Ăn gì khi đang cho con bú?
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Để chất lượng sữa mẹ luôn ổn định và duy trì trạng thái tốt nhất, vấn đề dinh dưỡng là điều vô cùng quan trọng.
Trong sữa mẹ có chứa chất kháng khuẩn và dưỡng chất giúp bé phát triển toàn diện, bảo vệ bé khỏi viêm nhiễm và bệnh tật. Khi nuôi con bằng sữa mẹ, các bà mẹ cần lưu ý đến các vấn đề sau:
Ăn nhiều hơn bình thường
Bạn cần phải ăn nhiều hơn mức bình thường (lượng calo tăng thêm mỗi ngày khoảng từ 400 – 500) để cung cấp đủ năng lượng cho cả mẹ và con. Một số loại thực phẩm giàu năng lượng mà bạn nên ăn thêm như bánh mì, bơ đậu phộng, chuối, táo, sữa chua ít béo…
Thực phẩm nên ăn
Bạn không cần phải thực hiện chế độ ăn uống quá đặc biệt khi cho con bú sữa mẹ. Thay vào đó, chỉ cần ăn những loại thực phẩm lành mạnh và lợi sữa như đu đủ xanh, rong biển, quả sung, chuối, rau đay, hạt bí ngô, rau lang, thì là, cải thìa, ngò tây, hạt mè… Nhớ rửa sạch thực phẩm trước khi sử dụng để hạn chế thấp nhất lượng thuốc trừ sâu có thể xâm nhập vào cơ thể, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sữa mẹ.
Việc bổ sung nhiều loại thực phẩm khác nhau khi cho con bú sẽ làm thay đổi mùi vị của sữa mẹ, giúp cho bé dễ dàng làm quen với mùi vị của các loại thức ăn về sau này.
Ngoài ra, để đảm bảo bà mẹ và em bé đều hấp thu đủ vitamin cần thiết, các chuyên gia y tế khuyến cáo bạn nên bổ sung vitamin trước khi sinh và đến khi cai sữa.
Video đang HOT
Uống nhiều nước
Để giữ cho cơ thể được thủy hợp tốt nhất, các bà mẹ phải uống nước thường xuyên. Đặc biệt, khi đi tiểu thấy nước tiểu có màu vàng đậm (dấu hiệu cơ thể thiếu nước) thì cần uống nước nhiều hơn nữa.
Tuy nhiên, bạn phải hạn chế các loại thức uống chứa nhiều đường vì chúng góp phần gây tăng cân, béo phì và nhiều tác động xấu khác đến sức khỏe tim mạch. Bên cạnh đó cũng không nên uống nhiều cà phê vì chúng có thể ảnh hưởng xấu chất lượng sữa mẹ, khiến cho giấc ngủ của bé không được ổn định.
Những điều nên làm
Nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt, protein và canxi vì chúng rất tốt cho sữa mẹ. Các loại thực phẩm giàu chất sắt gồm: đậu Hà Lan, đậu lăng, ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh đậm, thịt bò, sò, hàu, trai, sò, điệp, ốc, cải bó xôi, lòng đỏ trứng… Để giúp cơ thể hấp thu chất sắt được tốt hơn, nên ăn kết hợp với các loại thực phẩm giàu vitamin C như dâu tây, cam, quýt, ớt chuông hoặc cà chua.
Đối với protein, bạn nên ăn trứng gà, các sản phẩm từ sữa, đậu nành, đậu lăng, ngũ cốc dinh dưỡng, thịt gà… Nguồn cung cấp canxi bao gồm các sản phẩm từ sữa, sữa chua, rau lá màu xanh đậm, hải sản, nước ép trái cây, ngũ cốc, sữa đậu nành và đậu hũ.
Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm vitamin D và vitamin B-12 vì đây là dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển trí não của bé. Nếu bạn không hấp thu đủ vitamin D từ thực phẩm, bạn có thể tắm nắng cho bé vào mỗi buổi sáng sớm. Em bé cần vitamin D để hấp thụ canxi và phốt pho. Nếu thiếu vitamin D có thể gây ra bệnh còi xương, loãng xương và suy yếu xương ở trẻ nhỏ.
Những điều nên tránh
Rượu, bia và cà phê là những chất kích thích không có lợi cho sức khỏe của bà mẹ và trẻ em. Do đó, bạn nên tránh sử dụng những loại thức uống này khi đang trong thời kỳ cho con bú sữa mẹ.
Một số loại hải sản tuy là nguồn thực phẩm dồi dào protein và axit béo omega-3 nhưng lại chứa nhiều thủy ngân. Hấp thu chất thủy ngân thông qua nguồn sữa mẹ có thể gây nguy hiểm đến sự phát triển ổn định của hệ thần kinh của bé. Vì vậy, để hạn chế hấp thu thủy ngân, các bà mẹ nên ăn các loại hải sản chứa ít thủy ngân như tôm nước ngọt, cá hồi, cá mòi, cá da trơn…
Ngoài ra, nếu chế độ ăn uống của bạn gây nên các phản ứng bất thường cho bé như bé cáu kỉnh, khó chịu, dị ứng, phát ban hoặc tiêu chảy thì đây có thể là những dấu hiệu dị ứng thực phẩm, nên đưa bé đến bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.
Theo mayoclinic.org
Hiểm họa từ ăn dưa chuột sai cách
Dưa chuột la loai qua co tac dung bô sung nươc cho cơ thê. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều, chúng sẽ gây ra những tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ảnh minh họa
Dưa chuột bao gồm 90% là nước, ngoài ra, loại quả này chứa nhiều vitamin, khoáng chất tự nhiên canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, kẽm...Ngoài ra dưa chuột còn được sử dụng rộng rãi trong việc đắp mặt làm đẹp da cho chị em phụ nữ.
Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng loại quả này để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Dưới đây là những lưu ý khi ăn dưa chuột.
Trong dưa chuột có nhiều kali, lượng kali quá nhiều sẽ gây tăng kali trong máu - một điều kiện dẫn đến giảm chức năng thận. Đồng thời, nó có thể gây ra các bệnh đường ruột, đầy hơi và đau bụng.
Dưa chuột ăn cùng đậu phộng rất dễ gây tiêu chảy. Đây là món ăn lạnh, đỡ ngán, nhưng có thể khiến bạn bị đau bụng, tiêu chảy.
Những ai có bệnh đau dạ dày, lúc đói không nên ăn dưa chuột, cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn.
Không kết hợp dưa chuột với cần tây hay dưa chuột cùng ớt, bởi các enzyme trong loại quả này sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong những loại rau này. Tương tự, rau cải, mướp đắng, tiêu sọ xanh... không nên ăn cùng với dưa chuột.
Dưa chuột ăn cùng các loại nấm cCó tác dụng giải độc, giảm cân, loại bỏ chất béo, nhưng không nên tiêu thụ quá nhiều, nếu không sẽ có tác dụng ngược.
Một số người có thể bị dị ứng khi ăn nhiều dưa chuột. Phản ứng này thường xuất hiện ở khoang miệng, với các triệu chứng như ngứa và sưng.
Nếu bị dị ứng dưa chuột, bạn có thể khắc phục bằng cách nấu chín thay vì ăn sống. Trong dưa chuột còn có một hợp chất được gọi là cucurbitacin. Hợp chất này nếu được hấp thụ nhiều vào cơ thể có thể dẫn đến chứng khó tiêu và đầy bụng. Trong dưa chuột có thể có sự hiện diện của các độc tố như cucurbitacins và triterpenoids tetracyclic. Các nghiên cứu đã chứng minh đây là những yếu tố kích hoạt vị đắng trong một số loại rau củ.
Một nghiên cứu khác thậm chí còn nêu rõ tiêu thụ quá nhiều dưa chuột còn có khả năng đe dọa tính mạng của bạn. Hạt dưa chuột có chứa cucurbitin, một hoạt chất gây lợi tiểu. Ở mức độ vừa phải, bản chất gây tiểu nhẹ có thể rất tốt cho cơ thể, nhưng nếu tiêu thụ lượng dưa chuột quá lớn, cơ thể bạn nhiều khả năng sẽ phải "giải phóng" một lượng nước lớn, cản trợ sự cân bằng điện phân.
Theo B.T/Báo Lao Động
Những dấu hiệu bệnh tật nguy hiểm ít người để ý Có rất nhiều dấu hiệu tưởng chừng rất đơn giản nhưng đằng sau nó là những căn bệnh nguy hiểm mà mọi người ít khi để ý. Đang ngủ chảy nước miếng Khi bạn ngủ mà bị chảy nước miếng, bạn có thấy ngại không ? Thật ra, nó không hề đơn giản chỉ là một chút đáng yêu trong những câu chuyện...