Ăn dứa ngày hè rất tốt nhưng nếu không chú ý điều này lợi mấy cũng hóa hại
Dứa là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng và các hợp chất thiết yếu khác, có nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên khi ăn nhiều dứa sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.
Thành phần dinh dưỡng của dứa
- Chứa chất đạm, chất bột đường, chất xơ
- Chứa vitamin C, B1, B2, C, PP.
- Chứa caroten, acid hữu cơ.
- Chứa các chất khoáng: sắt, canxi, phospho, magie, kali, kẽm,…
Đặc biệt, trong dứa có Bromelin – một loại enzym giúp thủy phân protein thành các acid amin đang được ứng dụng trong y học để chống viêm, giảm phù nề.
Những tác dụng bất ngờ của dứa
Dứa không chỉ là một loại quả giải nhiệt được nhiều người ưa chuộng mà nó còn được gọi là “liều thuốc tự nhiên” với vô vàn tác dụng có lợi cho sức khỏe.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Trong một nghiên cứu được thực hiện ở Philippines, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra tác động của dứa ở trẻ em trong độ tuổi đi học. Những trẻ được cung cấp nước dứa đóng hộp trong khẩu phần ăn hàng ngày ít bị lây nhiễm virus và vi khuẩn hơn những trẻ không uống nước dứa. Thời gian hồi phục của các trẻ này khi bị bệnh cũng được rút ngắn.
Hỗ trợ tiêu hóa
Bromelain là một enzym có trong quả dứa, được chứng minh là giúp phân hủy và tiêu hóa protein. Bromelain ở dạng viên nang cũng đã cho thấy hiệu quả làm giảm sưng, bầm tím, rút ngắn thời gian lành vết thương, và đau sau phẫu thuật. Lưu ý cách chế biến thông thường khi ép dứa lấy nước có thể làm giảm mất phần nào lượng bromelain chứa trong nước ép.
Video đang HOT
Hỗ trợ điều trị ung thư
Trong dứa còn có chất beta-carotene. Theo Khoa dinh dưỡng của Trường Y tế Công cộng Harvard (Mỹ), beta-carotene có thể đóng vai trò bảo vệ chống lại ung thư tuyến tiền liệt. Trong một nghiên cứu khác, những người ăn nhiều thực phẩm chứa beta-carotene hơn những người khác sẽ giảm nguy cơ bị ung thư ruột già. Tuy nhiên, vẫn cần tiến hành các nghiên cứu sâu hơn trên người về tác dụng của nước dứa với ung thư.
Bảo vệ da
Dứa có chứa vitamin C và beta-carotene. Những chất chống oxy hoá này có thể giúp chống lại các tổn thương da gây ra bởi ánh nắng mặt trời và ô nhiễm, giúp cải thiện kết cấu da tổng thể. Vitamin C cũng giúp tạo thành collagen, một chất tạo cho da sức mạnh và nâng đỡ cấu trúc của nó.
Tốt cho mắt
Vitamin C được tìm thấy trong dứa có thể giúp giữ cho mắt khỏe và tránh bị đục thủy tinh thể. Một nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu vitamin C có thể giảm hơn 30% nguy cơ đục thủy tinh thể.
Giúp giải nhiệt
Dứa còn dùng để giải nhiệt mùa hè nóng nực, khô khan, mệt mỏi, khát nước, ăn không ngon miệng, khó ngủ trằn trọc, tiểu ít, nước tiểu đỏ khai. Cách dùng là ăn trái, uống nước quả dứa ép, hoặc nấu canh, xào với các món.
Phản tác dụng khi ăn quá nhiều dứa
Ngoài câu hỏi ăn dứa có tác dụng gì thì ăn dứa nhiều có tốt không cũng được khá nhiều người quan tâm. Thực tế công dụng của trái dứa là không thể phủ nhận, tuy nhiên nếu quá lạm dụng có thể gây phản tác dụng:
Ăn nhiều dứa có thể gây đau hoặc sưng môi, rát lưỡi. Nguyên nhân do bromelain gây mềm thịt, tình trạng này có thể chấm dứt trong vài giờ, tuy nhiên nếu bạn tiếp tục ăn bạn sẽ bị nổi mề đay, phát ban, khó thở,…
Việc ăn nhiều dứa đồng nghĩa với việc bạn đã dung nạp lượng lớn vitamin C vào trong cơ thể, điều này có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, ợ nóng, đau đầu, mất ngủ. Ngoài ra, lượng bromelain trong dứa còn có thể gây nôn mửa, phát ban và kinh nguyệt không đều.
Chất bromelain cũng gây tương tác với các loại thuốc khác, nếu bạn đang sử dụng thuốc chống co giật, chống đông máu, chống mất ngủ, chống trầm cảm thì không nên ăn dứa. Việc ăn dứa khi sử dụng thuốc kháng sinh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.
Dứa là loại trái cây có lượng đường và carbohydrate rất cao, vì vậy, khi ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng đột ngột lượng đường trong máu của cơ thể.
Sau khi ăn dứa, bromelain có thể kích thích cơ thể sản sinh ra các histamine, gây các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nổi mề đay, ngứa ngáy khó chịu, thậm chí gây khó thở. Bởi vậy, những bệnh nhân có tiền sử cơ địạ dị ứng như mề đay, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm da cơ địa… nên hạn chế ăn dứa để không làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng liều lượng lớn các enzyme bromelain trong cơ thể phụ nữ mang thai, kích thích co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai.
Vì sao dâu tây giúp giảm đau khớp một cách thần kỳ?
Dâu tây tươi, hữu cơ, đỏ mọng quyến rũ, thơm ngon, là món đặc biệt dành cho mùa nắng nóng.
Dâu tây là thuốc giảm đau, giảm viêm khớp tuyệt vời - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đây không chỉ là món ăn nhẹ ngon miệng mà còn là những nguyên liệu tốt cho sức khỏe.
Chứa đầy chất dinh dưỡng và nhiều lợi ích sức khỏe, những loại trái cây đa năng này cũng có thể được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên tại nhà để giảm đau, theo Food News.
Dâu tây là thuốc giảm đau, giảm viêm khớp tuyệt vời
Các nhà nghiên cứu từ Oklahoma và Nevada (Mỹ), đã nghiên cứu tại sao dâu tây đông lạnh có thể giúp giảm đau cho những người béo phì - bị viêm xương khớp gối - do lớp sụn bảo vệ các đầu xương bị mòn đi.
Cơn đau do viêm xương khớp, có thể rất nghiêm trọng, đến mức có thể dẫn đến bại liệt. Điều này, cùng với các yếu tố khác, có thể kích hoạt rối loạn giấc ngủ và trầm cảm ở những người bị viêm xương khớp.
Nhưng các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng uống một loại đồ uống làm từ dâu tây đông lạnh trong 12 tuần đã giúp ích rất nhiều cho những người tham gia nghiên cứu. Những người bị viêm xương khớp đều nhận thấy rằng uống dâu tây làm giảm đau đáng kể, theo Food News.
Các nhà nghiên cứu cũng kiểm tra mẫu máu của người tham gia và thấy rằng dâu tây có thể làm giảm viêm. Trong viêm xương khớp, viêm một phần là nguyên nhân cho sự phá hủy sụn. Viêm càng trở nên trầm trọng hơn do béo phì, vì sự tích tụ của các tế bào mỡ thúc đẩy quá trình viêm. Bên cạnh đó, trọng lượng dư thừa gây thêm căng thẳng cho khớp bị viêm.
Những tác dụng đáng chú ý của dâu tây đối với đau xương khớp đã thuyết phục các nhà nghiên cứu rằng loại trái cây này có thể được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên, không chỉ điều trị viêm xương khớp, mà còn trị các bệnh gây viêm và đau khác.
Lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc của dâu tây
Dâu tây là loại trái cây bổ dưỡng, ít calo và ít cholesterol, bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống lành mạnh.
1 tách dâu tây hữu cơ thái lát chứa 53 calo, 3,3 g chất xơ - chiếm 13% nhu cầu hằng ngày, 97,6 mg vitamin C - chiếm 162,6% nhu cầu hằng ngày và nhiều vitamin A, K, canxi, sắt, magiê, kali.
Bên cạnh việc là một nguồn vitamin C tuyệt vời, dâu tây cũng rất giàu polyphenol như anthocyanin, có đặc tính chống ô xy hóa mạnh mẽ, chống viêm, chống ung thư và kháng khuẩn.
Sau đây là những lợi ích sức khỏe tuyệt vời mà bạn có thể nhận được từ việc ăn dâu tây, theo Food News.
Tăng cường miễn dịch
Phòng chống đục thủy tinh thể
Ngăn ngừa ung thư
Cải thiện độ đàn hồi và khả năng phục hồi của da
Hạ cholesterol máu
Giảm viêm
Hạ huyết áp
Cải thiện tiêu hóa
Kiểm soát cân nặng khỏe mạnh
Cải thiện sức khỏe trước khi sinh
Vì những lợi ích này, dâu tây đã được "dán nhãn" vừa là thực phẩm toàn phần lành mạnh, vừa là thực phẩm chức năng, vừa là siêu thực phẩm, theo Food News.
Mẹ bầu làm chuyện ấy, em bé trong bụng cảm thấy thế nào? Đây là câu trả lời! Nhiều mẹ bầu kiêng hoàn toàn chuyện "yêu" trong cả thai kỳ vì lo sợ và cả "xấu hổ" với em bé trong bụng. Khi mang thai, mẹ có thể đổ lỗi cho việc thay đổi hormone trong cơ thể, ốm nghén, đau lưng, phù chân... mà không quan tâm đến chuyện chăn gối vợ chồng. Thậm chí nhiều cặp đôi còn có...