Ấn Độ xem xét lại hợp đồng mua S-400 trước sức ép từ Mỹ?
Tại Ấn Độ đang xuất hiện tâm lý lo ngại viễn cảnh Mỹ đình chỉ bán vũ khí tối tân và áp đặt lệnh trừng phạt vì New Delhi đã mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Ấn Độ rất quan tâm về việc áp dụng các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với họ trong trường hợp nước này vẫn quyết định mua hệ thống phòng không Triumf S-400 của Nga. New Delhi lo ngại không phải chỉ là một đòn kinh tế đơn thuần từ Washington khi họ còn đứng trước nguy cơ mất các hợp đồng đã ký kết để mua và sản xuất thiết bị quân sự của Mỹ.
Theo thông tin được cung cấp bởi các chuyên gia tại Trung tâm phân tích của Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ, các lô hàng trực thăng Sikorsky SH-60 Seahawk, máy bay không người lái Sea Guard và tiêm kích F-16 Fighting Falcon cũng như F/A-18 Hornet có thể gặp nguy hiểm.
Đối với Ấn Độ, những hợp đồng này rất quan trọng trong chiến lược nâng cấp sức mạnh tác chiến cũng như đa dạng hóa nguồn cung vũ khí, vì vậy đòn trừng phạt của Mỹ chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng nặng nề tới New Delhi.
Ấn Độ có nguy cơ không mua được vũ khí tối tân của Mỹ vì nhập khẩu S-400 của Nga. Ảnh: Defence Blog.
Cần làm rõ rằng các phương tiện truyền thông Ấn Độ đã nhiều lần bày tỏ đề xuất việc cung cấp S-400 của Nga phải bị trì hoãn, hoặc họ nên hoàn toàn từ chối ký kết hợp đồng, vì hành động của Hoa Kỳ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho Ấn Độ trong quá trình tái vũ trang của quân đội nước này.
Video đang HOT
Tuy nhiên New Delhi vẫn tiếp tục tuân thủ các thỏa thuận được ký kết với Nga, điều này cho thấy thực tế là quốc gia Nam Á này vẫn cần các hệ thống phòng không của Nga, họ hy vọng rằng các hợp đồng vũ khí từ Mỹ với giá trị lớn hơn sẽ được giới tài phiệt ủng hộ để gây sức ép lên chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Ấn Độ từng là một trong ba quốc gia được Mỹ cân nhắc miễn áp dụng Đạo luật CAATSA nếu họ đồng ý mua sắm từ Mỹ một khối lượng vũ khí lớn hơn giá trị mua từ Nga.
Phong Vũ (Tổng hợp)
Theo doanhnghiepvn.vn
Mỹ có xuống tay trừng phạt Ấn Độ như tuyên bố?
Mỹ lại dùng quân bài áp Đạo luật CAATSA với Ấn Độ nếu không từ bỏ thương vụ S-400 với Nga. Vậy Mỹ có dám trừng phạt nếu Ấn vẫn quyết mua?
Theo RT, Mỹ và tiếp tục đe dọa dùng Đạo luật "Chống lại những đối thủ của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt" (CAATSA) nếu Ấn Độ vẫn quyết định theo đuổi thương vụ hệ thống phòng thủ S-400 với Nga.
"Chúng tôi đang thúc giục các đồng minh và các đối tác của Mỹ bao gồm cả Ấn Độ từ bỏ các giao dịch quân sự với Nga, bởi nếu không họ sẽ phải đối mặt với Đạo luật CAATSA", một quan chức giấu tên thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố.
Hệ thống S-400.
Điều đặc biệt là trong khi Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và cả Bộ Ngoại giao Mỹ đều đe dọa dùng Đạo luật CAATSA với Ấn Độ vì S-400 thì cựu Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis lại có tuyên bố khá mềm mỏng với vấn đề này.
"Nhiều quốc gia trên thế giới đang tìm cách đa dạng hóa kho vũ khí để cải thiện năng lực quốc phòng, nhưng họ vẫn phải dựa vào Nga để nâng cấp những hệ thống khí tài sẵn có. Chúng ta chỉ cần nhìn vào Ấn Độ và một số nước khác (muốn mua S-400) để thấy rằng, Mỹ đang tự trừng phạt chính mình", ông Jim Mattis tuyên bố.
Cùng với thông điệp khá bất ngờ, vị cựu Bộ trưởng này còn cho biết, nhiều quan chức quốc phòng Mỹ đang tìm cách căng thẳng với các nước đồng minh khi kêu gọi quốc hội Mỹ áp dụng "điều khoản miễn trừ phục vụ an ninh quốc gia" vào Đạo luật CAATSA.
Điều đó có thể cũng đồng nghĩa với việc sẽ cho phép các đồng minh của Mỹ được phép mua vũ khí từ Nga mà không phải chịu lệnh trừng phạt dù đó là vũ khí tấn công hay phòng thủ.
Việc vị cựu Bộ trưởng Mỹ có những "phản ứng lạ" khi Ấn Độ mua S-400 không khiến giới chuyên gia quá bất ngờ bởi Mỹ luôn nhận thức rõ rằng nước này khó có thể trừng phạt Ấn Độ vì thỏa thuận mua bán S-400 do Mỹ luôn xem Ấn Độ là một đối tác quan trọng và đáng tin cậy mà nước này không muốn đánh mất.
Điều đó được thể hiện qua việc ông James Mattis muốn Thượng viện miễn trừ Ấn Độ khỏi Đạo luật CAATSA. Còn Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) Mỹ, Đô đốc Harry Harris cho biết, Ấn Độ đang tạo ra một cơ hội chiến lược cho các nhà thầu quốc phòng Mỹ.
Các thỏa thuận quốc phòng giữa Mỹ và Ấn Độ đã tăng từ mức gần bằng 0 tới 15 tỷ USD kể từ năm 2008 đến nay và nhà sản xuất vũ khí Tata Advanced Systems của Ấn Độ được xem là một đối tác chủ chốt của Mỹ. Tên lửa Harpoon, các loại máy bay trực thăng Apache và Chinook của Mỹ đều được sản xuất một phần tại Ấn Độ. Trong khi đó, các tập đoàn Lockheed Martin và Boeing của Mỹ đều không muốn đánh mất Ấn Độ chỉ vì Nga.
Lý do nữa khiến Mỹ khó có thể quay lưng với Ấn Độ là dầu mỏ. Ấn Độ đến nay vẫn là thị trường tiêu thụ dầu mỏ đầy tiềm năng của Mỹ. Hồi tháng 8/2018, lượng xuất khẩu dầu mỏ của Mỹ sang Ấn Độ đã tăng hơn 20%. Mỹ hiện giờ là một trong những nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới, và là đối thủ chính của Nga-quốc gia không thuộc OPEC.
Trong lĩnh vực xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt, Mỹ có thể đánh bại Nga trên thị trường Châu Âu, nhưng với Ấn Độ đó là một câu chuyện khác. Bởi Ấn Độ là một thị trường đang phát triển và luôn có chỗ cho sự tăng trưởng.
Giới quan sát cho rằng, trong bối cảnh quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ và Nga ngày càng trở nên gắn bó thì việc Mỹ phát động cuộc chiến về chính trị và thương mại với Nga trên đất Ấn Độ sẽ là sai lầm. Chính vì vậy, việc Mỹ áp Đạo luật CAATSA với Ấn Độ sau thương vụ hệ thống tên lửa S-400 với Nga gần như không thể xảy ra mà nó chỉ dừng lại ở những tuyên bố.
Tuấn Vũ
Theo Datviet
Được bố tặng BMW đời 3, quý tử Ấn Độ tức giận lao thẳng xe xuống kênh Chỉ vì được ông bố tặng cho chiếc xe không ưng ý trong dịp sinh nhật của mình, mà một "quý tử" tại Ấn Độ đã quyết định một lần "chơi lớn để gia đình phải trợn mắt." Chiếc BMW bị một "quý tử" Ấn Độ vứt bỏ không thương tiếc chỉ vì nó không phải mẫu xe cậu thích (Ảnh: The Indian...