Ấn Độ yêu cầu xét nghiệm an toàn thực phẩm nhiều sản phẩm mỳ
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Cục Tiêu chuẩn và an toàn thực phẩm Ấn Độ (FSSAI) ngày 8/6 đã ra lệnh xét nghiệm tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của các sản phẩm mỳ sợi ăn liền và mỳ ống, trong đó có sản phẩm mang nhãn “ Top Ramen,” “Foodles” và “ Wai Wai” do 7 công ty sản xuất, đồng thời yêu cầu xét nghiệm 4 nhãn sản phẩm Pazzta hiệu “Maggi” của Nestle.
Sản phẩm mang nhãn Top Ramen cũng bị kiểm tra. (Nguồn: egullet.org) Báo cáo của Tổng Giám đốc FSSAI Y.S. Malik gửi các Ủy ban An toàn thực phẩm tại tất cả các bang của Ấn Độ cho biết nhiều xét nghiệm sản phẩm mỳ ăn liền Maggi và một số sản phẩm tương tự đều có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Theo yêu cầu của FSSAI, những công ty có sản phẩm trong danh sách phải xét nghiệm sản phẩm là Nestle India, ITC, Indo Nissin Food Ltd, GSK Consumer Helathcare, CG Foods India, Ruchi International and AA Nutrition Ltd.
Những sản phẩm trong diện phải xét nghiệm có mỳ ăn liền “Wai Wai,” đồ ăn vặt có chứa thịt gà nhãn “Bhujiya” của hãng CG Foods, mì ăn liền “Koka” của Ruchi International, “Foodles” của GSK Consumer Helathcare, 9 sản phẩm mỳ ăn liền hiệu “Maggi” của Nestle, “Top Ramen Aata Masala” của Indo Nissin, 3 sản phẩm mỳ ăn liền của ITC, mì chay và mỳ gà “Yummy” của AA Nutrition.
Tổng Giám đốc CG Foods, ông G.P Sah cho biết các loại thực phẩm của CG Foods đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn của FSSAI. Tuy nhiên, công ty sẵn sàng chấp nhận bất cứ yêu cầu xét nghiệm nào và sẽ hợp tác với các cơ quan chức năng nếu được yêu cầu. Trong khi đó, các công ty khác trong diện bị đề nghị xét nghiệm an toàn thực phẩm chưa đưa ra bình luận nào.
Video đang HOT
FSSAI ra lệnh tiến hành xét nghiệm rộng rãi nhiều sản phẩm ăn liền sau khi các sản phẩm mỳ ăn liền hiệu “Maggi” của Nestle Ấn Độ bị phát hiện có hàm lượng chì cao hơn mức cho phép, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Ngày 5/6, FSSAI cũng đã ra lệnh cho Nestle Ấn Độ thu hồi toàn bộ mỳ ăn liền loại mỳ này trên thị trường Ấn Độ, đồng thời dừng hoạt động sản xuất cũng như xuất khẩu.
TheoVietnam
Trong khủng hoảng, Nestle rút thương hiệu mỳ bán chạy nhất Ấn Độ
Đại diện công ty Nestle Ấn Độ vừa cho hay, tạm thời họ sẽ rút tất cả sản phẩm mỳ ăn liền mang thương hiệu Maggi bán chạy nhất của hãng khỏi thị trường quốc gia Nam Á này.
Ấn Độ là thị trường lớn nhất của thương hiệu mỳ tôm Nestle Maggi
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh dư luận rất lo ngại về vấn đề an toàn thực phẩm, khi một số bang ở Ấn Độ vừa kiểm tra sản phẩm mỳ Maggi và phát hiện hàm lượng chì cao hơn mức cho phép.
Ngoài ra, loại mỳ ăn khách của Nestle cũng bị kiểm nghiệm chất muối Monosodium Glutamate hóa học (thường được dùng để làm tăng mùi vị) - chất thường được biết tới với tên viết tắt MSG.
Đại diện của hãng Nestle đưa ra tuyên bố vào ngày hôm nay (5/6) rằng, mỳ ăn liền Maggi hoàn toàn an toàn. Nhưng "những diễn biến gần đây và tâm trạng lo ngại vô căn cứ về sản phẩm đã dẫn tới tình trạng nhầm lẫn cho người tiêu dùng".
Phía Nestle nói rằng sự nhầm lẫn đã tăng lên tới mức "buộc chúng tôi phải quyết định định rút mỳ Maggi ra khỏi các kệ hàng, dù sản phẩm này là an toàn". Công ty thực phẩm khổng lồ cũng hứa sẽ đưa loại mỳ bán chạy của họ trở lại thị trường ngay khi vấn đề hiện nay được giải quyết.
Trước đó, mỳ Maggi đã bị cấm bán trong 15 ngày tại thủ đô Delhi của Ấn Độ, cũng như một số bang, trong đó có bang Gujarat. Tuy nhiên, những bang khác thì không cấm vì cho rằng loại mỳ ăn liền này an toàn.
Lệnh cấm mỳ Maggi trước đó ở Delhi đã được giới truyền thống Ấn Độ đưa tin tràn ngập, đồng thời người dùng ở các nền tảng mạng xã hội cũng tích cực truyền thông tin cho nhau.
Ở mạng xã hội như Twitter, người dùng đã có những chia sẻ đầy hài hước hoặc lo ngại một cách nghiêm túc về sức khỏe cộng đồng liên quan tới lệnh cấm nói trên.
Trong vài ngày qua, những từ khóa như #Maggi, #Maggiban, #Maggiinasoup, #MaggiKeSideEffects đã trở thành xu hướng nổi bật tại Ấn Độ.
Hiện thương hiệu mỳ ăn liền Maggi đang chiếm tới 80% thị trường mỳ ăn liền của Ấn Độ và được gắn nhãn hiệu là mặt hàng chủ lực thứ 3, chỉ sau gạo và đậu lăng.
Mỳ ăn liền bắt đầu "cập bến" Ấn Độ hồi năm 1983 và dễ dàng được tìm thấy trong các cửa hàng tạp hóa trên khắp đất nước này.
Trong khi đó, hãng Nestle xâm nhập thị trường Ấn Độ từ năm 1912, khi hãng này ra mắt tại đây dưới cái tên The Nestle Anglo-Swiss Condensed Milk Company (Export) (Công ty sữa đặc Anglo-Swiss Nestle (Xuất khẩu)).
Theo_An ninh thủ đô
Thực phẩm giả... tràn ngập tại Nga Báo Độc lập (Nga) tuần qua đăng tin sau lệnh cấm vận và sự mất giá của đồng ruble, thị trường Nga tràn ngập thực phẩm giả. Trong khi đó, lượng dầu cọ nhập khẩu, được sử dụng để làm giả sữa, phomai và tvoroc (một sản phẩm làm từ sữa giàu hàm lượng can-xi) tăng hơn 33%. Người tiêu dùng khó phân...