuẩn xâm nhập, phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Đặc biệt là cá ngừ, cá thu,… thịt cá rất dễ biến thành chất độc, do axit amin histidin trong thịt cá biến thành histamine khiến con người bị đỏ da, nóng bừng, trống ngực, đau đầu, khó thở…
Căn bệnh nhà giàu, người Việt nghèo cũng mắc
Bệnh gout được xem là căn bệnh của nhà giàu nhưng hiện nay những người nghèo, người có thu nhập thấp, từ thành thị tới nông thôn đều nhiều người mắc.
Bệnh trẻ hóa
Anh Nguyễn Văn Thắng - 34 tuổi, làm nghề thợ xây ở Hạ Long, Quảng Ninh cho biết anh bị bệnh gout 3 năm nay. Dù còn trẻ, công việc làm hàng ngày cũng vất vả nhưng anh không hiểu vì sao mình mắc bệnh gout.
Anh Thắng đi khám do sưng đau và nóng rát ở hai ngón chân cái. Bác sĩ kiểm tra phát hiện viêm khớp do lắng đọng axit uric.
Trước đây, anh Thắng nghĩ rằng chỉ những người nhà giàu hoặc người có tiền mới mắc bệnh gout. Anh làm nghề thợ xây thì làm sao bệnh này được.
Không riêng gì anh Thắng, anh Đỗ Ngọc Minh - 46 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội cũng vật lộn với bệnh guot. Anh Minh thường xuyên bị đau các ngón chân nhất là về sáng. Lúc đau sưng tấy, đỏ rực lên, đi khám bác sĩ cho biết anh bị bệnh guot. Anh Minh làm nhân viên kinh doanh, công việc thường xuyên phải nhậu nhẹt tiếp khách.
Trường hợp của ông Nguyễn Văn Lăng - 71 tuổi, Hà Đông, Hà Nội cũng bị bệnh gout cả chục năm nay. Ông Lăng tâm sự trước đây nghèo chẳng có gì ăn thì không mắc bệnh, khi vừa có chút kinh tế, con cái trưởng thành muốn chăm sóc, báo hiếu bố mẹ, cho ăn nhiều món ngon thì cũng đành chịu vì bệnh tật phải kiêng. Ông Lăng bị bệnh 10 năm, hai lần vào nhập viện vì viêm gout cấp.
Người nghèo cũng mắc bệnh nhà giàu
Các bác sĩ cho rằng thói quen ăn uống chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh gout hiện nay. Tuy nhiên, cũng có nhiều người chỉ làm công việc bình thường, nghèo cũng mắc bệnh gout.
Bệnh do mâm cơm gây ra
PGS Tạ Văn Bình - nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết trung ương, cho biết hiện nay các bệnh về rối loạn chuyển hóa đang gia tăng. Không chỉ các bệnh như béo phì, đái tháo đường mà bệnh gout cũng tương tự.
Theo BS Bình, có những thanh niên chỉ 30 tuổi đã rối loạn Axit Uric và có lắng đọng axit uric ở khớp. Bệnh rất nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng đặc biệt là khớp.
PGS Bình cho biết trước đây bệnh gút là bệnh của nhà giàu, ngày nay còn bắt gặp cả ở những người có thu nhập thấp, người nghèo.
Nguyên nhân của bệnh ai cũng thấy đó là đi bất cứ đâu từ thành thị đến thôn quê, đi đâu chúng ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp cảnh ăn nhậu, chè chén. Chế độ ăn quá thừa đạm cộng với sự lạm dụng rượu bia quá mức dẫn đến rối loạn chuyển hóa của một chất có trong cơ thể là acid uric, từ đó gây ra bệnh gout.
Bệnh gout chủ yếu gặp ở nam giới. Bệnh cũng có yếu tố di truyền, nghĩa là nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh gout thì bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh này cao hơn người khác.
Những thực phẩm dễ gây bệnh gout đó là thực phẩm chứa purin như hải sản, các loại thịt có màu đỏ (thịt trâu, bò, ngựa, dê, thịt thú rừng...), phủ tạng động vật (lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc...), trứng gia cầm (nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn), những thực phẩm giàu đạm khác (bao gồm đạm động vật như thịt heo, thịt chó, thịt gà, thịt vịt... cá và các loại thủy sản như lươn, ếch...).
Uống nhiều bia, rượu mạnh, cà phê làm tăng tích lũy acid uric trong máu và làm dễ lắng đọng urate tại khớp. Uống nhiều nước ngọt có ga làm tăng nguy cơ béo phì.
Biểu hiện của bệnh gout đó là những cơn đau cấp tính hay còn gọi viêm gout cấp, bệnh có đặc điểm khởi phát đột ngột, thường vào ban đêm với biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp, thường gặp nhất ở khớp bàn-ngón chân cái.
Điều trị bệnh gout, người bệnh cần phải luôn tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn của thầy thuốc về chế độ điều trị, bao gồm thuốc men và chế độ ăn uống, nghỉ ngơi.
Trong thực tế, không ít người bị bệnh thường chỉ quan tâm đến bệnh và dùng thuốc trong đợt cấp, sau đó thì ngưng, dẫn đến bệnh tiến triển nặng dần và gây ra các biến chứng. Bệnh cần điều trị lâu dài, theo dõi ngay kể cả khi qua giai đoạn cấp của bệnh.
Phòng bệnh gout không phải dễ vì bệnh liên quan tới thói quen ăn và uống của nhiều người. Tuy nhiên, PGS Bình cho rằng bất cứ thực phẩm nào cũng có thể ăn nhưng nên nhớ đừng ăn quá nhiều.
4 thực phẩm gây tăng axit uric trong máu Lượng axit uric trong máu tăng cao gây nên bệnh gout, vì vậy bạn hãy kiểm soát nguồn thực phẩm ngay từ bây giờ. Chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao nhưng đồng thời cũng nảy sinh vô vàn những vấn đề mới về sức khỏe. Cuộc sống đầy đủ, nguồn dinh dưỡng được chú trọng quá mức, chế độ ăn uống...