Ăn đúng cách để khỏe mạnh: Coi chừng rước họa vì bữa ăn “công nghệ”
Đáp ứng nhu cầu nhanh, gọn, tiện cho thực khách, hiện nay đa phần các hàng quán hủ tiếu, phở, cơm… đều đựng thực phẩm trong túi ni lông, hộp xốp khi khách mua về
GS – TSKH Lê Huy Bá, Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP HCM, cho rằng việc đựng thực phẩm bằng bao bì nhựa giúp người dùng có những bữa ăn ngon, được cung cấp tận tay song cách dùng này sẽ rước bệnh vào người bởi thực phẩm nóng khi đựng trong túi ni lông, hộp nhựa kém chất lượng sẽ sinh ra độc chất.
Tràn ngập túi ni lông, hộp xốp
Cứ vào tầm 11-12 giờ mỗi ngày tại tầng trệt các tòa nhà văn phòng trên đường Nguyễn Đình Chiểu, Cách Mạng Tháng Tám, Điện Biên Phủ, Trần Quốc Thảo, Võ Văn Tần (thuộc quận 1 và 3, TP HCM)… rất đông bác tài xe ôm đến giao bữa trưa “công nghệ” cho khách hàng là nhân viên làm trong các tòa nhà. Những thức ăn nóng như cơm, hủ tiếu, phở, bánh canh… được đựng trong các hộp nhựa, túi ni lông dùng một lần.
Là thực khách thường xuyên với bữa trưa “công nghệ”, chị Thanh thừa nhận: Có nghe thông tin thức ăn nóng đựng trong các loại bao bì nhựa, ni lông gây hại sức khỏe nhưng các quán ăn đều không có sản phẩm thay thế, chưa kể việc tự mang cà mèn cũng không hữu dụng khi sử dụng các app (ứng dụng) gọi thức ăn nên đành “nhắm mắt” ăn đại.
Thực khách của những bữa ăn “công nghệ” không chỉ là dân văn phòng, mà còn rất đông khách hàng ở hộ gia đình bởi chỉ cần thông qua các app đặt thức ăn là giới xe ôm công nghệ sẽ mang món ăn đến tận nhà. Có thể nói mỗi ngày đã có một lượng lớn túi ni lông, hộp xốp được tiêu thụ để phục vụ nhu cầu ăn uống theo hướng tiện lợi cho thực khách và nhất là xu hướng dịch vụ ẩm thực theo app đang lên ngôi.
Để an toàn cho sức khỏe cần thay đổi thói quen, hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần đựng thức ăn. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: TẤN THẠNH
Video đang HOT
Liên quan nhiều bệnh
PGS-TS Lê Hùng Anh, Viện Khoa học – Công nghệ và Quản lý môi trường (Trường Đại học Công nghiệp TP HCM), cho biết các sản phẩm đồ nhựa sử dụng một lần như túi ni lông, hộp xốp có những chất nguy hại như kim loại nặng, chất hữu cơ, clo… Những chất này khi tiếp xúc với thực phẩm ở nhiệt độ cao hoặc dầu mỡ sẽ hòa tan vào thực phẩm, gây ảnh hưởng sức khỏe người dùng. Do đó, để an toàn cho sức khỏe thì không nên dùng túi ni lông, hộp xốp đựng thực phẩm nóng như phở, hủ tiếu, gà rán, bột chiên…
Một nghiên cứu công bố cuối năm 2019 từ Viện Đánh giá rủi ro của Đức đã cảnh báo việc nấu ăn bằng dụng cụ nhựa hay đựng thức ăn nóng trong vật chứa bằng nhựa có thể dẫn đến bệnh gan, bệnh tuyến giáp, vô sinh, ung thư và cholesterol cao (máu nhiễm mỡ). Chỉ cần độ nóng trên 70 độ C, nhiều chất độc hại trong nhựa gọi là “oligomers” đã xâm nhập vào thực phẩm. Nghiên cứu trên chuột cho thấy các chất này làm tăng trưởng khối u ở gan, tuyến tụy và tinh hoàn, giảm khả năng sinh sản.
Không chỉ gây nguy hại sức khỏe người dùng, túi ni lông, hộp xốp dùng một lần còn ảnh hưởng môi trường khi thải ra sông ngòi, kênh rạch hoặc không được xử lý đúng cách. Theo PGS-TS Lê Hùng Anh, khi thải ra môi trường, túi ni lông, hộp xốp, nhựa nói chung sẽ phân rã tạo ra hạt vi nhựa (kích thước nhỏ hơn 5 mm). Do có kích thước nhỏ nên hạt vi nhựa dễ xâm nhập vào mạch nước ngầm, thức ăn, nước uống và hạt vi nhựa này rất độc hại cho sức khỏe.
Nghiên cứu của Đại học bang Arizona (Mỹ), công bố tháng 8-2020, cho biết các nhà khoa học vừa phát hiện hạt vi nhựa đã xâm nhập mô tim và não, đồng thời nghi ngờ rằng là một trong các nguyên nhân thúc đẩy ung thư não.
Một nghiên cứu khác của Đại học bang Washington (Mỹ), công bố trên The Lancet Dzheim and Endocrinology năm 2019, cảnh báo nếu uống nước thường xuyên đựng trong chai PET thì có nguy cơ bị rối loạn hệ nội tiết và hàng loạt vấn đề sức khỏe khác như ung thư, vô sinh, tự kỷ, tăng động – kém tập trung, béo phì, đái tháo đường type 2, sinh non, dậy thì sớm, rối loạn tiêu hóa…
PGS-TS Lê Hùng Anh khuyến cáo để bảo vệ sức khỏe, người dân nên thay đổi thói quen, hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần để đựng thức ăn, thay thế bằng các sản phẩm an toàn, thân thiện môi trường như thủy tinh, sứ, bao bì giấy, bã mía…
Có một Hà Nội tháng 10 tuyệt đẹp
Không phải chỉ có những người sinh ra và lớn lên tại Hà Nội mới thấy Hà Nội những ngày này thật đẹp. Với những người quê xa, Hà Nội là quê hương thứ hai của họ.
Một con người ngoài 40 tuổi đời, khi ra Hà Nội học là lúc 18 tuổi, tính thời gian công tác đến thời điểm hiện tại đã có hơn 20 năm sinh sống ở Hà Nội. 20 năm, thời gian thay đổi, đủ để làm nên một ký ức đẹp với mảnh đất mà người ấy gắn bó.
Với Hà Nội, Thủ đô ngàn năm văn hiến, bất cứ ai yêu mến mảnh đất này cũng thấy Hà Nội vô cùng đẹp. Với dân số trên 10 triệu dân, Hà Nội đã mở rộng ra xa lắm rồi so với những năm 90 của thế kỷ trước. Nhưng cái tinh hoa, cái hồn cốt làm nên vẻ đẹp Hà Nội vẫn là khu vực Hà Nội 36 phố phường với Tháp Rùa ở trung tâm Hà Nội, những công trình kiến trúc làm đẹp Thủ đô: Bưu điện Bờ Hồ; Nhà hát Lớn, Tòa nhà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Lê Thái Tổ, tòa soạn Báo Hà Nội Mới, hay khách sạn Metropol của Pháp xây dựng từ năm 1901...
Tất cả những công trình xưa cũ, giữa cái nắng mùa thu nhiều gió, tạo nên cho con người cảm giác mênh mông, thư thái, khiến người Hà Nội ai nấy đều muốn xuống phố, ra đường để cảm nhận cái đẹp của Hà Nội, của đất trời.
Hà Nội đang trong những ngày tuyệt đẹp: đẹp ở thời tiết, đẹp ở lòng người, cùng với những sự kiện kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, nên Hà Nội càng hấp dẫn hơn trong mắt du khách.
Đó là một Hà Nội tháng 10 rợp cờ hoa. Kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, nhiều sự kiện đã được Hà Nội tổ chức. Ngày 10-10, lãnh đạo Hà Nội đã dâng hương kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội tại Điện Kính Thiên, Hoàng thành Thăng Long, tượng đài Vua Lý Thái Tổ, viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ; Lễ hội hoa đăng cầu quốc thái dân an ở chùa Trấn Quốc bên Hồ Tây, cũng như tổ chức nhiệt hoạt động văn hóa, triển lãm...
Phố Tràng Tiền được trang trí chào mừng 1010 năm Thăng Long - Hà Nội.
Còn Bờ Hồ sáng chủ nhật, một ngày sau ngày lễ, cờ hoa vẫn rực rỡ. Khu vực Bờ Hồ vốn đã đông đúc ngày cuối tuần, không khí mát mẻ khiến người ta không thể bỏ lỡ dịp thưởng ngoạn phố phường hiếm hoi ấy. Quanh Bờ Hồ, phố không xe nhưng đông kín người. Từng đoàn người nô nức đi như trảy hội, với áo in hình cờ đỏ sao vàng, hay những chiếc áo dài, khuôn mặt rạng rỡ đi dạo giữa đường phố Thủ đô như không khí mùa thu Cách mạng năm nào. Người lớn thì náo nức ngắm Thủ đô được trang trí, trẻ em vui những trò chơi, nam thanh nữ tú dập dìu với áo dài, máy ảnh và thả dáng bên bờ Hồ Gươm lộng gió.
Nhắc Hà Nội, không thể không kể đến cây cầu Long Biên lịch sử, giờ thành điểm check in yêu thích của giới trẻ Hà Thành. Đã từng sống ở Hà Nội từ những năm 90 của thế kỷ trước, có những ngày gò lưng đạp xe hơn 30 cây số về quê, ký ức về chiếc cầu Long Biên không thể phai mờ trong tâm trí. Có lẽ hơn 20 năm rồi tôi mới trở lại nơi này. Và cảm giác vẫn còn nguyên. Bây giờ không phải đi cầu Long Biên bằng chiếc xe đạp cũ kỹ đạp nặng đến nỗi phải gò lưng nữa, ký ức ấy đã lùi xa.
Cầu Long Biên cũ kỹ nhưng cũng đủ sức mang trên mình nó những hàng xe máy đông đúc qua cầu. Hôm nay, cầu Long Biên đón một lượng người đi lại đông đúc, không chỉ vì thuận tiện, vì khoảng cách đi lại, mà nhiều người lựa chọn qua đây còn vì vẻ đẹp rất cổ kính, rất riêng của nó.
Với tuổi đời trên cả trăm năm, mặt cầu Long Biên vẫn gồ ghề; và vì chỉ được thiết kế cho người đi xe đạp nên mặt cầu hẹp, chỉ hai chiếc xe máy tránh nhau cũng khó nên người qua cầu chỉ có thể đi chầm chậm. Gió sông man mát thổi vào mặt. Dưới chân cầu là những bãi ngô, chuối xanh ngắt do chất đất phù sa cực tốt của sông Hồng bồi đắp. Tất cả những điều đó đã hấp dẫn du khách. Người ta làm những bậc thang từ vệ cầu xuống bãi sông cho du khách, những ai thích lang thang xuống bến sông. Vì thế nên cầu Long Biên trở thành một điểm check in đẹp của giới trẻ. Rất nhiều tay máy và thiếu nữ đã lấy bối cảnh cây cầu để chụp những bức ảnh với áo cưới, áo dài...
Cầu Long Biên còn đẹp, cái đẹp của sự dân dã, khi xen kẽ vào giữa những chiếc xe máy qua cầu, những chị, những cô buôn bán hàng rong từ hướng Gia Lâm sang Hà Nội, trên xe chở những sọt rau, buồng chuối đi bán. Vào nội thành thật đấy, nhưng những chị, những mẹ vẫn đội nón, quấn khăn hay đi cả đôi ủng đến đầu gối đi bán hàng. Và với những thị dân phố cổ, sự xuất hiện của các chị bán hàng rong là một phần không thể thiếu của Hà Nội, mặc cho phố phường đã thay đổi quá nhiều với nhà hàng fast food hay siêu thị thực phẩm ê hề.
Với những ai thích tour du lịch Cầu Long Biên thì cũng có thể sang tận bên kia cầu. Điểm đến đầu cầu bên kia là khu phố cổ Ngọc Lâm, cũng sầm uất như bên 36 phố phường của bên này Hà Nội. Xuống chân dốc cầu Long Biên là hàng cây rợp bóng mát, mà từ bao nhiêu năm tôi vẫn nhận lại ở đây cảm giác như năm nào. Vẫn những hàng quán xưa cũ, vẫn những chị bán quần áo rong trên xe đẩy mà tôi đã dừng lại mua bao lần. Sinh viên nghèo, chỉ có thể mua quần áo xe đẩy hàng rong. Cứ tính toán làm sao số tiền mua áo với số năm mặc áo là hết khấu hao rồi.
Xuống phố cổ Ngọc Lâm, rẽ vào một quán phở gà. Có lẽ phở là món dễ tìm nhất ở Hà Nội, nhưng sang Ngọc Lâm, tôi lại tìm ăn phở. Quán phở ghi bên ngoài là phở gà phố cổ Hà Nội. Đã là phố cổ là món gì cũng ngon, nên ăn xem vị khác như thế nào. Quán nhỏ nhưng đông người ăn. Có một đặc điểm mà tôi nhận ra rất rõ, khác với những quán phở lớn người ta mở ra sau này của dân kinh doanh từ các tỉnh làm ăn ở Hà Nội, quán của các bà các mẹ chính gốc Hà Nội bao giờ cũng nhỏ hơn, nhưng lại ấm cúng, đông khách.
Và quả thật đúng như vậy. Bác chủ quán đã già, có lẽ đã ngoài 50, nhưng cách ăn mặc làm cho tôi nhận ra có sự khách biệt. Gần 60 tuổi nhưng vẫn mặc váy dài, móng tay vẫn sơn đỏ, mắt gắn mi giả và môi vẫn tô lớp son vừa đủ để người ta thấy không có gì là quá so với lứa tuổi của bác. Phong thái thì đúng chất người Hà Nội. Tôi không thể gọi tên, nhưng luôn có một cảm nhận như vậy.
Và có một điểm đặc trưng nữa mà ít người nhận ra, có lẽ chủ nhà tranh thủ nhà ở làm nơi bán hàng nên cạnh những bàn phở, khách cũng có thể ngắm những bức ảnh gần gũi, ấm áp của gia chủ được treo trang trí trên các bức tường...
Ngược trở lại Hà Nội ở, có lẽ hấp dẫn nhất với người yêu thích Hà Nội và cây cầu Long Biên là điểm đầu cầu bên kia - ga Long Biên. Được xây dựng từ năm 1902, ga Long Biên là một trong những công trình kiến trúc lâu năm và nằm ở vị trí giao thương nhộn nhịp. Đây là điểm xuất phát của những chuyến tàu đi Quán Triều, thành phố Thái Nguyên và Đông Đăng, Lạng Sơn... Ga Long Biên cũ kỹ, lại nằm ở trên dốc đi lên cầu, một vị trí cao có thể ngắm toàn cảnh Hà Nội, ga cũng gợi nhiều ký ức như chiếc cầu Long Biên lịch sử nên đây cũng là một trong những điểm check in của giới trẻ ưa khám phá Hà Nội.
Cũng như chiếc cầu Long Biên hay những chuyến tàu chở khách, nhà ga đã tiếp nhận bao nhiêu người, bao nhiêu chuyến hàng và mang bao nhiêu sự hy vọng đổi đời, nhà ga và chiếc cầu Long Biên vẫn còn đó, ngoài sứ mệnh chuyên chở những con người, cũng như Hà Nội, còn là nơi nuôi bao nhiêu ký ức, để người ta sống cuộc sống lãng mạn hơn, có ý nghĩa hơn từ những công trình của Hà Nội nghìn năm tuổi.
Quán phở kỳ lạ ở Hà Nội: Chỉ mở lúc 3 giờ sáng, khách xếp hàng như bao cấp Quán phở gánh nức tiếng ở Hàng Chiếu chỉ bán những bát phở đầu tiên vào lúc 3 rưỡi sáng, 2 giờ là thời gian mở cửa nhưng chỉ để khách... ngồi đợi. Với những người yêu Hà Nội, yêu ẩm thực Hà Nội, phở gánh hàng Chiếu không còn là cái tên xa lạ khi nhắc về một món ăn đặc trưng...