Ấn Độ và Mỹ chính thức triển khai hợp tác công nghệ tàu sân bay
Đoàn đại biểu Ấn Độ đã thăm Mỹ 3 ngày, đặt chân lên tàu sân bay tiên tiến nhất của Mỹ, có cuộc hội đàm thành công với phía Mỹ dựa trên chương trình DTTI.
Tàu sân bay Mỹ còn lâu mới lỗi thời, tiếp tục bảo vệ hòa bình thế giới3 tàu sân bay Mỹ trao đổi thủy thủ để thích ứng mọi nhiệm vụ, giảm kinh phíChuyên gia Nga: Ấn Độ không cân thiêt chạy đua tàu sân bay với Trung Quốc
Tờ “Tin tức Trung Quốc” ngày 18 tháng 8 đưa tin, Nhóm công tác chung công nghệ tàu sân bay Ấn-Mỹ đã tổ chức hội nghị lần đầu tiên. Hiện nay, Ấn Độ đang tiến hành chuẩn bị về thiết kế và công nghệ cho tàu sân bay nội địa 65.000 tấn sắp tới, họ quan tâm đến công nghệ phóng điện từ của tàu sân bay Mỹ.
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford Hải quân Mỹ
Từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 8, Hai quân My đa tiêp đon đoàn đại biểu sĩ quan hải quân cao cấp Ấn Độ tại hội nghị mở màn tổ chức ở bờ biển phía đông lãnh thổ nước Mỹ.
Trong chuyến thăm dài 3 ngày, đoàn đại biểu Ấn Độ do Tổng tư lệnh Bộ Tư lệnh Hải quân miền Tây Ấn Độ SPS Cheeme dẫn đầu đã tham quan tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Gerald R. Ford thế hệ mới, tiên tiến nhất của Hải quân Mỹ.
Hiện nay, tàu sân bay này tiến hành chế tạo ở nhà máy đóng tàu Newport News, bang Virginia. Tàu sân bay USS Gerald R. Ford là tàu sân bay đầu tiên trên thế giới trang bị công nghệ phóng điện từ, Ấn Độ bày tỏ quan tâm đến điều này.
Đại sứ quán Mỹ tại Ấn Độ ra tuyên bố cho biết, đoàn đại biểu Ấn Độ đã tiếp nhận báo cáo vắn tắt của cấp quản lý chương trình tàu sân bay Hải quân Mỹ,
đã hội kiến với quan chức quốc phòng cao cấp của Lầu Năm Góc và đa tham quan cơ sở nghiên cứu phát triển hệ thống phóng và sửa chữa tàu sân bay của Hải quân Mỹ, đây là bước đi đầu tiên tìm kiếm cơ hội hợp tác.
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford Hải quân Mỹ
Video đang HOT
Quan chức Hải quân Mỹ va Ấn Độ của nhóm công tác hai bên đã tiến hành thảo luận thẳng thắn, công khai trên nhiều phương diện phát triển tàu sân bay, bao gồm thiết kế, tích hợp, thử nghiệm, quản lý va giám sát chế tạo tàu sân bay.
Nhóm công tác chung hợp tác công nghệ tàu sân bay này do thiếu tướng hải quân Tom Moore – quan chức điều hành chương trình tàu sân bay Hải quân Mỹ và G.S. Pabby – người đứng đầu giám sát sản xuất, mua sắm tàu chiến Ấn Độ làm đồng chủ tịch.
Nhóm công tác này là một phần của Chương trình thương mại công nghệ quốc phòng lớn giữa Ấn-Mỹ (DTTI). Mục đích thành lập chương trình DTTI là giảm những trở ngại về thủ tục, là một phần của hợp tác chiến lược, thúc đẩy hợp tác rộng rãi hơn trên phương diện sản xuất quốc phòng.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã xác định, công nghệ tàu sân bay là một trong những chương trình được quan tâm nhất trong Chương trình DTTI.
Tuyên bố này cho biết, hội nghị lần đầu tiên của nhóm công tác này rất thành công, họ đang trông đợi hội nghị nhóm công tác lần tiếp theo tổ chức ở Ấn Độ vào đầu năm 2016.
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford Hải quân Mỹ
Việt Dũng (nguồn Tin tức Trung Quốc)
Theo giaoduc
Tàu sân bay Mỹ còn lâu mới lỗi thời, tiếp tục bảo vệ hòa bình thế giới
Tàu sân bay lớp Ford có tính sáng tạo, là trung tâm cụm chiến đấu tàu sân bay tương lai, giúp Hải quân Mỹ phát huy vai trò quan trọng trong thế kỷ 21.
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford Hải quân Mỹ
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 15 tháng 8 dẫn trang mạng "Lơi ich quôc gia" Mỹ ngày 14 tháng 8 đưa tin, trong một bài viết trên trang mạng "Tin tức Quốc phòng" Mỹ, Shoemaker cho rằng:
"So với bất cứ lúc nào trong lịch sử, hiện nay, lợi ích quốc gia của Mỹ đều yêu cầu tàu sân bay động cơ hạt nhân của Hải quân Mỹ có các đặc điểm tốc độ nhanh, bền và linh hoạt, tàu sân bay như vậy là một phần của cụm chiến đấu tàu sân bay, được triển khai, điều khiển và sẵn sàng chiến đấu".
Ông còn viết: "Ở cấp độ điều khiển, sức mạnh tổng thể của cụm chiến đấu tàu sân bay vẫn phải lớn hơn nhiều so với các bộ phận sức mạnh của nó. Là một lực lượng nhân lên sức mạnh liên hợp phức tạp, có năng lực chỉ huy, kiểm soát và hậu cần, hiệu ứng quan trọng và các biện pháp khác mà lực lượng hàng không tàu sân bay đem lại cho lợi ích kinh tế và ngoại giao của Mỹ không thể so sánh".
Ngoai ra, Shoemaker còn cho rằng, trong môi trường cạnh tranh kịch liệt, cụm chiến đấu tàu sân bay không chỉ có thể bảo vệ mình. Ông nói: "Cho dù là đối mặt với môi trường vùng nước và vùng trời cạnh tranh gay gắt, cấu tạo và khả năng thao tác của cụm chiến đấu tàu sân bay đã bảo đảm năng lực tự bảo vệ cho sự sống sót của nó,
đồng thời, liên đội hàng không của nó còn có thể tận dụng năng lực tổng hợp để tiến hành điều động lực lượng, do đó có thể giúp cho Mỹ tiếp tục đóng vai trò người bảo vệ hòa bình và ổn định toàn cầu".
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford Hải quân Mỹ
Nhưng ông cũng thừa nhận, sau khi trải qua gần 14 năm hoạt động tác chiến liên tục, để duy trì tính nhanh nhạy trong chiến đấu tương lai, lực lượng hàng không hải quân cần phải bắt đầu tiến hành tổ chức lại tài sản.
Shoemaker đã đưa ra một số nội dung chính về việc Hải quân Mỹ cần chuyển đổi cụm chiến đấu tàu sân bay và phát huy vai trò của nó trong vài chục năm tới như thế nào.
Ông trước tiên đã nhắc tới tàu sân bay lớp Ford, tàu sân bay lớp này se thay thế tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ. Shoemaker viết: "Tàu sân bay lớp Ford thực sự là một loại tàu sân bay có tính sáng tạo, nó sẽ là trung tâm của cụm chiến đấu tàu sân bay tương lai của chúng ta, nó sẽ làm cho Hải quân Mỹ phát huy vai trò quan trong trong thế kỷ 21.
Về vấn đề hỏa lực, Shoemaker đã đề cập tới máy bay chiến đấu F-35C và chương trình "Kế hoạch giám sát và tấn công đường không không người lái cất cánh từ tàu sân bay" (UCLASS), chương trình này nhằm thiết kế ra một loại máy bay không người lái tàng hình hải quân tầm xa.
Máy bay chiến đấu F-35C hạ cánh trên tàu sân bay lớp Nimitz
Ông Shoemaker viết: "Kế hoạch giám sát và tấn công đường không không người lái cất cánh trên tàu sân bay sẽ là một bước đi tiếp theo tích hợp hệ thống trên không không người lái vào cụm chiến đấu tàu sân bay,
nó sẽ cung cấp năng lực tình báo, giám sát va trinh sát cùng với năng lực tấn công chính xác cho sĩ quan chỉ huy cụm chiến đấu tàu sân bay.
Ưu thế thực sự của hệ thống này là năng lực thao tác hạm đội trong môi trường chống can thiệp và ngăn chặn khu vực (A2/AD), đồng thời cung cấp năng lực nhận biết tình hình tăng cường khi cụm chiến đấu tàu sân bay đối mặt với các mối đe dọa tiềm tàng, thực chất tương đương với 'mắt và tai' của sĩ quan chỉ huy".
Shoemaker cũng đã thảo luận về máy bay chiến đấu F-35C, máy bay chiến đấu này vào năm 2018 sẽ có năng lực tác chiến ban đầu.
Măc du máy bay chiến đấu F-35C sẽ có thể nâng cao năng lực tàng hình của cụm chiến đấu tàu sân bay, cũng có thể mang theo nhiều vũ khí đạn dược hơn so với liên đội bay tàu sân bay hiện có, nhưng đóng góp lớn nhất của nó đối với cụm chiến đấu tàu sân bay vẫn là khả năng nhân lên sức mạnh của nó.
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford Hải quân Mỹ
Shoemaker cho rằng: "Thứ quan trọng nhất của máy bay chiến đấu F-35C là năng lực tích hợp thông tin và năng lực thu thập tín hiệu của nó, đồng thời nó còn có thể truyền những thông tin được tích hợp này cho các bộ phận khác của cụm chiến đấu tàu sân bay".
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)
Theo giaoduc
Ấn Độ hướng Đông: Tích cực bán vũ khí cho Việt Nam, Indonesia Hợp tác quốc phòng với Indonesia và Việt Nam phù hợp với chính sách hướng Đông của Ấn Độ, có tác dụng kiềm chế vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Số lượng tàu ngầm Trung Quốc gấp 4 lần Ấn ĐộChuyên gia Nga: Ấn Độ không cân thiêt chạy đua tàu sân bay với Trung QuốcTrung Quốc bán...