Ăn gỏi lá, uống rượu Măng Đen, khám phá Kon Tum hùng vĩ
Nằm cách Đà Nẵng khoảng 300km, nhiều du khách đã chọn Kon Tum làm điểm đến để được đắm chìm vào trong cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ Trường Sơn.
Du khách có thể đến được cột mốc biên giới Ngã Ba Đông dương, mua hàng miễn thuế ở cửa khẩu Bờ Y, hay ngủ một giấc giữa rừng đại ngàn ở Măng Đen ( huyện Kon Plông), ngắm nhà rông khi chiều nghiêng và để đắm mình trong “bữa tiệc” âm vang cồng chiêng cùng các chàng trai ngực trần, cô gái miền ngược dẻo đôi bàn tay nhịp bước…
Đến Kon Tum cách nào thuận tiện nhất?
Kon Tum nằm ở phía bắc của Tây Nguyên. Có hai tuyến đường bộ thuận tiện để đến Kon Tum là đường Hồ Chí Minh (hướng Quảng Nam, Gia Lai) và Quốc lộ 24 (đi Quãng Ngãi). Nếu bạn ở Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, TP. Huế, TP. Quy Nhơn…, nên đi xe của hãng Minh Quốc (số điện thoại 02603 855 855: 0903 511 350 để tham khảo các tuyến mà hãng xe này có). Ngoài ra, hãng xe Minh Quốc còn có dịch vụ cho thuê xe từ 4 chỗ đến 29 chỗ.
Nếu xe xuất phát hướng Đà Nẵng thì đến huyện Đăk Glei rẽ phải theo hướng chỉ dẫn rẽ vào hướng cửa khẩu Bờ Y khoảng 15km để đến cột mốc biên giới ngã ba Đông Dương (Việt Nam – Lào – Campuchia).
Khi đến TP. Kon Tum, du khách muốn đi Kon Plông để đến Măng Đen thì đến ngã ba Duy Tân (giao nhau giữa đường đường Phan Đình Phùng (đường Hồ Chí Minh qua TP. Kon Tum) với đường Duy Tân (Quốc lộ 24 qua TP. Kon Tum). Du khách rẽ vào hướng Duy Tân rồi chạy theo Quốc lộ 24 khoảng 90 phút thì tới trung tâm của huyện Kon Plông.
Khi đến Kon Tum bằng đường bộ cần lưu ý một số điểm đen giao thông, cụ thể: Trên đường Hồ Chí Minh, du khách lưu ý khi đi qua cung đèo Lò Xo dài 27 km giữa hai huyện Phước Sơn (Quảng Nam) và Đăk Glei (Kon Tum), từ lý trình Km1407- Km1434. Đây là cung đường uốn lượn có thể ngắm phong cảnh hùng vĩ của núi rừng nhưng cũng là một trong những cung đường đèo nguy hiểm bậc nhất Việt Nam.
Điểm nguy hiểm nhất ở tuyến đường này là dốc đèo dài, nhiều thời điểm xảy ra sương mù dày đặc. Tài xế chưa quen đường cần hết sức chú ý giữ tốc độ an toàn. Đặc biệt, đi đèo không được lạm dụng hệ thống phanh và phải thường xuyên đi số lớn.
Tương tự trên Quốc lộ 24, có đoạn đèo Viôlắc nằm giữa hai tỉnh Kon Tum và Quãng Ngãi. Tuyến đường này vẫn chưa được nâng cấp mở rộng nên du khách hết sức lưu ý khi di chuyển qua đây.
Còn nếu đi bằng đường hàng không thì sân bay Pleiku chỉ cách Tp. Kon Tum khoảng 45km. Du khách có thể mất 90 phút từ sân bay Nội Bài đáp xuống sân bay Pleiku. Nếu đi ban ngày, có thể chờ xe buýt Gia Lai – Kon Tum vào đón khách, bạn chỉ cần mua một tấm vé khoảng hơn 30 nghìn đồng là tới được TP. Kon Tum.
Một tuyến đường bộ khác ít được nhắc đến là 40B nối huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đến huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) rồi kết nối với đường Hồ Chí Minh tại huyện Đăk Tô. Tuyến đường này hiện nay vẫn ít phương tiện đi lại, đường đèo dốc và chưa được nâng cấp toàn diện nên khó đi.
Nghệ nhân biểu diễn đi cà kheo trong lễ hội cồng chiêng ở Kon Tum
Kon Tum nắng vàng như mật
Video đang HOT
Nếu mùa đông và đầu xuân ở miền Bắc vẫn rét mướt thì hãy đến với Kon Tum để thấy nắng vàng như rót mật. Kon Tum cũng có một vùng khí hậu chẳng kém Đà Lạt của Lâm Đồng, đó là khu nghỉ mát Măng Đen.
Đến Kon Tum vào tháng 3 còn có nhiều lễ hội ngày mùa của người dân khắp các buôn làng người Ba Na. Ở các ngôi làng đều có nhà rông lớn. Đặc biệt có 2 nhà rông lớn trên TP. Pleiku là nhà rông Kon Jơ Ry và nhà rông Kon Klo nằm tại Tp. Kon Tum rất thuận tiện để du khách đến trải nghiệm.
Nếu muốn đi tour du lịch thì nên thuê hướng dẫn viên tại Kon Tum. Nhưng phần đông những người đến Kon Tum là phượt thủ, đam mê khám phá vẻ đẹp hoang dã núi rừng trên xe máy. Những địa điểm có thể chụp ảnh đẹp tại Kon Tum được phượt thủ ưa thích là: Cửa khẩu Bờ Y, Cột mốc biên giới 3 nước Đông Dương (Bờ Y); Măng Đen (Kon Plong), các cầu treo bắc ngang sông Pô Cô (Đăk Glei); sông Đăk Blà. Kon Tum có mùa dã quỳ nở tháng 11, mùa cỏ đuôi chồn trổ hoa tháng 12; Mùa hoa anh đào vào mùa xuân ở Măng Đen (Kon Plông).
Có 3 vị trí du lịch tâm linh mà du khách đến Kon Tum không thể bỏ qua gồm: Nhà thờ Gỗ, Toà giám mục thiên chúa giáo ở TP. Kon Tum và Tượng đức mẹ maria ở Măng Đen.
Gỏi lá một trong những đặc sản của tỉnh Kon Tum
Gỏi lá, gà nướng, rượu sim say lòng du khách
Thành phố Kon Tum khá nhỏ, nếu muốn tự túc ăn ở, thuê phòng khách sạn thì các nhà nghỉ và khách sạn hầu hết đều tập trung ở các tuyến phố chính như Phan Đình Phùng, Trường Chinh, Duy Tân… Giá khách sạn và dịch vụ khá rẻ, chất lượng tốt, đầy đủ tiện nghi và lễ tân luôn sẵn sàng phục vụ khi bạn cần. Một số khách sạn có nhà hàng phục vụ đặc sản Kon Tum, Tây Nguyên rất ngon.
Hai trong số những khách sạn được du khách đánh giá cao là Indochine Hotel Kon Tum và Nhà khách tỉnh ủy Kon Tum (SĐT 60 3862 853).
Đến Kon Tum bạn có thể ăn các món đặc sản của núi rừng như gà nướng cơm lam tại quán Món gà nướng của người Xê Đăng ở huyện Kon Plông, Kon Tum. Đây là món đã được ghi nhận trong danh sách 50 món ngon nên thử trong sách kỷ lục Guinness Việt Nam.
Khi đi Măng Đen, du khách có thể nghỉ tại Bach Dương Homestay – Homestay Măng Đen (liên hệ 0260 2474 888) rồi đặt món gà nướng thơm ngon này.
Muốn thưởng chỉ một món ăn mà bày kín mâm, thì gỏi lá Kon Tum là món kỳ lạ nhất. Món ăn xanh ruột này có tới 40-50 loại, bán chủ yếu ở đường Đào Duy Từ (TP. Kon Tum)….
Đến Măng Đen bạn cũng đừng quên gọi một chai “Vang Sim” (rượu sim) ở các quầy rượu ở các nhà nghỉ trên khu vực này để thưởng thức vị ngọt thơm kết tinh trong quả sim của núi rừng cao nguyên…
THeo baogiaothong.vn
Đi Kon Tum để thấy du lịch Tây Nguyên không chỉ có Đà Lạt
So với các tỉnh Tây Nguyên khác, Kon Tum ít được chú ý hơn trong mắt các tín đồ du lịch nhưng không có nghĩa nơi này không có gì thú vị đâu.
So với các tỉnh Tây Nguyên khác, Kon Tum ít được chú ý hơn trong mắt các tín đồ du lịch nhưng không có nghĩa nơi này không có gì thú vị đâu.
Trong dịp đầu năm này, vì không tìm được xe đi Đà Lạt, nhỡ có tìm được cũng không có phòng bởi hiện tại Đà Lạt đang rất "cháy hàng", mình buộc lòng phải đổi kế hoạch đi nơi khác. Thế là hành trình đến với Kon Tum bắt đầu như thế.
Vé xe đi Kon Tum rẻ nhất là 230.000 - 270.000 - 290.000 đồng. Sở dĩ có các khoảng này là do tùy vào thời điểm bạn đi có phải mùa cao điểm hay không. Các mức giá này chủ yếu là các hãng xe nhỏ và bạn có thể mua vé trực tiếp ở bến xe Miền Đông, còn nếu đi xe dịch vụ thì có khi chạm mức 450.000 hoặc lên đến 800.000 đồng.
Một điều nên lưu ý là so với các tỉnh Tây Nguyên khác, Kon Tum có nắng gắt hơn, khí hậu lạnh và khô nên rất dễ cháy nắng.
Với Kon Tum, mình nghĩ bạn phải mất ít nhất 2 ngày 3 đêm mới chơi được nhiều nơi, quan trọng là đi tự túc sẽ vui hơn đi tour vì thật sự nơi đây không mạnh về du lịch, các địa điểm chỉ dừng ở việc tham quan chứ không phải dạng khu vui chơi.
Với Kon Tum, phải mất ít nhất 2N3Đ mới chơi được nhiều nơi, quan trọng là đi tự túc sẽ vui hơn đi tour.
Ngủ nghỉ nếu thích sang chảnh cứ qua đêm ở khách sạn Indochine, tầm 500.000 - 800.000 đồng/đêm và nằm ngay trung tâm thành phố luôn. Mình thì chọn nhà nghỉ Dakbla, chỉ 200.000 đồng/đêm nhưng tiện nghi cũng đầy đủ.
Để tiết kiệm thì bạn cứ loanh quanh tìm homestay ở đường Phan Đình Phùng hoặc Bà Triệu sẽ không thiếu phòng đâu. Xe máy thì nên thuê ở khách sạn luôn, vì ở đây không nhiều chỗ cho thuê xe máy, giá cao lắm cũng chỉ 150.000 đồng/ngày, tiền xăng bạn tự trả.
Địa điểm đi chơi thì nổi tiếng nhất chính là nhà thờ gỗ Kon Tum nằm ngay giữa trung tâm thành phố.
Một điều nên lưu ý là so với các tỉnh Tây Nguyên khác, Kon Tum có nắng gắt hơn, khí hậu lạnh và khô nên bạn cần mặc áo dài tay, đi giày bệt, thoa kem chống nắng, có thêm mũ và kính râm càng tốt, vì cảm giác gió mát vậy thôi nhưng rất dễ cháy nắng.
Địa điểm đi chơi thì nổi tiếng nhất chính là nhà thờ gỗ Kon Tum nằm ngay giữa trung tâm thành phố, cứ đến đây thả dáng là bảo đảm có một loạt album "sống ảo" để đời. Đã ghé nhà thờ gỗ thì nên tiện đường vào thăm nhà rông Kon K'lor vì cũng không cách xa mấy, có đi mới biết văn hóa người Ba Na độc đáo như thế nào.
Thăm nhà rông Kon K'lor mới biết văn hóa người Ba Na độc đáo như thế nào.
Nếu như Đăk Lăk nhiều người Ê Đê, Lâm Đồng nhiều người Chu Ru và K'ho thì ở Kon Tum, người Ba Na gần như chiếm đa số. Đi vào các buôn làng gần bờ sông Đăk Bla, bạn sẽ được sống trong không gian văn hóa cồng chiêng với các dãy nhà sàn trải dài, những cột gỗ khắc đầy hoa văn thổ cẩm và các màn múa xoang phục vụ du khách nữa.
Nếu như Đăk Lăk nhiều người Ê Đê, Lâm Đồng nhiều người Chu Ru và K'ho thì ở Kon Tum, người Ba Na gần như chiếm đa số.
Nổi tiếng nhất ở Kon Tum chính là khu vực Măng Đen, cách trung tâm khoảng 50 cây số. Nơi đây được xem là "Đà Lạt thứ hai" vì có nhiều cung đèo dốc và đẹp. Các cung đường ở Măng Đen thường trồng lúa chín vàng rất nên thơ xen lẫn giữa những rặng thông xanh ngắt.
Nổi tiếng nhất ở Kon Tum chính là khu vực Măng Đen, cách trung tâm khoảng 50 cây số, có nhiều cung đèo dốc và đẹp.
Sau một ngày dạo quanh thành phố thì bạn nên vi vu lên Măng Đen để ra cửa khẩu Bờ Y, tham quan khu di tích chiến thắng Đak Tô, đặc biệt không nên bỏ qua thác Ba Sỹ và hồ Đăk Ke. Nếu vẫn còn sức bền, bạn có thể làm thêm chuyến trekking lên đỉnh Ngọc Linh và ghé vườn quốc gia Chư Mom Rây cho thỏa nguyện hành trình.
Có vi vu lên Măng Đen thì không nên bỏ qua thác Ba Sỹ và hồ Đăk Ke.
Ăn uống ở Kon Tum thì đi đâu cũng thấy bán thịt trâu. Thật sự thịt trâu và các loại thịt rừng gần như là đặc sản nơi đây. Ăn vặt thì có gỏi lá nổi tiếng nhất. Đây là món gỏi trộn từ hơn 40 loại lá khác nhau của rừng núi Tây Nguyên mà bạn nhất định phải thử.
Ngoài ra, phở khô, cháo bồ câu và cá tầm nấu măng le cũng là các món ăn đặc sắc bạn nên cho vào thực đơn của mình trong những ngày ở Kon Tum.
Theo emdep.vn
Tây Nguyên phiêu lưu ký với 7 điểm đến không thể bỏ qua Cuối năm là thời điểm tuyệt vời để du lịch Tây Nguyên, tầm này có mùa hoa dã quỳ nở vàng khắp núi đồi, tạo nên khung cảnh hùng vĩ của đại ngàn rộng lớn, ngắm nhìn các vườn cafe vào mùa thu hoạch, quả cafe chín đỏ rực một góc trời. Cảnh tượng tuyệt vời đó, nếu đã nhìn một lần sẽ...