Ăn gì để thay thế thuốc an thần?
Không ít trường hợp có thể giảm thuốc an thần nếu hiểu cách linh động mượn một số món ăn xả stress cho hệ thần kinh.
Mất ngủ là chuyện quá thông thường trong cuộc sống hiện tại nhưng đó cũng là dấu hiệu đi kèm của đủ loại bệnh chứng, từ nguyên nhân đơn giản như bội nhiễm bước qua lý do dễ hiểu như ngộ độc rượu bia, phản ứng phụ của thuốc… cho đến bệnh lý phức tạp như tăng đường huyết, dao động huyết áp, trầm uất…
Lâu dần thành quen, nhiều người xem mất ngủ như một phần khó tránh của cuộc sống. Hơn nữa, giải pháp cũng không quá phức tạp khi không thiếu thuốc ngủ “chờ sẵn” trong dược phòng.
Thực ra, vấn đề không đơn giản vì mất ngủ một khi đã xuất hiện, nếu không được điều trị hiệu quả thì chỉ tăng chứ khó giảm. Người uống thuốc ngủ quá thường vì thế khó tránh càng lúc càng dùng thuốc thường xuyên hơn, nhiều hơn hoặc đổi thuốc mạnh hơn, nghĩa là không sớm thì muộn phải lệ thuộc vào thuốc với độc tính tăng dần.
Thông thường, mất ngủ không để lại dư chứng nếu xảy ra theo kiểu xuân thu nhị kỳ hoặc do có lý do chính đáng, chẳng hạn vì đau nhức. Đáng lo là tình trạng mất ngủ kinh niên, qua đó tình trạng chợp mắt không yên kéo dài hơn 3 tuần cho dù đã được điều trị thậm chí với thuốc an thần.
Video đang HOT
Đáng nói hơn nữa là không ít trường hợp có thể giảm thuốc nếu hiểu cách linh động mượn một số món ăn xả stress cho hệ thần kinh. Thí dụ:
- Nui, mì, bún (là tinh bột nhưng không làm tăng lượng đường một cách đột ngột), nhất là khi thực khách ăn khuya.
- Dùng mơ, chuối, chà là, sữa chua như món tráng miệng sau bữa cơm chiều vì là nguồn cung ứng tryptophan, chất đòn bẩy cho giấc ngủ.
- Ăn cá thu, cá saba, cá hồi, cá mòi để cung cấp sinh tố B6 cho cơ thể, chất xúc tác phản ứng biến đổi tryptophan thành serotonin, hoạt chất cần thiết cho chất lượng của giấc ngủ.
- Ăn các loại hạt hướng dương, bí rợ để nhờ chất béo 6-Omega gián tiếp ảnh hưởng trung khu điều khiển giấc ngủ bằng cách điều chỉnh dẫn truyền thần kinh.
- Ăn thịt gia cầm để cơ thể đừng thiếu sắt rồi kéo theo thiếu dưỡng khí trong tế bào não bộ.
Mặt khác, nên tránh các món khiến não phải làm việc ngoài giờ, như: bơ, các món chiên mỡ nổi, thịt xông khói, bánh kem, nhất là nếu bữa ăn chiều quá trễ, vì đây là những món cản trở tiến trình tổng hợp tryptophan; cà phê cũng như các loại nước uống có cafein và uống mà không ăn sau 20 giờ.
Dù mất ngủ vì lý do nào thì chế độ dinh dưỡng bao giờ cũng đóng vai trò quan trọng, để mất ngủ cho dù khó tránh nhưng đừng xảy ra quá thường xuyên đến độ phải dùng thuốc an thần.
Theo dân trí
Lạm dụng thuốc ngủ lâu dài sẽ tăng nguy cơ tử vong
Việc sử dụng thuốc ngủ lâu dài sẽ gây ra ba tác hại.
Kết quả nghiên cứu mới nhất của tiến sỹ Bili.Weier thuộc Đại học Laval, tỉnh Quebec, Canada cho thấy sử dụng lâu dài thuốc ngủ có thể làm gia tăng nguy cơ tử vong.
Tiến sỹ Weier đã tiến hành phân tích số liệu sức khỏe của hơn 10.000 đối tượng liên tục trong 12 năm. Kết quả cho thấy sau khi đã loại trừ khác nhân tố khác, những người sử dụng lâu dài thuốc ngủ có nguy cơ tử vong tăng 36% so với những người bình thường.
Việc sử dụng thuốc ngủ lâu dài sẽ gây ra ba tác hại. Thứ nhất, làm cho người bệnh sản sinh sự ỷ lại, thể hiện ở chỗ lúc đầu chỉ sử dụng liều lượng nhỏ là có thể phát huy tác dụng, tuy nhiên sau khi phát sinh tính nhờn thuốc lại cần phải sử dụng liều lượng cao hơn.
Thứ hai, sử dụng thuốc ngủ rất dễ gây ra hậu quả như sự trấn tĩnh quá mức. Thứ ba, khi thuốc vẫn còn hiệu quả, người sử dụng sẽ có cảm giác buồn ngủ, tinh thần khó tập trung, tốc độ phản ứng chậm chạp, giảm hiệu suất khả năng phán đoán.
Đối với những người làm công việc nguy hiểm, việc sử dụng thuốc ngủ rất dễ xảy ra sự cố ngoài ý muốn.
Ngoài ra, thuốc an thần có thể gây ức chế hô hấp, do đó những người bị bệnh tim mạch, bệnh đường hô hấp, hội chứng ngưng thở khi ngủ, trước khi sử dụng thuốc ngủ nhất định phải nói rõ cho bác sỹ về tình trạng cơ thể, tuân thủ sự chỉ dẫn của bác sỹ, không được tự tiện tăng liều lượng.
Theo Vietnamplus
Thuốc nào trị chứng mất ngủ? Con người tùy theo tuổi tác mà có giấc ngủ dài hay ngắn, nông hay sâu. Trẻ sơ sinh và người già (trên 90 tuổi) ngủ rất nhiều, tới 10-15 giờ mỗi ngày, người trưởng thành cần ngủ 7-8 giờ/ngày. Nếu không đạt được những giờ ngủ bình thường ấy kèm theo khó ngủ và giấc ngủ không ngon, không sâu sẽ làm...