Ăn gì khi bị mắc bệnh tiểu đường?
Đây là câu hỏi mà những người mắc bệnh tiểu đường thường đặt ra để có bữa ăn vừa đủ chất nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe.
Trong báo cáo mới phát hành, các chuyên gia Đại học Harvard cho biết, việc tiếp cận những món ăn đúng sẽ giúp người mắc bệnh tiểu đường không phải lo lắng với việc chuẩn bị các bữa ăn mỗi ngày.
Theo đó, người mắc bệnh tiểu đường nên hướng đến các món ăn giàu chất dinh dưỡng như rau, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, các loại đậu và các sản phẩm từ sữa.
Người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế lượng chất béo bão hòa, chủ yếu có trong các sản phẩm từ động vật. Ngay cả chất béo tốt như dầu ô liu cũng nên được ăn ở mức độ vừa phải.
Video đang HOT
Giảm lượng natri nạp vào xuống dưới 2.300 miligam mỗi ngày hoặc thấp hơn nếu bạn bị huyết áp cao. Thay thế đồ uống có đường (bao gồm cả đồ uống được làm ngọt bằng xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao hoặc sucrose) bằng nước.
Chỉ uống bia ở mức độ vừa phải nếu bạn tính toán được lượng calo trong chế độ ăn hàng ngày của mình.
Uống bia vừa phải được định nghĩa là một ly tiêu chuẩn mỗi ngày đối với phụ nữ và tối đa hai ly mỗi ngày đối với nam giới.
Tuy nhiên, bạn phải thận trọng. Bia có thể làm trầm trọng thêm phản ứng hạ đường huyết ở những người dùng insulin hoặc một số loại thuố.c điều trị tiểu đường khác.
Bác sĩ ơi, sao cứ đến mùa hồng giòn lại có người bị tắc ruột?
Trái hồng giòn chứa nhiều vitamin C, chất xơ tốt cho sức khỏe, không phải ai ăn loại trái cây này cũng đều bị tắc ruột.
Bác sĩ ơi sao cứ đến mùa hồng giòn (hồng ngâm) là lại có người bị tắc ruột đi bệnh viện vậy. Có phải cứ ăn hồng là sẽ nguy cơ cao tắc ruột không? (Mayhong... gmail@.com)
Trả lời
Các trường hợp sau khi ăn hồng giòn mà bị tắc ruột thường là những bệnh nhân răng yếu, nhai không kỹ hoặc có bệnh lý ruột - đại tràng, người đã từng có tiề.n sử phẫu thuật ở khu vực bụng và dạ dày, thậm chí là có người ăn hồng còn chát, ăn luôn cả vỏ.
Người bị viêm dạ dày mạn tính, người đã cắt một phần dạ dày thường đầy bụng, khó tiêu, viêm đại tràng, người già, tr.ẻ e.m... không nên ăn trái hồng do trong hồng có nhiều acid tanin, pectin... đây đều là chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng tới nhu động ruột.
Không phải ai ăn hồng giòn cũng bị tắc ruột. (Ảnh minh họa)
Những người thiếu má.u, người đang uống thuố.c có chứa sắt cũng không nên ăn trái hồng do tanin trong hồng kết hợp với sắt tạo kết tủa, cản trở hấp thu sắt trong thức ăn.
Những người bệnh tiểu đường cần thận trọng khi ăn hồng vì hồng trái hồng chứa 10,8% đường glucose, fructose, sucrose, rất dễ dàng hấp thu vào má.u sẽ gây tăng lượng đường trong má.u. Người đang ăn kiêng giảm cân cũng cần hạn chế món trái cây này do rất dễ tăng cân.
Nếu bạn không thuộc những trường hợp kể trên mà lại thích ăn hồng, cần lưu ý khi bụng đang đói cũng không nên ăn do dễ gây đầy bụng, khó tiêu. Nên ăn hồng khi bụng đã no, trái chín ngọt và nhớ gọt bỏ vỏ trước khi ăn.
Tác hại của mướp đắng: những điều cần lưu ý Mướp đắng, còn được gọi là khổ qua, từ lâu đã được biết đến như một loại thực phẩm và dược liệu quý giá trong y học cổ truyền. Với nhiều công dụng cho sức khỏe, mướp đắng thường được khuyên dùng để hỗ trợ điều trị tiểu đường, tăng cường hệ miễn dịch và thanh lọc cơ thể. Tuy nhiên, ít ai...