Ấn Độ và Ba Lan rục rịch mở cửa trở lại trường học
Ngày 18/1, các trường học ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ đã mở cửa trở lại sau gần 1 năm phải ngừng hoạt động dạy học trực tiếp.
Tuy nhiên, các trường này bước đầu chỉ tiếp đón các học sinh khối 10 và 12 và phải đảm bảo tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong chương trình tập huấn tiêm chủng tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 2/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo giới chức thành phố, quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh các kỳ thi quốc gia cuối lớp 10 và lớp 12 sẽ được tổ chức trong năm nay. Theo đó, học sinh lớp 10 và lớp 12 có thể đến trường học để hoàn thành các yêu cầu môn học, các dự án và tư vấn trước kỳ thi của Ủy ban Giáo dục Trung học trung ương (CBSE), dự kiến diễn ra từ ngày 4/5 đến 10/6. Tuy nhiên, việc tham gia các lớp học trực tiếp không phải là điều bắt buộc và học sinh chỉ được đến trường khi có sự đồng ý của cha mẹ.
Kể từ tháng 3 năm ngoái, các trường học, cao đẳng và đại học trên khắp Ấn Độ đã chuyển sang giảng dạy trực tuyến sau khi chính phủ áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Mặc dù lệnh phong tỏa đã được nới lỏng, song các trường học vẫn chưa mở cửa trở lại hoàn toàn.
* Tại Hàn Quốc, các quán cả phê và phòng tập thể dục trong ngày 18/1 đã nối lại hoạt động kinh doanh thường nhật sau khi chính phủ nới lỏng một phần các biện pháp hạn chế chống dịch.
Một điểm lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc ngày 25/12/2020. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Video đang HOT
Các hướng dẫn mới, sẽ có hiệu lực trong hai tuần cho đến ngày 31/1, cho phép các quán cà phê phục vụ ăn uống cho đến 21h tối, bên cạnh việc bán mang về và giao hàng. Trong gần hai tháng, các quán cà phê không thể tiếp đón thực khách đến ăn tối. Trong khi đó, các phòng tập thể dục hiện được phép mở cửa trở lại với sức chứa tối đa là 1 người/8m2 song không khai thác các phòng tắm.
Các chủ quán cà phê bày tỏ hy vọng hoạt động kinh doanh được khôi phục hoàn toàn sẽ giúp tăng doanh thu, mặc dù họ vẫn phải tuân thủ lệnh cấm toàn quốc về việc tụ họp từ 5 người trở lên. Một chủ quán cà phê ở Suwon, phía Nam thủ đô Seoul, chia sẻ: “Thật không dễ dàng để nới lỏng các biện pháp hạn chế, vì vậy tôi sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp chống dịch và ngăn chặn dịch bệnh bùng phát tại các quán cà phê”.
* Cùng ngày, Thủ hiến bang Victoria của Australia, Daniel Andrews tuyên bố bang này không có đủ năng lực cách ly cho việc tiếp nhận một số lượng lớn du học sinh vào năm 2021.
Theo phóng viên TTXVN tại Australia, ông Andrews cho biết mặc dù rất muốn, nhưng việc đón nhận hàng chục nghìn sinh viên quốc tế tới học tập tại bang sẽ là một thách thức vô cùng lớn trong năm nay do bang này không có đủ cơ sở vật chất cho việc cách ly phòng chống sự lây lan của đại dịch COVID-19. Ông nhấn mạnh ngay cả khi các công dân Australia còn bị mắc kẹt ở nước ngoài đều đã được về nước, vẫn có những giới hạn trong năng lực cách ly của bang nhằm bảo đảm việc cách ly được an toàn trước rủi ro dịch bệnh.
Giáo dục quốc tế là ngành xuất khẩu lớn nhất của bang Victoria, mỗi năm mang lại cho bang này 12,5 tỷ AUD (9,4 tỷ USD). Trong năm 2020, bang Victoria đã chi 334 triệu AUD (250 triệu USD) để giúp ngành giáo dục quốc tế địa phương vượt qua làn sóng đại dịch COVID-19 thứ hai.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Melbourne, Victoria, Australia, ngày 19/10/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, chính quyền bang New South Wales (NSW), bang đông dân nhất của Australia cho biết vẫn sẵn sàng tiếp nhận sinh viên quốc tế quay trở lại bang trong năm nay nhưng chưa thể xác định được thời gian cụ thể. Vào tháng 12, sau khi các ca nhiễm COVID-19 bùng phát trở lại ở thành phố Sydney, bang NSW đã tạm dừng kế hoạch tiếp nhận 1.000 sinh viên quốc tế nhập cảnh vào bang mỗi tuần. Một bang khác của Australia là Nam Australia vẫn bày tỏ hy vọng sẽ được đón nhận sinh viên quốc tế trong năm nay, sau khi buộc phải hoãn kế hoạch tiếp nhận 300 sinh viên quốc tế vào tháng 11/2020 do dịch COVID-19.
* Tại Ba Lan, trong ngày 18/1, các học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 đã quay trở lại trường học sau hơn 6 tháng, trong khi hầu hết các cấp học khác vẫn áp dụng giảng dạy trực tuyến. Chính phủ giải thích việc cho phép các học sinh trong nhóm nhỏ tuổi nhất trở lại trường học là do các em ít có nguy cơ lây nhiễm và việc học từ xa đối với các em kém hiệu quả.
Việc ngừng giảng dạy trực tiếp trong thời gian dài đang khiến các chuyên gia lo ngại về những tác động tiêu cực đối với tâm lý của học sinh, khi số trường hợp mắc trầm cảm đang gia tăng trong lứa tuổi đến trường và sinh viên đại học. Nhiều trẻ em và sinh viên chia sẻ họ không cảm nhận được mục đích của việc học, không quan tâm tới cuộc sống hiện tại, cảm thấy buồn chán hoặc mọi thứ đều vô nghĩa. Thống kê cho thấy các trường học ở Ba Lan đã đóng cửa trong 128 ngày, đứng thứ hai trong Liên minh châu Âu sau Romania với 140 ngày.
Trong ngày 18/1, Ba Lan ghi nhận thêm 3.271 ca mắc và 52 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc và không qua khỏi tại nước này lên lần lượt là 1.438.914 ca và 33.407 ca.
Hai tỷ phú giàu bậc nhất Ấn Độ thành mục tiêu của người biểu tình
Hàng nghìn nông dân cho rằng hai tỷ phú Mukesh Ambani và Gautam Adani hưởng lợi từ luật nông nghiệp mới nhờ vào mối quan hệ mật thiết với Thủ tướng Modi.
Hai trong số những tỷ phú giàu nhất Ấn Độ đang trở thành mục tiêu của những người biểu tình, bị cáo buộc hưởng lợi từ mối quan hệ đặc biệt với Thủ tướng Narendra Modi.
Trong nhiều tuần qua, hàng chục nghìn nông dân đã cắm trại bên ngoài thủ đô New Delhi, yêu cầu chính phủ rút lại đạo luật được thông qua gần đây cho phép các tỷ phú như Mukesh Ambani và Gautam Adani bước vào lĩnh vực nông nghiệp, Bloomberg cho biết.
Dù các nhà tài phiệt nói rằng họ không có hứng thú với nông nghiệp, nhưng hơn 1.500 tháp điện thoại của nhà mạng Ambani đã bị phá hoại vào tháng trước, và một số nông dân đã kêu gọi tẩy chay doanh nghiệp của họ.
Cuộc chiến giữa chính phủ và nông dân đã làm sống lại cuộc tranh luận về điều mà các nhà phê bình Thủ tướng Modi gọi là "mối quan hệ ấm áp giữa lãnh đạo đất nước và các ông trùm kinh doanh".
Các cuộc biểu tình là một trong những thách thức lớn đối với chính phủ của Thủ tướng Modi trong năm 2020, khi tổng tài sản của Ambani và Adani đã tăng thêm gần 41 tỷ USD, ngay khi hàng triệu người Ấn Độ bị mất việc làm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Người biểu tình chiếm cao tốc Ghaziabad để phản đối luật nông nghiệp mới. Ảnh: AFP.
"Mọi người đều ghét người giàu trong bối cảnh căng thẳng kinh tế. Họ đang trút giận lên sự chênh lệch xã hội, đó là một rủi ro lớn đối với các tập đoàn lớn, nhưng mọi thứ sẽ lắng xuống khi kinh tế phát triển trở lại", Sanjiv Bhasin, giám đốc công ty quản lý đầu tư IIFL Securities Ltd. ở Mumbai, nói.
Luật nông nghiệp mới được thông qua vào tháng 9/2020, cho phép các công ty tư nhân mua sản phẩm trực tiếp từ nông dân, thay vì phải thông qua các chợ và người mua bán do nhà nước điều hành đã tồn tại hàng thập kỷ qua.
Những người nông dân, chủ yếu đến từ bang Punjab ở miền Bắc Ấn Độ lo sợ việc loại bỏ sự hỗ trợ của nhà nước khiến họ dễ bị ảnh hưởng bởi biến động giá cả, dù chính phủ đảm bảo rằng sẽ hỗ trợ nông dân khi giá cả xuống dưới mức tối thiểu.
Khoảng 800 triệu người trong số hơn 1,3 tỷ dân của Ấn Độ phụ thuộc vào nông nghiệp. Điều này mang lại cho họ ảnh hưởng chính trị lớn. Thủ tướng Modi đã giành được nhiệm kỳ thứ 2 liên tiếp trong năm 2019, với số phiếu ủng hộ lớn hơn lần đắc cử trước. Ông liên tục tweet để trấn an các nông dân rằng luật mới sẽ giảm người trung gian, giúp nông dân Ấn Độ thịnh vượng hơn.
Ấn Độ cảnh báo bệnh nấm hiếm gặp làm bệnh nhân COVID-19 tử vong Các bác sĩ tại Bệnh viện Sir Ganga Ram, thủ đô New Delhi của Ấn Độ cho biết ít nhất 10 bệnh nhân hồi phục sau khi mắc COVID-19 đã nhiễm một loại nấm nghiêm trọng, 5 người sau đó đã tử vong. Ấn Độ cảnh báo bệnh nấm hiếm gặp khiến bệnh nhân COVID-19 tử vong sau khi hồi phục. Ảnh: Reuters...