ĂN ĐÚNG CÁCH ĐỂ KHỎE MẠNH: “Huấn luyện ăn uống” cho trẻ
Một nghiên cứu quy mô lớn của Viện Dinh dưỡng quốc gia công bố năm 2019 cho thấy Việt Nam có đến 41,9% học sinh tiểu học ở khu vực thành thị bị thừa cân, béo phì. Tỉ lệ này ở vùng nông thôn là 17,8%
Bác sĩ (BS) chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), cho rằng việc ăn uống thiếu lành mạnh như lạm dụng thức ăn nhanh, ăn quá mặn… có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe cho trẻ nhỏ.
Bệnh “người lớn” ở trẻ em
Theo BS Nguyễn Minh Tiến, nếu trẻ thường xuyên ăn quá mặn cũng có thể bị cao huyết áp, thường là cao huyết áp triệu chứng, có thể hết nếu chịu khó giảm cân, ăn uống lành mạnh, sinh hoạt điều độ, tránh căng thẳng nhưng bệnh cũng có nguy cơ chuyển thành mạn tính nếu để kéo dài lâu mà không chịu cải thiện.
Trẻ lạm dụng thức ăn nhanh rất dễ dẫn đến béo phì ảnh hưởng đến thành mạch, làm các mạch máu không còn dẻo dai, kéo theo rối loạn chuyển hóa mỡ, rối loạn quá trình chuyển hóa nước – điện giải của thận (vốn giúp ổn định huyết áp) gây cao huyết áp, ngoài ra còn có tiểu đường type 2. Tiểu đường type 2 ở trẻ nhỏ cũng có cơ hội khỏi bệnh nếu chịu thay đổi cách ăn, lối sống, ngược lại nếu kéo dài thì cũng thành mạn tính.
“Ăn mặn còn ảnh hưởng đến sự phát triển xương, cơ thể cần vitamin D hoạt hóa để có thể sử dụng được nguồn canxi nạp vào. Vitamin D chúng ta ăn vào hay tiếp nhận được qua ánh nắng, thuốc bổ chỉ là vitamin D dạng thô. Vitamin D thô đi vào máu, qua gan hoặc thận sẽ được gắn thêm gốc (-OH), từ đó mới thành vitamin D hoạt hóa. Ngoài ra, canxi còn được tái hấp thu ở ống thận trong quá trình chuyển hóa. Ăn mặn làm cho thận quá tải, gây hại cho cả 2 cơ chế nêu trên vì vậy khiến trẻ hấp thu canxi không tốt” – BS Nguyễn Minh Tiến phân tích.
Video đang HOT
Tập cho trẻ ăn uống lành mạnh từ nhỏ để có sức khỏe tốt. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: TẤN THẠNH
Học ăn trước cả học nói
Truyền thống bao đời nay của Việt Nam đã nêu rõ “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Đây là những điều căn bản trong cuộc sống mà mỗi người phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh một người có chế độ ăn uống lành mạnh hay không phụ thuộc nhiều vào những gì họ tiếp xúc trong tuổi thơ. Nghiên cứu của Đại học Oregon công bố trên Journal of Public Policy & Marketing cũng khẳng định trẻ nhỏ phát triển sở thích ăn uống dựa trên những gì cha mẹ đã cho ăn từ tấm bé. Nếu thường xuyên tiếp xúc với đồ ăn nhanh từ nhỏ, sau này lớn lên chắc chắn trẻ sẽ “nghiện” thức ăn này. Có thể nói, để con ăn uống lành mạnh, chính cha mẹ cũng phải học cách ăn uống lành mạnh, bởi thói quen ăn uống của bản thân sẽ tác động lớn đến thực đơn mà cha mẹ cho con ăn.
BS Nguyễn Minh Tiến cho biết từ lâu đã có khái niệm “huấn luyện ăn uống” ở trẻ nhỏ. Sự huấn luyện này cần bắt đầu từ khi bé… ăn dặm, đừng bao giờ nghĩ trẻ còn nhỏ không biết gì, mai mốt lớn sẽ tự biết cách ăn lành mạnh. Đứa trẻ được tập cho ăn rau từ nhỏ sẽ không từ chối rau khi lớn hơn, đứa trẻ ăn quá nhiều fast-food (còn gọi là thức ăn nhanh) và nước ngọt thì chắc chắn khi lớn sẽ khó thiếu được nước ngọt trong các bữa ăn, vì cảm thấy như thế mới ngon miệng.
“Vì vậy, ngay từ khi trẻ có thể ăn cháo, phụ huynh cần chịu khó xay vào chén cháo đa dạng các loại đạm (cá, thịt, hải sản, đậu…) và các loại rau, đừng quên một muỗng dầu (tốt nhất là dầu hướng dương) và bổ sung trái cây” – BS Tiến khuyên.
Những điều cha mẹ cần lưu ý
Một nghiên cứu của Đại học bang Kansas (Mỹ) đã đưa ra các lưu ý cho các bậc cha mẹ: không dùng thức ăn như phần thưởng cho trẻ; cha mẹ chủ động ăn rau và các thức ăn lành mạnh để con bắt chước; không ăn khi xem tivi, sử dụng máy tính, điện thoại; không bắt trẻ ăn kiêng khi thừa cân mà nên ăn vừa đủ nhưng lành mạnh hơn, kèm hoạt động thể chất; trồng rau tại nhà (nếu có điều kiện) vì trẻ thích ăn rau do mình thu hoạch…
Nhìn nụ cười Diệu Nhi-Trúc Nhi như xoa dịu đi căng thẳng vì đại dịch Covid-19
Sau gần 2 tuần hậu phẫu tách đôi, sức khỏe hai bé gái Diệu Nhi-Trúc Nhi tiến triển tốt, đều đã cai máy và vui giỡn cười đùa.
Ngày 30-7, theo BSCK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố, bé Diệu Nhi không sốt đúng 1 tuần, đã được thở oxy qua ống thở cannula thông thường rất dễ chịu và hợp tác tốt tập vật lý trị liệu.
Bé Diệu Nhi đã cười đùa
Tầng sinh môn của Diệu Nhi và các vết thương ở phần bụng, hông đã khá khô ráo, kết quả cấy vi sinh đều âm tính. Diệu Nhi không cần phải nuôi dinh dưỡng qua tĩnh mạch nữa mà được uống sữa thông thường đủ nhu cầu.
Các con trong vòng tay yêu thương của ba mẹ và đội ngũ y - bác sĩ
Đối với bé Trúc Nhi, các bác sĩ vừa rút ống nội khí quản sáng nay, hỗ trợ thở máy không xâm lấn. Vùng bụng của bé đã tạm ổn, tầng sinh môn thấm dịch ít hơn và vết thương ở khung chậu khá khô. Trúc Nhi cũng dung nạp tốt lượng sữa tập ăn, bé đã uống được từ 20-40ml sữa cho mỗi cữ. Cả hai đều lanh lợi, trong đó Trúc Nhi sau cai máy rất tỉnh và hoạt bát.
Nụ cười hồn nhiên, hạnh phúc của trẻ thơ từ trong phòng bệnh như dịu đi sự căng thẳng của cả xã hội bên ngoài đang từng giờ gồng mình chống lại đại dịch.
Được gặp lại hai con trong tình trạng tươi tỉnh sau chuỗi ngày lo âu, ba mẹ hai bé Trúc Nhi - Diệu Nhi là anh Hoàng Anh và chị Thúy như không niềm hạnh phúc nào diễn tả nổi. Nhìn những hình ảnh đầy ấm áp, đùa giỡn của hai con, những nụ cười hồn nhiên, hạnh phúc của trẻ thơ từ ngay trong phòng bệnh, nhiều người cảm giác như dịu đi sự căng thẳng của cả cộng đồng đang từng giờ căng mình chống lại đại dịch Covid-19.
Thực hư chuyện mồ hôi thấm ngược, gây viêm phổi? Bạn đọc Nguyễn Thị Lệ (lethy...@gmail.com) hỏi: "Con trai tôi 11 tháng tuổi, cháu hay nghịch ngợm, đổ mồ hôi ướt áo. Tôi nghe nói trẻ em có khả năng bị viêm phổi nếu áo dày quá hay chưa kịp thay, mồ hôi thấm ngược vào cơ thể, không biết có đúng không, làm sao để phòng ngừa?". Ảnh minh họa Bác sĩ...