Ăn gì để nâng cao đề kháng mùa dịch Covid-19?
Ngoài việc rửa tay và hạn chế tiếp xúc, việc chuẩn bị đồ ăn trong mùa dịch Covid-19 được chuyên gia khuyến cáo là cần thiết. Dưới đây là một số món ăn, nhóm thực phẩm được khuyên dùng đê tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Một số thực phẩm giàu dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho cơ thể phòng dịch (Ảnh: MMS)
Ăn chín – uống sôi
Các chuyên gia dinh dưỡng và chuyên gia Y tế khuyến cáo người dân nên tuân thủ thói quen ăn chín, uống sôi. Không uống nước lạnh mà nên uống nước nóng để giảm thiểu nguy cơ virus nCoVy xâm nhập.
Không ăn các đồ gỏi sống hoặc các món thịt chưa được nấu chín, thịt không rõ nguồn gốc. Các bữa ăn đảm bảo 3 khung giờ: Sáng – trưa – tối.
Bổ sung thêm hành, tỏi, sả, chanh, tía tô, kinh giới
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người dân cũng nên bổ sung thêm lượng gia vị cần thiết cho sức khỏe như: Hành, tỏi, sả, chanh, tía tô, kinh giới bởi những thực phẩm này có tính kháng khuẩn cao.
Các thực phẩm giàu vitamin (vitamin A, C, D) và khoáng chất (kẽm omega-3…) cũng rất quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch. Các thực phẩm này bao gồm cả nguồn gốc từ động và thực vật, bao gồm: Trứng, gan, khoai lang, súp lơ, đậu, đỗ; các loại trái cây như cam, bưởi, ổi và các loại thịt, thịt lợn, bò, nấm…
Video đang HOT
Các chuyên gia khuyến cáo nên uống nhiều nước ấm và uống từng ngụm nhỏ (Ảnh minh hoạ)
Trong mùa dịch, người dân cần chú ý uống nhiều nước, ưu tiên uống nước ấm chia thành nhiều ngụm nhỏ. Những thực phẩm cần tránh hoặc hạn chế sử dụng có thể kể đến như đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ hay đồ ngọt. Bởi những thực phẩm này tuy cung cấp nhiều năng lượng nhưng lại gây khó tiêu, chuyên gia Y tế khuyến cáo.
Không tụ tập nhậu nhẹt đông người, hàng quán ngoài đường
Thời điểm dịch bệnh đang có diễn biến phức tạp, người dân không nên tụ tập nơi đông người (Ảnh minh hoạ)
Hạn chế ăn hàng quán, tránh uống rượu bia, tiệc tùng hay tụ tập nơi đông người để hạn chế nguy cơ lây lan dịchCovid-19. Rửa tay sạch trước và sau khi ăn hoặc sau khi tiếp xúc với các bề mặt có nguy cơ virus trú ngụ như tay nắm cửa, mặt kính, chuông cửa, khu vực thang máy,…
Thư Kỳ
9 loại thảo mộc tốt nên sử dụng trong nấu ăn
Những loại thảo mộc cho thêm vào ngoài việc làm món ăn thêm phần hấp dẫn còn tốt cho sức khỏe.
Húng tây: Húng tây là loại rau thơm ngon và có nhiều đặc tính chữa bệnh. Nó giàu chất chống oxy hóa, đặc tính kháng khuẩn hơn nữa giàu vitamin K, canxi, sắt, magie, các vitamin ... có tác dụng điều trị đau bụng, tiêu chảy, viêm khớp, đau họng và nhiều bệnh khác.
Rau ngò (cần tây): Loại rau này thường được sử dụng để trang trí lên các đĩa thức ăn. Không những vậy, một loạt công thức nấu ăn còn sử dụng rau này như thành phần chính. Đây là thực phẩm cung cấp cho cơ thể rất nhiều lợi ích sức khỏe, giúp làm lành vết thương, giữ xương rắn chắc, ngăn ngừa thiếu máu, chữa rối loạn dạ dày...
Rau mùi: Nhiều người sẽ nhầm lẫn giữa rau mùi và mùi tây nhưng đây là hai loại thảo mộc khác nhau. Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm thuốc bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và hạ sốt. Hơn nữa, trong rau mùi có chứa tinh dầu có tác dụng gây hưng phấn tình dục, được dùng hỗ trợ điều trị trong các trường hợp suy yếu sinh lý.
Bạc hà: Bạc hà thường liên quan đến các loại bánh ngọt, nó có đặc tính làm mát và thêm hương vị mát cho các món ăn. Bên cạnh đó, rau bạc hà có tác dụng kích thích quá trình tiêu hóa và chữa chứng chán ăn ở nhiều người.
Hương thảo: Hương thảo có vị đắng nhẹ rất quyến rũ. Mùi của cây hương thảo có thể át mùi tanh của thịt cá, tạo thêm vị đặc biệt khi làm các món nướng như pizza, gà nướng, tôm nướng. Bên cạnh nấu nướng, cây hương thảo giúp đuổi muỗi hiệu quả, mùi của loại cây này cũng giúp con người tư duy và ghi nhớ tốt hơn.
Xạ hương: Tại các nước Ý, Pháp, Tây Ban Nha thì loại cỏ này được sử dụng như một loại gia vị trong chế biến món ăn bởi mùi thơm nhẹ, đặc trưng giúp món ăn thêm phần thơm ngon và độc đáo. Cỏ xạ hương không hề "kén chọn" nguyên liệu đi kèm từ những loại rau củ như nấm, khoai tây, cà rốt,... cho tới những nguyên liệu giàu protein như thịt, cá... tất cả đều có thể kết hợp. Tuy nhiên, cần nấu chín loại gia vị này với những nguyên liệu khác để thưởng thức hương vị trọn vẹn.
Thì là: Thì là là một loại rau gia vị không thể thiếu trong các món canh cá, chả cá. Nó còn có tác dụng chữa rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, trầm cảm...
Kinh giới: Kinh giới vừa là rau gia vị vừa là cây thuốc dùng làm thuốc chữa bệnh thì lấy cả cây trừ rễ. Rau kinh giới có vị cay, tính ấm, không độc, có thể làm tan phong nhiệt, tăng sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
Xô thơm: Xô thơm được sử dụng trong các món ăn như thịt lợn, đậu, khoai tây, phô mai và sốt bơ nâu. Loại thảo mộc này là nguồn cung cấp chất xơ, canxi, magiê, sắt, mangan và vitamin B, C, E và đồng./.
CTV Nguyễn Như/VOV.VN
Những cặp thực phẩm giàu dinh dưỡng, nếu "song kiếm hợp bích" sẽ đại bổ, trẻ cao "1m80" là chuyện nhỏ Những cặp thực phẩm giàu dinh dưỡng, nếu kết hợp cùng nhau đại bổ, giúp trẻ cao lớn khỏe mạnh, phát triển trí thông minh tối đa. 1. Trứng và phô mai: Phô mai là một thực phẩm giàu canxi, rất tốt để phát triển chiều cao cho trẻ. Tuy nhiên, để trẻ hấp thụ canxi một cách tối đa, cần có lượng...