Ăn gì khi đến đất Yên Bái?
Đến Yên Bái ăn mận tam hoa, uống chè San Tuyết. Nhưng món ngon Yên Bái, ăn gì khi đến đát Yên Bái liệu bạn có nắm rõ? Cùng xem những món ngon dưới đây để không bỏ lỡ khi có dịp ghé qua vùng đất này nhé.
Món ngon Yên Bái – Muồm muỗm rang Mường Lò
Ăn gì khi đến đất Yên Bái?
Có rất nhiều cách để chế biến món ăn ngon từ muồm muỗm. Song muồm muỗm rang giòn vẫn là đặc sản được người dân nơi đây ưa chuộng nhất. Để có món đặc sản muồm muỗm rang giòn thơm ngon, trước tiên phải sơ chế muồm muỗm. “Vặt cánh, bẻ chân, ngắt đầu, rút ruột” là 4 khâu cơ bản để tạo nên hình hài một chú muồm muỗm trên bàn nhậu. Phần còn lại của muồm muỗm sau khi được làm sạch trông cứ kỳ kỳ, nần nẫn chẳng khác gì cái kén của tằm dâu. Xong khâu “làm lông”, muồm muỗm được rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào chảo.
Đầu tiên, muồm muỗm được om với nước măng chua (hoặc giấm gạo) trên bếp lửa liu riu. Cạn nước, cho ngay mỡ (hoặc dầu ăn) vào, đảo đều tay trên bếp to lửa; khi nào nghe tiếng nổ lách tách tức là muồm muỗm đã chín giòn, cho bột canh (hoặc nước mắm, hạt nêm…) vừa đủ cùng với mì chính, một chút ớt tươi và đảo nhanh tay; cuối cùng, cho lá chanh thái chỉ nhỏ vào, đảo đều chín tới lá chanh là bắc chảo ra được. Muồm muỗm rang chín có màu vàng sậm, rất thơm.
Món ngon Yên Bái – Thịt trâu gác bếp
Món ngon Yên Bái – Thịt trâu gác bếp
Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản của người Thái đen. Món này thường được làm từ thịt bắp của những chú trâu thả rông trên các vùng núi, đồi. Cách chế biến thịt trâu gác bếp không khó, nhưng cũng khá mất công. Người làm thường cắt những mảng thịt to, chọn miếng thăn, bắp ở vai, lưng con trâu, chia các thớ thịt ra thành từng miếng hình con chì. Sau đó họ lại thái dọc thớ, ướp ớt, muối, gừng, nước lá rừng, đặc biệt không thể thiếu lá mắc khén (hạt tiêu rừng) và treo lên gác bếp hun khói cho óng đen, quắt khô để bảo quản. Khoảng 8 tháng đến tháng 1 năm sau, họ sẽ hạ thịt trâu xuống, ăn tới đâu lấy tới đó. Khói ám lâu ngày làm thịt trâu có mùi đặc biệt, mang đậm phong vị núi rừng với hình thức bên ngoài khô, màu nâu thẫm, nhưng phần trong vẫn hồng hào, tươi đỏ, ngọt đậm đà.
Món ngon Yên Bái – Lạp Xưởng
Món ngon Yên Bái – Lạp Xưởng
Lạp xưởng hay lạp sườn là cách thức bảo quản thịt độc đáo của người dân Yên Bái. Hầu như nhà nào ở vùng Tây Bắc này cũng trữ sẵn vài chiếc để ăn quanh năm.
Cách thức làm lạp xưởng đều giống nhau ở các bước cơ bản. Từ chọn lựa lòng non làm vỏ đến những phần thịt ngon nhất. Việc nêm nếm gia vị của từng vùng miền giúp những chiếc lạp xưởng từ đó mà có hương vị đặc trưng riêng.
Video đang HOT
Từ đôi bàn tay khéo léo người ta nhồi và dồn thịt căng tròn, bóng đẫy đà những đoạn lòng non. Sau ba ngày phơi nắng rồi đem hun khói nơi gác bếp. Quá trình này có thể gọi là tinh hoa của món ăn này. Phải chọn cho bàng được than hoa hoặc củi quế, xác mía, vỏ trấu cùng lá quế tươi mang đến mùi vị thơm ngon ho lạp xưởng. Người nấu phải chăm chút đứa con này thật khéo léo sao cho bếp luôn đỏ nhưng lửa than không được quá lớn. Chỉ hở tay một tí có thể làm hỏng cả bao nhiêu công cúc đã bỏ ra.
Món ngon Yên Bái – Măng vầu cuốn thịt
Món ngon Yên Bái – Măng vầu cuốn thịt
Món măng vầu cuốn thịt không cầu kỳ, phức tạp, chỉ cần mớ rau răm, một quả trứng, thịt ba chỉ và các loại gia vị như muối, bột ngọt… Công đoạn đầu tiên là chọn củ to luộc trên bếp khoảng ba đến năm tiếng cho đỡ he và dễ gọt. Sau khi bỏ hết lớp vỏ già bên ngoài, người ta dùng tay bóc nhẹ lấy lớp lá non. Công đoạn này cũng cần sự khéo léo, nếu lỡ tay để lá bị rách, khi cuốn thịt dễ bị bung ra ngoài. Còn phần củ, dùng dao gọt xung quanh, dài khoảng tám đến mười phân. Nên gọt thật mỏng để tránh bị dai khi ăn
Phần nhân thịt thường được dùng thịt ba chỉ vì có cả mỡ lẫn nạc, măng cần có nhiều mỡ để tăng vị thơm ngon. Rau răm băm thật nhỏ, trộn đều với thịt đã xay nhuyễn và trứng, thêm một chút muối và bột nêm. Không để nhân thịt nhiều muối, như vậy măng sẽ đắng hơn, nhất là lúc chấm cùng gia vị sẽ không còn thơm và đúng chất. Xong khâu chuẩn bị thì bắt tay vào cuốn. Những lớp lá non cuốn nhân thịt được xếp trên cùng vì dễ chín. Nên lọc lấy thịt, còn bì để dưới đáy nồi, như vậy sẽ làm măng có nhiều mỡ và không bị cháy.
Món ngon Yên Bái – Bánh chuối Lục Yên
Món ngon Yên Bái – Bánh chuối Lục Yên
Người Tày đã sáng kiến tái hiện sự thanh tao, hấp dẫn của hương vị chuối bằng cách chế biến thành một sản vật ngon – bánh chuối – chứa đựng giá trị tinh thần được truyền đời từ thế hệ này sang thế hệ sau và được dùng làm đồ cúng tế trong những dịp gia đình, dòng họ có việc trọng đại.
Với bánh chuối, sự hấp dẫn được thể hiện qua những bàn tay khéo léo, tài tình của các bà, các mẹ. Bánh được tạo nên chủ yếu từ chuối và một chút bột gạo mới. Để làm được một chiếc bánh chuối thơm ngon, giữ được hương vị nguyên vẹn của chuối, màu bánh vàng như nhúng mật họ phải chuẩn bị khá công phu từ khi chuối ra nải. Quả chuối chín, đem bóc vỏ, rồi được sấy khô để dành. Khi làm bánh, chuối sấy khô được đem ngâm nước ấm cho mềm rồi đem đi xay thành bột, bột gạo cũng phải xay bột nước cùng với bột chuối trộn đều làm vỏ bánh. Muốn có bánh thơm, ngọt thì nguyên liệu được chọn là chuối tiêu; muốn bánh có độ dai dẻo, màu sắc sáng thì chọn chuối goòng, chuối lá… tùy theo sở thích.
Món ngon Yên Bái – Xôi nếp Tú Lệ
Món ngon Yên Bái – Xôi nếp Tú Lệ
Những hạt nếp Tú Lệ chắc mẩy, căng bóng được đồ cùng dòng nước tinh khiết Khau Phạ đem đến món xôi ngon không nơi nào sánh bằng. Xôi Tú Lệ dẻo, hạt vừa đủ độ mềm không gây ngấy, cả vị bùi và vị ngọt cũng không lẫn vào đâu.
Vốc một nắm xôi nếp Tú Lệ ăn cùng thịt lợn nướng hoặc măng ngọt xào thì đúng là cực phẩm trong ẩm thực rồi. Sự ngon của món này không chỉ dừng lại ở việc vừa miệng. Xôi Tú Lệ còn quyến rũ du khách bởi hương thơm của nó. Người ta ví von đỉnh điểm mùi hương của nếp Tú Lệ như kiểu hoa ban, hoa sở, hoa trẩu…giữa núi rừng.
Món ngon Yên Bái – Cá nướng hồ Thác Bà
Món ngon Yên Bái – Cá nướng hồ Thác Bà
Hồ Thác Bà với sản lượng thủy sản hàng nghìn tấn mỗi năm, hành trình khám phá hồ Thác Bà các bạn không thể bỏ qua món ngon được chế biến từ các loại cá. Những con cá tươi với đủ các loại cân nặng để lựa chọn được người dân đánh bắt hàng ngày ngay trên lòng hồ qua bàn tay chế biến của người dân bản địa đã tạo thành những hương vị rất riêng cho du lịch hồ Thác Bà.
Cá được tẩm ướp bằng các loại gia vị như dầu điều, mật khoái, gừng riềng sả ớt, tiêu, tỏi rồi được nướng trên than hồng.
Món ngon Yên Bái – Bánh chưng đen
Món ngon Yên Bái – Bánh chưng đen
Bánh chưng đen mang ý nghĩa thiêng liêng thể hiện sự biết ơn đối với tổ tiên, thiên nhiên đất trời và là món ăn ngày Tết truyền thống của người dân tộc Thái trên vùng rẻo cao Tây Bắc.
Bánh được làm từ gạo nếp Tú Lệ trộn với thân cây núc nác giã nhuyễn gói cùng với thịt ba chỉ và một số gia vị đặc trưng ở miền núi.
Yên Bái tràn ngập đặc sản hấp dẫn và thơm ngon
Nếu đã đi biển quá nhiều bạn hãy thử ngược đường lên Yên Bái - vùng núi Tây bắc nơi có non sông hùng vĩ, thời tiết mát mẻ dễ chịu, con người hiền lành mến khách và những đặc sản nức tiếng thơm ngon của người Thái, Tày....
Muồm muỗm rang
Đây là món ăn đặc sản ở Mường Lò. Muồm muỗm thường xuất hiện vào cuối mùa gặt. Nghe tên các bạn sẽ hình dung ra một loại côn trùng và và sẽ có cảm giác sợ sệt khi thưởng thức. Nhưng hãy yên tâm vì mùi thơm sẽ khiến bạn quên mất cảm giác sợ hãi. Để có món đặc trưng này, trước tiên phải sơ chế muồm muỗm. "Vặt cánh, bẻ chân, ngắt đầu, rút ruột" sau đó muồm muỗm được rửa sạch, để ráo nước và rang khô.
Vị ngon béo ngậy của muồm muỗm và mùi thơm hương lúa sẽ khiến bạn ngất ngây nhớ mãi.
Măng Sặt
Măng có nhiều từ tháng 3 đến tháng 4 hàng năm, măng thân nhỏ, trắng, thân mềm và ngọt, có nhiều nhất ở thị xã Nghĩa Lộ- Văn Chấn. Măng sặt là đặc sản mang đậm chất núi rừng Yên Bái. Măng được chế biến thành rất nhiều món như: măng luộc, măng nướng, măng rán...hương vị rất quyến rũ. Nếu có dịp đến đây bạn có thể mua măng sặt về làm quà cho người thân và bạn bè nhé.
Bánh chuối Lục Yên
Là đặc sản của người Tày, bánh được tạo nên chủ yếu từ chuối và một chút bột gạo. Chuối được sấy khô xay thành bột, gạo cũng xay thành bột làm vỏ bánh. Nhân bánh làm từ đỗ, lạc đường được gói trong lá chuối rồi hấp tạo nên vị đặc trưng của bánh vì thế bánh rất hấp dẫn và dễ thưởng thức.
Thịt trâu gác bếp
Thịt trâu gác bếp có rất nhiều ở miền núi phía bắc. Tuy nhiên ở Yên Bái thịt trâu lại mang một hương vị rất độc đáo. Đây là đặc sản của người Thái đen, trâu được thả rông trên đồi nên thịt rất chắc và ngọt. Thịt chủ yếu làm từ bắp trâu, được tẩm ướp gia vị gia truyền sau đó treo trên bếp. Qua thời gian vài tháng thịt đã ngấm mùi khói rất quyến rũ, bên ngoài mầu nâu thẫm nhưng bên trong thịt vẫn đỏ tươi. Phổ biến nhất là món thịt trâu gác bếp xé nhỏ, chấm cùng chẩm chéo làm mồi nhậu, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của thịt, hòa quyện cùng mùi thơm từ khói củi núi đá và chút cay nồng, chút thơm lạ của mắc khén.
Cốm tan Tú Lệ
Một đặc sản nữa mà bạn không thể bỏ qua đó chính là cốm Tú Lệ vùng Văn Chấn. Tú Lệ không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn nổi tiếng với nếp tan, một trong món ăn được chế biến từ nếp tan là cốm. Để làm ra những hạt cốm còn giữ nguyên được hương vị đậm đà, thơm dịu đầy sức quyến rũ mang nét đặc trưng của vùng cao Yên Bái, khi làm cốm, bà con người dân tộc Thái nơi đây đã phải rất công phu. Cốm Tú Lệ đã trở thành một mặt hàng được nhiều thực khách xa gần ưa chuộng, trở thành món quà quê để mọi người gửi biếu bạn bè, người thân.
Rêu suối Mường Lò
Rêu được coi như là một món ăn thay rau. Quá trình hái rêu không phải dễ dàng, bà con dân tộc nơi đây đã phải đập rêu ngay tại suối để cho sạch hết đất bùn đất, cát sỏi. Phải đập làm sao để rêu không bị nát, vẫn giữ được màu xanh của lá và chất bổ béo của rêu. Ngon nhất là món rêu nướng, rêu được tẩm gia vị, gói trong lá dong rồi vùi trong bếp củi. Hương vị rất lạ lẫm, đây là món ăn khá hiếm, hầu như người dân nơi đây chỉ dùng để tiếp khách quý. Nếu có dịp, bạn nên thử một lần.
Ăn gì khi đến đất Sơn La? Nếu một lần lên Sơn La mà chưa thưởng thức những món như Pa pỉnh tộp, thịt gác bếp, canh mọ... có lẽ mảnh đất núi rừng này đang muốn níu chân bạn lần hai đấy. Cùng xem những món ngon Sơn La dưới đây để thưởng thức bằng hết nhé. Món ngon Sơn La - Pa pỉnh tộp Ăn gì khi đến...