Ấn Độ xây dựng sân bay tiền duyên khống chế tuyến biên giới Trung – Ấn
Tiếp theo hàng loạt hành động củng cố thế trận phòng thủ biên giới Trung – Ấn, hiện nay Ấn Độ còn dự định xây dựng 1 sân bay quân sự ở một khu vực sát biên giới giữa 2 nước. Nếu xây dựng xong sân bay này, họ sẽ khống chế một dải biên giới rất rộng
Một quan chức Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, vừa qua, một tổ kỹ thuật cao cấp của không quân Ấn Độ đã đến khu vực Dawang để kiểm tra địa điểm xây dựng sân bay quân sự tiền duyên. Tháp tùng đoàn cán bộ này có Lữ trưởng Lữ đoàn bộ binh sơn cước 190 của lục quân Ấn Độ và một số cán bộ khác.
Trưởng nhóm kỹ thuật cao cấp này đã bày tỏ thái độ hết sức hài lòng về địa điểm xây dựng sân bay, họ sẽ nhanh chóng soạn thảo một bản báo cáo sơ bộ gửi các cơ quan chức năng của Bộ tư lệnh không quân Ấn Độ. Sau khi được phê duyệt, công tác xây dựng sân bay sẽ được nhanh chóng triển khai.
Căn cứ huấn luyện tiêm kích hạm MiG-29K trên mặt đất của không quân Ấn Độ
Video đang HOT
Dawang hiện thuộc quyền quản lý của Ấn Độ, là một khu vực hành chính trực thuộc bang Arunachal Pradesh, hiện đang xảy ra tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Phía Trung Quốc thì tuyên bố khu vực này thuộc về huyện Thác Na (tiếng Tạng là Cona Zong), thuộc khu vực phía nam của Tây Tạng.
Song song với hành động tăng cường sức mạnh không quân lên biên giới, vừa qua, Chính phủ Ấn Độ đã phê duyệt kế hoạch tăng cường quân đội ở biên giới Trung – Ấn, đặc biệt là xây dựng lực lượng bộ binh sơn cước đông tới 4 vạn người của lục quân nước này, với nguồn kinh phí không nhỏ là 12 tỷ USD (có thể còn hơn nữa).
Ấn Độ sẽ mua sắm một số lượng lớn xe tăng hạng nhẹ, xe chuyên dụng tác chiến cho bộ binh, hỏa pháo hạng nhẹ và một số trang bị tiên tiến khác. Ngoài ra họ còn phải mua sắm một số trang bị cá nhân và trang bị loại nhỏ khác như: thiết bị hồng ngoại xách tay, máy bay không người lái, radar, tên lửa vác vai, pháo phòng không…
Căn cứ không quân Bareilly của Ấn Độ. Ảnh: bharat-rakshak
Thượng tướng Bikram Singh, Tham mưu trưởng lực lượng lục quân Ấn Độ cho biết, quân chủng đang đẩy nhanh tốc độ xây dựng lực lượng bộ binh sơn cước mới. Với lực lượng vào khoảng hơn 4 vạn quân, mô hình tác chiến hiện đại và các trang, thiết bị tiên tiến, lực lượng này sẽ giúp lục quân Ấn Độ lần đầu tiên chiếm ưu thế trong tác chiến mặt đất trước lục quân Trung Quốc.
Theo ANTD
Quân đội Mỹ, New Zealand và Australia tiến hành diễn tập chung
Quân đội Mỹ, New Zealand và Australia đã bắt đầu cuộc diễn tập quân sự chung tại khu huấn luyện Waiouru ở miền trung New Zealand, theo công bố của lực lượng quốc phòng New Zealand (NZDF) vào hôm thứ Ba (7-5).
Theo đó, các lực lượng của lục quân và không quân New Zealand tiến hành cuộc diễn tập mang tên Alam Halfa với lục quân, thủy quân lục chiến Mỹ và lục quân Australian từ ngày 3 đến ngày 28-5.
Hình ảnh của cuộc diễn tập Alam Halfa năm 2012
Cuộc diễn tập này nhằm tăng cường cơ hội huấn luyện giữa NZDF với các đối tác quốc phòng của họ là Mỹ và Australia. Đồng thời kiểm tra khả năng chiến đấu của binh lính trong các điều kiện khác nhau thông qua các kịch bản xung đột.
Cuộc diễn tập này bao gồm các bài tập bắn đạn thật tại Waiouru của lực lượng bộ binh và thiết giáp hạng nhẹ và được tiếp nối với bài tập tấn công tại khu vực Wairarapa-Tararua. Cuộc diễn tập Alam Halfa được thiết kế để luyện tập với ý tưởng thực thi nhiệm vụ của các nhóm vũ trang hỗn hợp trong cả môi trường chống bạo loạn và truyền thống.
Được biết, diễn tập Alam Halfa là cuộc diễn tập đầu tiên trong hai cuộc diễn tập thực binh chính trong năm nay của lục quân New Zealand. Dự kiến, cuối năm 2013, New Zealand sẽ tiến hành cuộc diễn tập mang tên Southern Katipo với sự tham gia của nhiều lực lượng quốc tế hơn.
Theo ANTD
6 điểm yếu làm lục quân Hàn Quốc thua Triều Tiên So sánh với tiềm lực quân sự to lớn của Triều Tiên, bộ đội chiến thuật nòng cốt của lục quân Hàn Quốc là lực lượng bộ binh tiền tuyến đã chuẩn bị đối phó như thế nào và thực lực của lực lượng này ra sao? Trong một bài viết ngày 24/12, tạp chí "Kinh tế châu Á" cho biết, các chuyên...