Ấn Độ thành vùng dịch chết chóc thứ 5 thế giới
Ấn Độ ghi nhận thêm 779 người chết vì Covid-19, nâng số ca tử vong lên 35.747, vượt Italy, thành vùng dịch có số người chết cao thứ 5 thế giới.
Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ hôm nay cũng báo cáo 55.078 ca nhiễm nCoV mới tại nước này, con số kỷ lục trong vòng 24 giờ, nâng tổng số ca nhiễm lên 1.638.870, chỉ thấp hơn Mỹ và Brazil. Về số ca tử vong, Ấn Độ xếp sau Mỹ, Brazil, Mexico và Anh.
Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt cho người dân tại thành phố Chennai, Ấn Độ, hôm 30/7. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Nhiều chuyên gia nghi ngờ số liệu chính phủ Ấn Độ công bố, cho rằng giới chức không tiến hành đủ xét nghiệm và nhiều người chết liên quan đến nCoV không được đưa vào thống kê. Theo một nghiên cứu dựa trên xét nghiệm kháng thể nCoV công bố tuần này, 57% cư dân trong các khu ổ chuột đông đúc của Mumbai đã nhiễm virus và xuất hiện kháng thể, cao hơn nhiều so với số liệu chính thức.
Bộ Y tế Ấn Độ cho biết họ đặt mục tiêu thúc đẩy năng lực xét nghiệm nCoV của đất nước lên một triệu lượt mỗi ngày trong trung hạn, từ mức kỷ lục 600.000 lượt được ghi nhận hôm nay.
Trong khi đó, tình trạng lũ lụt do gió mùa hàng năm ở phía đông và đông bắc Ấn Độ, khiến hàng chục nghìn người phải di dời, càng cản trở những nỗ lực ngăn nCoV lây lan. Tại Bihar, bang nghèo nhất Ấn Độ, nơi 125 triệu dân sinh sống, hơn 25.000 người bị nhồi nhét trong các trại tạm trú.
“Việc tiếp cận các nạn nhân lũ lụt và hỗ trợ họ không phải nhiệm vụ dễ dàng do lo ngại về đại dịch”, nhân viên cứu hộ Mahendar Yadav cho hay.
Bất chấp đại dịch diễn biến phức tạp, giới chức Ấn Độ vẫn tiếp tục nới lỏng các biện pháp phòng chống Covid-19 nhằm nỗ lực hồi sinh nền kinh tế. Chính phủ Ấn Độ tuần này tuyên bố tái mở cửa các trung tâm yoga và phòng gym, đồng thời loại bỏ các hạn chế đối với hoạt động giao thông vận tải.
Tổng Giám đốc WHO: "Không chấp nhận nổi" bình luận của Ngoại trưởng Mỹ
Người đứng đầu WHO tuyên bố, các bình luận của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Anh là "sai sự thật và không thể chấp nhận nổi".
Phát biểu trong buổi họp báo chiều 23/7 tại trụ sở Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ở Geneva, Thụy Sỹ, Tổng Giám đốc WHO - ông Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố, việc Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đặt dấu hỏi về sự độc lập của ông trong cương vị người đứng đầu WHO là điều "không chấp nhận nổi".
"Những lời bình luận đó là không đúng sự thật, không thể chấp nhận nổi và cũng không có bất cứ cơ sở nào. Và sự tập trung duy nhất của tôi - cũng như toàn thể WHO, là cứu sống các sinh mạng. WHO không muốn bị phân tâm bởi các bình luận này. Chúng tôi cũng không muốn cộng đồng quốc tế bị phân tâm vì các bình luận này. Chúng ta đều biết, một trong các hiểm họa lớn nhất phải đối mặt, đó việc chính trị hóa đại dịch hiện nay"- ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: AFP
Tuyên bố của Tổng giám đốc WHO được đưa ra chỉ 2 ngày sau khi các tờ báo tại Anh đưa tin, Ngoại trưởng Mỹ đã nói với nghị sĩ Anh trong một cuộc họp kín rằng, tình báo Mỹ phát hiện ra Tổng giám đốc WHO bị Chính phủ Trung Quốc mua chuộc.
Đầu tuần này, Ngoại trưởng Mỹ vừa có chuyến thăm đến Anh trong nỗ lực lôi kéo các nước đồng minh lập thành một mặt trận chống lại Trung Quốc. Từ nhiều tháng qua, chính quyền Mỹ luôn tấn công WHO và cá nhân Tổng Giám đốc WHO, cho rằng tổ chức này thiên vị Trung Quốc và xử lý yếu kém đại dịch. Mỹ cũng đã quyết định rút khỏi WHO.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng, đây là chiến thuật đổ lỗi của chính quyền Mỹ, trước việc Mỹ đã thất bại trong cuộc chiến chống Covid-19 và đã và đang tiếp tục trở thành vùng dịch lớn nhất thế giới, cả về số ca nhiễm và số người tử vong. Hiện nước Mỹ ghi nhận tốc độ lây nhiễm rất nghiêm trọng, cứ sau 2 tuần lại có thêm 1 triệu người nhiễm mới.
Về diễn biến của đại dịch Covid-19 trên thế giới hiện nay, các quan chức WHO cảnh báo đại dịch vẫn đang tăng tốc và tình hình đặc biệt căng thẳng tại 10 quốc gia. Hiện toàn thế giới đã hơn 15 triệu người nhiễm virus, trong đó 2/3 đến từ 10 nước này, đứng đầu là các nước như Mỹ, Brazil, Ấn Độ, Mexico.
Cập nhật Covid-19: Thế giới gần 14 triệu ca mắc, 591.565 ca tử vong Số ca mắc Covid-19 trên thế giới đang tiến rất sát con số 14 triệu. Trong khi đó, đã có gần 600.000 người tử vong do đại dịch này. Trang thống kê toàn cầu Wordometer cập nhật tình hình Covid-19 vào lúc 5h57 ngày 17/7/2020 (giờ Việt Nam) như sau: Thế giới có 13.917.575 bệnh nhân Covid-19, trong đó 591.565 trường hợp đã...