Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa chống tăng tầm xa Spike
Spike là tên lửa tầm xa thuộc thế hệ thứ tư, có khả năng nhắm trúng các mục tiêu cách xa 4km và đây là loại tên lửa dẫn đường chống tăng do Israel nghiên cứu và phát triển.
Một cuộc thử tên lửa của Ấn Độ. (Nguồn: jagranjosh.com)
Ngày 29/11, Đài phát thanh All India Radio (AIR) của Ấn Độ đưa tin quân đội nước này đã thử nghiệm thành công hai tên lửa chống tăng tầm xa có tên gọi Spike.
Cuộc thử nghiệm được tiến hành hôm 27/11 tại quân khu cách thủ phủ Bhopal của bang miền Trung Madhya Pradesh khoảng 214km về phía Tây Nam.
Spike là tên lửa tầm xa thuộc thế hệ thứ tư, có khả năng nhắm trúng các mục tiêu cách xa 4km. Đây là loại tên lửa dẫn đường chống tăng do Israel nghiên cứu và phát triển. Nó có nhiều phiên bản phù hợp từng yêu cầu như phóng từ xe, từ trực thăng hoặc dưới dạng tên lửa vác vai.
Video đang HOT
Hồi tháng Chín, nước này cũng đã phóng thử thành công tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos ở ngoài khơi bang miền Đông Odisha.
Tên lửa BrahMos có hệ thống đẩy, khung, cung cấp năng lượng và các bộ phận khác được chế tạo tại Ấn Độ, đã được phóng thử nghiệm từ Bãi thử tích hợp (ITR) ở Odisha. Đây là loại tên lửa do Ấn Độ và Nga hợp tác phát triển.
Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, tên lửa này đã được phóng thử thành công ở tầm bắn tối đa là 290km.
Trước đó, Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển quốc phòng (DRDO) Ấn Độ ngày 17/9 đã đã thử thành công tên lửa Astra không đối không có tầm bắn trên 70km.
Vụ thử được tiến hành từ một máy bay chiến đấu Su-30MKI cất cánh từ căn cứ không quân ở bang Tây Bengal. Tên lửa Astra do DRDO thiết kế và có thể tấn công mục tiêu ở tốc độ 5.555 km/giờ./.
Theo Lan Phương (TTXVN/Vietnamplus.vn )
Dù rất hiện đại, tiêm kích Su-30MKI còn có thể được nâng cấp mức độ cao
Su-30MKI được coi là tiêm kích mạnh nhất ở khu vực Nam Á và là máy bay duy nhất của Ấn Độ có thể đối chọi với các máy bay hiện đại của Không quân Trung Quốc như J-11B và J-16, nó còn có thể được nâng cấp đáng kể bằng việc tích hợp nhiều loại vũ khí và công nghệ mới.
Tiêm kích Su-30MKI Flanker hiện là máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Ấn Độ, với 11 trong tổng số 27 phi đội tiêm kích là Su-30MKI và một số phi đội khác đang được lên kế hoạch xây dựng trong tương lai gần.
Su-30MKI là máy bay đa nhiệm, xuất sắc trong mọi vai trò, từ máy bay ném bom với các quả bom SPICE 2000 do Israel sản xuất, đến máy bay săn hạm hoặc cường kích sử dung tên lửa hành trình BrahMos, một thợ săn máy bay cảnh báo sớm của đối phương, sử dụng tên lửa K-100 hoặc chiếm ưu thế trên không với tên lửa không đối không R-27ER và R-77.
Mặc dù Su-30MKI được coi là tiêm kích mạnh nhất ở khu vực Nam Á và là máy bay duy nhất của Ấn Độ có thể đối chọi với các máy bay hiện đại của Không quân Trung Quốc như J-11B và J-16, nó còn có thể được nâng cấp đáng kể bằng việc tích hợp nhiều loại vũ khí và công nghệ mới, theo MilitaryWatch.
Mặc dù có thể trong năm 2020 Ấn Độ sẽ đặt hàng các máy bay thế hệ mới Su-57 của Nga, hoặc một phiên bản hợp tác sản xuất giữa Moscow và Delhi, việc mở rộng số lượng các trung đoàn tiêm kích Su-30MKI, kế hoạch hiện đại hóa và gia tăng năng lực cho chúng có nghĩa rằng Ấn Độ rất có thể sẽ duy trì hoạt động của phi đội Su-30MKI nâng cấp thêm vài thập kỷ nữa. Một bản đánh giá về các nâng cấp và trang bị vũ khí mới được tích hợp lên Su-30MKI cho chúng ta biết ít nhiều về năng lực trong tương lai của dòng máy bay này.
Đó là các radar Irbis-E "thợ săn máy bay tàng hình", một nền tảng trang bị cho tiêm kích đời sau Su-35. Với radar hiện đại này, Su-30MKI có thể đối đầu với các tiêm kích tàng hình, ví dụ F-22 của Mỹ hay J-20 của Trung Quốc.
Một số nguồn tin từ Nga, nước sản xuất cả Su-30 lẫn Su-35 nói hệ thống Irbis-E có khả năng phát hiện máy bay tàng hình trong khoảng cách 60-90km. Radar này còn giúp máy bay sử dụng được các loại vũ khí tầm cực xa như tên lửa R-37M với tầm bắn tối đa gần 400km. Radar còn có khả năng chống chịu hoạt động phá sóng của đối phương tốt hơn.
Ngoài ra, máy bay Su-30MKI còn có thể được trang bị động cơ AL41FS vốn được trang bị cho Su-35, thay vì các động cơ AL-31FP như hiện tại. AL-41FS tất nhiên là mạnh hơn động cơ AL-31FP.
ANH MINH
Theo tienphong
Ấn Độ thử thành công tên lửa không đối không tự chế tạo Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO) Ấn Độ ngày 17/9 đã thử thành công tên lửa Astra không đối không có tầm bắn trên 70 km. Vụ thử được tiến hành từ một máy bay chiến đấu Su-30MKI cất cánh từ căn cứ không quân ở bang Tây Bengal. Theo phóng viên TTXVN tại Ấn Độ, một quan chức...