Ăn giải nhiệt
Vào dịp lễ tết, chúng ta thường có chút ít bia, rượu, dùng bánh kẹo, chất béo, nước ngọt… kể cả thức khuya, di chuyển nhiều ngoài trời nắng, đều là những yếu tố có tính kích thích và nóng, khiến cơ thể bị nhiệt.
Rau muống luộc giúp khử nhiệt, làm mát cơ thể – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Theo lương y Như Tá, có thể sử dụng món chè đậu xanh để khử nhiệt, trừ mụn. Dùng 15 – 20 gr đậu xanh hạt, 15 gr phổ tai, 10 gr hạnh nhân, cùng một ít đường đem nấu chung để dùng. Hoặc dùng đậu xanh tán bột mịn, trước khi đi ngủ lấy chừng 10 gr bột này hòa đều với nước ấm rồi thoa lên mặt. Đậu xanh có vị ngọt, tính mát, có tác dụng khử nhiệt rất hay. Nếu bị nóng trong người, ta dùng đậu xanh nấu với gạo tẻ ăn cũng giúp cơ thể tạo nước, giảm cơn khát và còn ngừa bị trúng nắng. Hoặc lấy 100 gr đậu xanh đem nấu nước uống cũng có tác dụng giải nhiệt.
Theo lương y Quốc Trung, ta có thể dùng món cháo khoai lang. Lấy 100 gr khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ rồi đem nấu với 50 gr gạo tẻ. Có thể dùng với một chút đường (không quá nhiều), 2 lần trong ngày.
Bột sắn dây cũng rất thích hợp để khử nhiệt. Sắn dây có công hiệu sinh tân thanh nhiệt (tạo dịch và làm mát cho cơ thể). Mỗi lần lấy một ít (chừng 50 gr) bột sắn dây đem khuấy đều với một chén nước sôi (250 ml), để nguội dùng. Nếu để phòng nhiệt, thì trong vòng 5 – 7 ngày chỉ cần dùng 2 chén như vậy là đủ. Còn nếu cơ thể đã bị nhiệt thật sự thì dùng 2 chén mỗi ngày. Nếu cơ thể bị nhiệt dẫn đến bị táo bón, thì lấy 200 gr quả đu đủ (còn hơi xanh) đem nấu với 50 gr thịt heo nạc để dùng.
Rau muống là loại rau quen thuộc có công dụng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết (mát máu). Để khử nhiệt, làm mát cơ thể thì dùng rau muống luộc. Hoặc làm món gỏi từ rau giá đậu xanh: lấy 300 – 400 gr rau giá rửa sạch rồi nhúng sơ qua nước sôi, để ráo nước, cho vào thố, trộn đều một ít dầu mè, muối, chút rượu trắng, chút đường, gia vị trong một cái chén, rồi tưới lên thố đựng rau giá và dùng.
Video đang HOT
Có một ít lá chè tươi để trong nhà dùng giải nhiệt cũng rất hay. Lấy 10 gr lá chè tươi đem nấu nước, cho vào một chút muối để uống trong ngày.
Lương y Như Tá cho rằng theo y học cổ truyền, trái cây có loại thuộc tính tứ khí – tức là sau khi được đưa vào cơ thể, chúng sẽ phát sinh ra những tính nóng, lạnh, ấm, mát khác nhau; và cũng có loại thuộc tính bình. Để cho âm dương hài hòa, với người có cơ địa nóng ấm, cơ thể sản sinh ra nhiệt nhiều, thì nên dùng các loại trái có tính mát như: lê, táo, chuối, kiwi, hồng, cam, thanh long…
Dưa hấu là loại quả hiện diện nhiều nhất trong ngày tết cổ truyền. Nước ép từ quả dưa hấu được y học cổ truyền xem là dược thiện dùng giúp cho cơ thể giảm nhiệt. Hoặc dùng vỏ còn xanh của quả dưa hấu đem nấu cùng vỏ bí đao để lấy nước uống, tác dụng khử nhiệt.
Theo VNE
Đồng Nai tổ chức Đường hoa Trấn Biên đón Tết
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, Tết Giáp Ngọ 2014 năm nay tỉnh sẽ tổ chức Đường hoa Trấn Biên với chủ đề "Đồng Nai trên đường hội nhập".
Đồng Nai bắt đầu tổ chức Đường hoa đầu tiên vào năm 2013. Năm nay, tỉnh Đồng Nai tiếp tục tổ chức Đường hoa Trấn Biên như là sự kiện văn hóa, xã hội, du lịch nhằm quảng bá hình ảnh, diện mạo mới của đô thị Biên Hòa - một thành phố năng động, đang phát triển mạnh mẽ. Đây là một công trình văn hóa do UBND tỉnh Đồng Nai trực tiếp chỉ đạo, giao Trung tâm Văn miếu Trấn Biên làm cơ quan thường trực thực hiện. So với lần đầu tiên được tổ chức vào Tết Quý Tỵ 2013, Đường hoa Trấn Biên 2014 trở thành một Lễ hội mùa xuân, một sự kiện văn hóa lớn của tỉnh.
Đồng Nai dự kiến biến Đường hoa Trấn Biên trở thành 1 sự kiện thường niên vào dịp Tết Nguyên đán
Không gian thiết kế công trình Đường hoa dự kiến dài khoảng 1,2km, bố trí theo trục đường chính và đường vòng quanh hồ trong Văn miếu Trấn Biên. Công trình bao gồm các chủ đề: Xuân thanh bình; Khoảnh khắc mùa xuân; Hào khí phương Nam; Xuân tình yêu; Sắc hoa xuân; Xuân vươn cao; Xuân bốn phương; Hoa đăng.
Các công trình trong Đường hoa Trấn Biên sẽ khắc họa đậm nét hình ảnh đẹp của con người Đồng Nai trong lao động, sản xuất, chiến đấu, trong quá trình khai phá, mở mang bờ cõi. Những công trình, sự kiện lịch sử gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Biên Hòa, Đồng Nai cũng được đan xen với những thành tựu trong quá trình hội nhập.
Phối cảnh cổng chính dẫn vào Đường hoa Trấn Biên 2014
Cổng chính dẫn vào Đường hoa Trấn Biên 2014 là hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa thần. Phía trong là các mô hình Cầu Gềnh, mô hình thuyền Hào khí Phương Nam, hình ảnh trái bưởi Biên Hòa, mô hình cuốn sách chủ đề Truyền thống tri thức Việt... Tất cả tạo nên một không gian ngập tràn sắc xuân và mang trong mình giá trị văn hóa, lịch sử về đất và người Đồng Nai.
Một số phối cảnh Đường hoa Trấn Biên 2014
Ngoài những công trình đặc sắc, Lễ hội Đường hoa Trấn Biên còn tổ chức chuỗi các sự kiện văn hóa phục vụ nhân dân. Các hoạt động nổi bật trong Lễ hội bao gồm: Chương trình khai mạc; Tổ chức thi và triển lãm bon sai, cây cảnh; Hội báo Xuân Giáp Ngọ 2014; Triển lãm chuyên đề "Tết cổ truyền Việt Nam, nét văn hóa đẹp mãi"; Lễ dâng hương đón Giao thừa; Lễ Tết thầy; Chương trình nghệ thuật, thả đèn hoa đăng; Trưng bày xe máy cổ...
Ngoài ra, tại Hội quán Trấn Biên sẽ tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ như: ca nhạc, biểu diễn thư pháp, giao lưu nhạc cụ dân tộc, đàn ca tài tử... phục vụ cho du khách từ ngày 29 tháng Chạp đến hết Tết Nguyên Tiêu. Công trình Đường hoa Trấn Biên Xuân Giáp Ngọ 2014 chính thức mở cửa từ ngày 28 tháng Chạp đến ngày mồng 6 Tết.
Tùng Nguyên
Theo Dantri
Bộ trưởng GTVT: Chưa nhiều cán bộ, thanh tra "vi hành" xe buýt "Năm 2013, có các đoàn do các Thứ trưởng dẫn đầu đi kiểm tra hoạt động kinh doanh vận tải, qua đó đã thấy được những tồn tại, bất cập để có chấn chỉnh. Còn việc cử cán bộ, công chức thanh tra trực tiếp đi trên xe buýt cũng có, nhưng chưa được nhiều"... Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng trao đổi...