An Giang: Độc đáo nghề “vỗ béo” cá linh non mùa lũ về

Theo dõi VGT trên

Những năm trước, người dân vùng biên giới An Giang đã thành công với mô hình “vỗ béo” bò, lươn, thì năm nay ông Nguyễn Văn Phú (41 tuổi, ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu, huyện An Phú, An Giang) đã tận dụng nguồn thức ăn còn sót lại trên đồng và cám xay lúa từ vụ lúa hè thu vừa gặt để “vỗ béo” cá linh non. Đây được xem là một cách làm mạnh dạn và mang lại hiệu quả thiết thực trong mùa nước nổi.

Với thực tế, sống bằng nghề con cá không còn cho thu nhập ổn định khi nguồn lợi thủy sản ngày càng ít dần. Nhiều hộ dân vùng biên giới đã nghĩ ra cách chăn nuôi, sản xuất hiệu quả để “sống chung với lũ”.

Làm giàu cùng con nước

Những năm trước, người dân vùng biên giới An Giang đã thành công với mô hình “vỗ béo” bò, lươn, thì năm nay ông Nguyễn Văn Phú (41 tuổi, ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu, huyện An Phú, An Giang) đã tận dụng nguồn thức ăn còn sót lại trên đồng và cám xay lúa từ vụ lúa hè thu vừa gặt để “vỗ béo” cá linh. Đây được xem là một cách làm mạnh dạn và mang lại hiệu quả thiết thực trong mùa nước nổi.

An Giang: Độc đáo nghề vỗ béo cá linh non mùa lũ về - Hình 1

Mô hình “vỗ béo” cá linh của ông Nguyễn Văn Phú (xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang).

“Đầu con nước cá linh non bị mắc lưới, nhưng thương lái không thu mua vì quá nhỏ, không đạt chuẩn. Số cá này thường bị bỏ đi hoặc bán ủ phân với giá rất rẻ. Thấy vậy tôi bàn với một người bạn tiến hành bao lưới cước xung quanh 1ha mặt nước đất ruộng. Sau đó, thu mua 3 tấn cá linh non còn sống với giá 8.000đ/kg. Tính cả con giống và chi phí đầu tư khoảng 50 triệu đồng. Sau 15 ngày, khi cá linh phát triển khoảng 6 li (mm) thì xuất bán với giá từ 40.000 – 50.000đ/kg. Mỗi tấn cá non bằng 2 tấn cá xuất bán. Ước tính thu lãi trên 150 triệu đồng cho 3 lao động” – ông Phú tính toán.

Một mô hình khác cũng rất đạt hiệu quả là nuôi tôm càng xanh luân canh trồng lúa vùng ngập lũ huyện An Phú (An Giang). Đây là mô hình được Phòng NN&PTNT huyện phối hợp thử nghiệm với nông dân mang lại kết quả rất khả quan.

Ông Trương Danh Lam, hộ dân trực tiếp thực hiện mô hình cho biết: “Khi nước dâng cao, mực nước mặt ruộng ít nhất từ 1,0 – 1,2m, thì tiến hành thả tôm giống. Sau khi tôm nuôi được 3,5 tháng kết hợp với thời điểm nước lũ tràn bờ mang lại nguồn thức ăn tự nhiên rất phong phú và chất lượng nước rất tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho tôm phát triển rất nhanh. Lợi nhuận mang lại từ mô hình đạt cao hơn mục tiêu của dự án đề ra là đạt trên 150 triệu đồng/ha/vụ. Lợi nhuận từ mô hình cao hơn gấp nhiều lần so với mô hình trồng lúa truyền thống chỉ đạt khoảng 30 – 40 triệu/ha”.

Mô hình đạt hiệu quả kinh tế phù hợp phát triển ở địa phương và có thể nhân rộng phát triển tại vùng đất An Phú và các tỉnh đầu nguồn vùng lũ. Tuy nhiên, để phát triển bền vững mô hình này thì cần tiến hành xúc tiến thương mại để có thị trường tiêu thụ ổn định giúp người dân an tâm sản xuất, cũng như phát triển mở rộng mô hình nuôi.

An Giang: Độc đáo nghề vỗ béo cá linh non mùa lũ về - Hình 2

Toàn cảnh khu nuôi “vỗ béo” cá linh non của hộ ông Nguyễn Văn Phú (xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang).

Video đang HOT

Ngành nông nghiệp tỉnh An Giang đang tiếp tục nghiên cứu, thực nghiệm phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh theo hướng xây dựng đa dạng phương thức canh tác (2 vụ lúa – 1 vụ tôm luân canh) hay (2 vụ lúa – 1 vụ tôm luân canh – vụ màu trên bờ ruộng) cải thiện chất lượng sản phẩm cũng như không ngừng nâng cao hiệu quả lợi nhuận mang lại từ mô hình nuôi, thông qua giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị lúa – tôm thương phẩm trên nền đất trồng lúa ở tỉnh An Giang.

Sau nhiều năm “đói” lũ, dự báo năm nay ở ĐBSCL lũ sẽ dâng cao. Tư duy mới về “sống chung với lũ” giúp người dân khu vực không phải lo chạy lũ mà sẽ tập trung tận dụng các lợi thế để từng bước triển khai các mô hình sản xuất, kinh doanh mùa lũ theo hướng ứng dụng công nghệ cao, cung cấp nguồn nguyên liệu thực phẩm sạch đáp ứng yêu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

Có lũ, hàng vạn héc-ta đất nông nghiệp sẽ được rửa mặn, tẩy phèn, tiêu trừ sâu bọ, bồi đắp phù sa màu mỡ. Đây là cơ hội thuận lợi để triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao ở những địa phương hội tụ đủ điều kiện.

An cư lạc nghiệp

An Giang và Đồng Tháp đã chuyển đổi hàng ngàn héc-ta trồng lúa sang các loại cây trồng khác, hình thành nhiều vùng chuyên canh, nuôi trồng thủy sản, cây ăn trái mang lại kinh tế cao hơn. Năm 2017, Đồng Tháp đã đổi hơn 5.000ha sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô và các loại cây trồng, hoa màu khác. Cây ngô cho năng suất từ 8-12 tấn/ha, lợi nhuận cao hơn trồng lúa từ 7-10 triệu đồng/ha và được trồng theo hướng tập trung thành các vùng sản xuất quy mô lớn ven sông Tiền, sông Hậu.

Nông dân trồng ngô luân canh trên nền đất lúa sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân hoặc Hè Thu, theo mô hình 2 lúa, 1 màu vừa góp phần cải tạo đất, phá thế độc canh, cắt đứt dòng đời sâu bệnh trên lúa. Ngoài ra, tiểu dự án Nâng cao khả năng thoát lũ và phát triển sinh kế bền vững, thích nghi với khí hậu cho vùng Đồng Tháp Mười đang được triển khai, với diện tích 22.313ha.

Dự án đảm bảo điều kiện sinh kế tốt hơn cho 11.400 hộ dân ở các huyện Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình và thị xã Hồng Ngự với 3 mô hình sinh kế là mô hình 2 vụ lúa xen canh 1 vụ trữ cá tự nhiên; mô hình 2 vụ lúa xen canh 1 vụ nuôi cá đồng và mô hình 2 vụ lúa 1 vụ tôm càng xanh.

Việc chuyển đổi sản xuất theo hướng “chung sống với lũ”, tạo ra nguồn nông sản, thủy sản hàng hóa chất lượng có giá trị kinh tế hướng đến xuất khẩu, giúp đời sống nông dân ngày càng nâng cao.

Ngoài cá tra, xuất khẩu chủ lực của An Giang và Đồng Tháp, hiện nay còn phát triển thêm nghề nuôi cá đồng mùa lũ phù hợp với các hệ thống canh tác sản xuất lúa, gạo sinh thái hữu cơ kết hợp với sen hoặc tràm gắn kết với phát triển du lịch sinh thái…

Hàng trăm năm qua, cư dân vùng ĐBSCL đã quen thuộc với quy luật dòng chảy lũ và họ đã sống thích nghi tốt với tình trạng lũ lụt ở đây. Thật sự bà con đã có nhiều sáng tạo để thích nghi với sự thay đổi thời tiết theo hoàn cảnh và điều kiện sinh sống của từng địa phương. Tuy nhiên, quan điểm “sống chung với lũ” giờ cần nâng lên một bước với mục tiêu “Sống chung với biến đổi khí hậu”.

Thực tế, đây là một hình thức mở rộng quan điểm “sống chung với lũ” ở quy mô rộng hơn cho cả vùng đồng bằng chứ không giới hạn không gian cho riêng vùng bị ảnh hưởng của lũ lụt. Qua đó, góp phần ổn định cuộc sống, hạn chế rủi ro, phát triển bền vững kinh tế – xã hội của vùng ĐBSCL.

Theo Nhóm PV ĐBSCL (CAND)

An Giang: Rộn rã đánh bắt cá linh theo nước lũ về

Tại huyện An Phú (An Giang), buổi trưa dưới cái nắng gay gắt, những bè cá trên sông Bình Di rì rào tiếng cá điêu hồng, lóc bông, ba sa... tranh nhau ăn mồi, đớp bóng. Trên sông, tiếng bạn chài rộn rã đánh bắt cá linh theo nước lũ về...

Những ngày này, tại các huyện đầu nguồn lũ của tỉnh An Giang, Đồng Tháp... hai con sông Tiền, sông Hậu nước đã đục ngầu, ăm ắp phù sa cuồn cuộn đổ về xuôi. Sông Bình Di ở huyện An Phú (An Giang), bông điên điển bắt đầu nhuộm một màu vàng dọc triền sông cùng những chiếc xuồng đánh bắt cá linh dập dềnh trên mặt nước...

An Giang: Rộn rã đánh bắt cá linh theo nước lũ về - Hình 1

Đánh bắt cá linh trên sông - công việc vất vả nhưng mang lại thu nhập không hề nhỏ cho bà con vùng lũ.

Ngay từ cuối tháng 6 âm lịch, khi thấy nước son đổ về, người dân tại những làng nghề truyền thống đan lọp, lờ, thuyền... đánh bắt cá ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã chuẩn bị dụng cụ đánh bắt trong mùa nước lũ.

Khi nước bắt đầu tràn đồng cũng là lúc cuộc mưu sinh của người dân, đặc biệt vùng Đồng Tháp Mười trở nên tất bật. Hiện nước lũ từ thượng nguồn tiếp tục đổ mạnh, rất nhiều cánh đồng ở các khu vực giáp biên giới đầu nguồn của các tỉnh An Giang, Long An, Đồng Tháp đã mênh mông biển nước.

Tại huyện An Phú (An Giang), buổi trưa dưới cái nắng gay gắt, những bè cá trên sông Bình Di rì rào tiếng cá điêu hồng, lóc bông, ba sa... tranh nhau ăn mồi, đớp bóng. Trên sông, tiếng bạn chài rộn rã đánh bắt cá linh theo nước lũ về.

Đưa tay quệt dòng mồ hôi nhễ nhại, anh Hậu đưa tay gõ nhẹ mạn ghe dõi mắt theo tấm lưới vừa thả vội xuống dòng nước đục ngầu phù sa. Khoảng chừng 5 phút sau, anh và người bạn thuyền nhịp nhàng cất lưới. Dưới ánh nắng ban trưa, từng bầy cá linh non nhảy xoai xoãi phơi mình cuống cuồng tìm đường thoát thân.

"Nhờ cá linh mà gia đình anh dạo này đỡ lên thấy rõ. Đánh bắt cá linh non về, vợ con anh ở nhà sơ chế, móc bỏ ruột bán lại cho khách. Giá cá linh non đang "đắt như tôm tươi", hơn 120.000 đồng/kg mà vẫn không đủ cung ứng cho thị trường. Hiện nước chưa về nhiều nhưng người dân ở huyện đã tranh nhau thuê mặt bằng nước trên sông đánh bắt cá linh cũng như trang bị 1-2 giàn dớn cho việc đánh bắt cá", anh Hậu cho hay.

An Giang: Rộn rã đánh bắt cá linh theo nước lũ về - Hình 2

Ngoài cá linh, những sản vật mùa nước nổi khác như chuột, rắn... cũng giúp người dân vùng lũ ổn định cuộc sống.

Chiều chưa tắt nắng, nhưng anh Nguyễn Văn Thịnh ở ấp Cả Môn, xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng (Long An) đã tất bật chuẩn bị các dụng cụ chuẩn bị cho sớm mai "lên đường" ra đồng kiếm cá, rắn nước, chuột... Hai người con trai lớn của anh đang làm lao động phổ thông ở tỉnh Bình Dương cũng "tranh thủ" những ngày lũ về quê phụ cha "tăng gia sản xuất".

Theo anh Thịnh, hiện rắn nước đang được thương lái thu mua lại với giá khá cao, khoảng từ 90.000 - 160.000 đồng/kg. Nếu may mắn gặp phải những loại được các "bợm" nhậu yêu thích như rắn hổ hành, rắn hổ ngựa... có giá cao hơn nhiều.

Tương tự, gia đình chị Trần Ánh Tuyết, nhà kế bên anh Thịnh, cũng đang tất bật sửa lại mấy tay lưới, lợp... để chuẩn bị mưu sinh trong mùa nước nổi. Gia đình thuộc diện nghèo có "số má" của xã, quanh năm đầu tắt mặt tối nhưng vẫn không đủ ăn.

"Mùa lũ đồng nghĩa với mùa khai thác, mùa mưu sinh của bà con nghèo, không có đất sản xuất. Khi nước dâng cao, những nghề như chở đất, xắn đất, câu ếch, săn chuột, bắt rắn, hái bông điên điển... rất được bà con ưa chuộng vì dễ làm, không đòi hỏi vốn đầu tư lại đáp ứng được nhu cầu mưu sinh thường nhật", bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An cho hay.

Năm nay, ngành nông nghiệp các tỉnh An Giang, Đồng Tháp... tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đề án khai thác tài nguyên mùa nước nổi với hàng chục mô hình sản xuất được phân theo 3 nhóm trồng trọt, chăn nuôi thủy sản và các ngành nghề dịch vụ.

Ngoài việc khai thác nguồn lợi tự nhiên như bắt ốc bươu vàng làm thức ăn chăn nuôi thuỷ sản, cua đồng... hàng chục ngàn hộ nông dân nghèo được hướng dẫn kỹ thuật tận dụng lợi thế lũ để trồng bông điên điển, sen, ấu, rau nhút... cải thiện cuộc sống.

An Giang: Rộn rã đánh bắt cá linh theo nước lũ về - Hình 3

Khai thác và có biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên thuỷ sản vùng lũ góp phần hạn chế cạn kiệt là vấn đề các ngành chức năng nghĩ tới.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia trong ngành, từ đầu mùa lũ, các địa phương cần chú ý đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân và cộng đồng nâng cao tinh thần tự giác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, cũng như hạn chế sử dụng xung điện, chất độc, chất nổ đánh bắt thủy sản hay sử dụng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn so với quy định đánh bắt thủy sản...

Các sản phẩm mùa lũ, đặc biệt là cá linh rất được nhiều người ưa chuộng, tuy nhiên thực tế, giá trị của cá linh được nâng lên nhưng nguồn cung lại sụt giảm, có nguyên nhân chính là do tình trạng đánh bắt khi cá còn quá non, phá vỡ sự phát triển của đàn, ảnh hưởng khả năng tái tạo nguồn cá tự nhiên...

"Cá linh là loài đặc hữu của sông Mekong, thuộc giống Cirrhinus, phân bố phạm vi lưu vực khá rộng trên sông chính, sông nhánh thuộc Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Lợi thế khai thác cá linh gần như là đặc quyền của vùng ĐBSCL. Thường đầu mùa lũ, cá linh bắt đầu sinh sản, lúc này cá linh non di cư theo dòng nước phía hạ lưu xuôi về các tỉnh An Giang và Đồng Tháp để kiếm ăn và sinh trưởng. Vì vậy, cần có biện pháp làm sao cân bằng được công việc mưu sinh của bà con và bảo vệ, phát triển được nguồn lợi thuỷ sản quý giá này là điều cần thiết", bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, nói thêm.

Theo Lê Nghĩa (Báo Tin Tức)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh
20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi giật cấp 17 hướng vào Biển Đông và miền Trung nước ta
17:39:57 16/11/2024
Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h
15:05:34 17/11/2024
Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà
07:15:49 18/11/2024
Đàn cá heo mắc cạn ở cửa biển Cái Cùng, Bạc Liêu
17:40:30 16/11/2024
Bão Man-yi vào Biển Đông, hướng vào vùng biển Trung Trung Bộ
10:58:59 18/11/2024
Phát hiện thi thể nam giới lõa thể dưới kênh nước ở TPHCM
20:01:12 16/11/2024
Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích
08:29:02 17/11/2024

Tin đang nóng

Lộ khung hình nhạy cảm gây tranh cãi của Minh Hằng
08:04:51 18/11/2024
Sao nam hạng A có hơn 18000 tỷ đồng bỏ mặc chị gái sống như ăn mày?
10:24:29 18/11/2024
Tiếng hét thất thanh tố cáo nữ diễn viên gen Z giữa lễ trao giải gây sốc cho 400 triệu người
07:56:29 18/11/2024
Cặp đôi Vbiz để lộ bằng chứng hẹn hò bí mật, bị phát hiện "đánh lẻ" du lịch nước ngoài
09:44:27 18/11/2024
Sao Hàn 18/11: Tài tử Song Seung Hun ngỏ ý cầu hôn 'nữ hoàng cảnh nóng'
08:12:44 18/11/2024
2 sao Vbiz trong hội bạn Trấn Thành vướng nghi vấn nghỉ chơi, người trong cuộc liền phản ứng
07:52:43 18/11/2024
Sao Việt 18/11: Thu Quỳnh gợi cảm sau sinh, Trấn Thành đổi phong cách mới
08:07:48 18/11/2024
Hoạt động của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International
12:46:03 18/11/2024

Tin mới nhất

Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung

13:02:04 18/11/2024
Đến 10h ngày 19/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/h, tiếp tục suy yếu thêm trên khu vực Bắc Biển Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km về phía Đông Bắc với sức gió cấp 10, giật cấp 12.

NÓNG: Đang cưỡng chế thu hồi 38.800 m2 đất Bãi Sau, TP Vũng Tàu

12:58:53 18/11/2024
Hơn 38.800m2 đất cuối cùng của Bãi Sau đang được TP Vũng Tàu cưỡng chế thu hồi để thực hiện dự án chỉnh trang.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

15:01:43 17/11/2024
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm người tử vong do tai nạn giao thông

14:55:47 17/11/2024
Thông qua hoạt động này, ban tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ, chia sẻ từ cộng đồng đối với những tổn thất, mất mát, khó khăn của các nạn nhân và gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông gây ra.

Vụ đập thủy lợi Ia Ring bị thủng: 5 xã vùng hạ du thiệt hại gần 500 triệu đồng

14:51:36 17/11/2024
Về thiệt hại do xả lũ qua tràn thủy lợi Ia Ring, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Chư Sê xác định năm xã vùng hạ du, gồm Ia Tiêm, Dun, Ia Glai, Chư Pơng và Ia Pal bị thiệt hại hơn 490 triệu đồng.

Xác định danh tính tài xế vượt ẩu trên cầu phao Phong Châu

19:59:00 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Tam Nông vừa lập biên bản xử phạt ông H. về hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt.

Xử lý hơn 42.000 thanh thiếu niên chưa đủ tuổi điều khiển xe máy

13:38:46 16/11/2024
Trong 6 tháng đầu năm, lực lượng chức năng đã xử lý 42.520 thanh thiếu niên chưa đủ lái xe máy và 17.253 trường hợp giao xe cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông.

Liên tiếp 2 cơn bão 'lạ thường', bão Man-yi cấp 15 khả năng vào Biển Đông

13:19:25 16/11/2024
Bão Man-yi đã mạnh lên cấp 15, giật trên cấp 17, di chuyển rất nhanh, dự báo vào Biển Đông khoảng ngày 18/11. Bão Usagi đang đi dọc theo kinh tuyến 120, chưa ghi nhận thành bão số 9.

Cô gái trẻ xinh đẹp, cao 1,78m mất tích lúc nửa đêm

13:09:03 16/11/2024
Trước đó, Công an huyện Đăk Glei nhận được tin báo của ông Lê Đình Tuân (42 tuổi) về việc con gái Lê Hồ Thanh Mai bỏ nhà đi từ khoảng 23h30 ngày 9/11, đến nay chưa về.

Vụ đòi nợ gây ầm ĩ ở Hà Nội: Chủ nhà nhập viện, hàng xóm 'nhức đầu'

13:05:21 16/11/2024
Thượng tá Nguyễn Thành Tín, Phó trưởng Công an quận Hai Bà Trưng xác nhận có vụ việc gây mất trật tự và đang tiến hành xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Có thể bạn quan tâm

Đại Mộng Quy Ly kết thúc bi thảm: Tất cả đều chết chỉ còn 3 người sống

Phim châu á

13:53:39 18/11/2024
Từng mang đến những tiếng cười cho khán giả ở giai đoạn đầu, thế nhưng cuối phim, số phận của các nhân vật lại không thể nghiệt ngã hơn.

Mỹ nhân 10X bị ghét nhất Trung Quốc

Hậu trường phim

13:48:19 18/11/2024
Chủ đề Lý Canh Hy đoạt giải có tới 250 triệu lượt tương tác, trong đó có nhiều ý kiến chê bai giải trao chưa chuẩn xác.

Về đầm Chuồn ngắm cảnh đẹp, thưởng thức đặc sản trứ danh

Du lịch

13:34:45 18/11/2024
Có dịp về đầm Chuồn, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp vùng sông nước với nhiều màu sắc khác nhau khi huyền ảo, khi trong trẻo cũng như được thưởng thức món đặc sản nổi danh Cố đô Huế...

Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết

Sao việt

13:24:49 18/11/2024
Sau gần 1 tuần đăng quang Miss International 2024, Hoa hậu Thanh Thủy trở về nước trong sự săn đón của nhiều người hâm mộ nhan sắc.

Diễn biến gây sốc vụ người mẫu đình đám bị bắt vì ma túy: Bị 1 doanh nhân cưỡng ép dùng chất cấm, đã nộp video cho cảnh sát

Sao châu á

13:20:19 18/11/2024
Trong diễn biến mới nhất về vụ án, phía Kim Na Jung cho biết sao nữ này không tự nguyện sử dụng ma túy mà bị ép buộc.

'Chị đẹp' Minh Tuyết bật khóc: Tôi sợ khán giả Việt Nam không đón nhận mình

Tv show

13:11:22 18/11/2024
Trên sân khấu Chị đẹp đạp gió , ca sĩ Minh Tuyết bật khóc tâm sự từng không dám nhận lời tham gia chương trình vì sợ khán giả quê nhà không đón nhận.

Hoa sữa về trong gió: Hiếu phản đối con gái nhận quà hồi môn từ nhà mẹ đẻ

Phim việt

12:58:46 18/11/2024
Dù vợ cũ đã mất nhiều năm nhưng Hiếu dường như vẫn có những suy nghĩ không thiện cảm với gia đình nhà ngoại của con gái.

Đề cử Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ bị nghi từng có quan điểm ủng hộ Nga

Thế giới

12:53:46 18/11/2024
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng các phòng thí nghiệm kiểu này khá phổ biến, nằm trong nỗ lực quốc tế nhằm kiểm soát các đợt bùng phát dịch bệnh và ngăn chặn vũ khí sinh học.

Con số may mắn theo 12 con giáp hôm nay 19/11/2024

Trắc nghiệm

12:44:21 18/11/2024
Con số may mắn hôm nay 19/11 theo 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ... là số nào? Đâu là cặp số may mắn hôm nay của 12 con giáp chuẩn nhất? Tử vi may mắn theo 12 con giáp ngày 19/11 là con số nào?

Chiếm trọn điểm 10 ấn tượng với trang phục đồng bộ

Thời trang

12:27:10 18/11/2024
Dù là set áo quần, áo váy hay bộ đồ thể thao, trang phục đồng bộ dễ dàng tạo ấn tượng mạnh và giúp người mặc tiết kiệm thời gian phối đồ mà vẫn nổi bật và thời thượng. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích phong cách sành điệu...

Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời

Netizen

12:15:07 18/11/2024
Tốc độ thành công của bạn nhất định phải vượt qua tốc độ già đi của bố mẹ - là câu nói chắc hẳn chúng ta nghe ít nhất một lần trong đời.